Nhà thuốc Hưng Thịnh

Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một trong những đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử. Đại dịch cúm năm 1918 lần đầu tiên được phát hiện ở Châu Âu, Hoa Kỳ và một số khu vực của Châu Á trước khi lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới. Vào thời điểm đó, không có vắc xin hoặc phương pháp điều trị hiệu quả cho căn bệnh này.

Từ năm 1918 đến năm 1919, đại dịch cúm đã giết chết 50 đến 100 triệu người trên toàn thế giới. Ngoài số người chết đáng kinh ngạc, chỉ sau căn bệnh dịch hạch, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho biết điều đáng chú ý là đại dịch này chưa bao giờ thực sự kết thúc.
Virus cúm là gì? Những bài học rút ra từ đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 1 Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 là một trong những đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử

Tổng quan về virus cúm

Cúm chỉ là một loại virus tấn công đường hô hấp. Virus cúm rất dễ lây lan và khi một người bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói, các giọt nhỏ mang virus và bay vào không khí, có thể truyền cho bất kỳ ai gần đó hít phải nó. Bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh khi chạm vào miệng, mũi, hoặc mắt sau khi chạm vào một vật đã bị nhiễm virus.

Virus cúm có thể biến đổi nhanh chóng. Các đợt bùng phát cúm xảy ra hàng năm và mức độ nghiêm trọng khác nhau tùy thuộc vào loại virus đang lây lan. Bệnh cúm thường theo mùa, thường xảy ra vào cuối mùa thu đến đầu mùa xuân. Trong một năm điển hình, hơn 200.000 người Mỹ phải nhập viện vì các biến chứng liên quan đến cúm. Trong 30 năm, tại Hoa Kỳ có từ 3.000 đến 49.000 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh cúm mỗi năm.

Trẻ em, những người trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai và những người mắc một số bệnh như hen suyễn, tiểu đường và bệnh tim có nguy cơ cao mắc các biến chứng liên quan đến cúm như viêm phổi, nhiễm trùng tai, viêm xoang và viêm phế quản.

Đại dịch cúm, chẳng hạn như đại dịch cúm năm 1918, xảy ra khi các chủng virus cúm có độc lực đặc biệt xuất hiện. Con người không có khả năng miễn dịch với loại virus này, vì vậy nó lây lan rất nhanh từ người này sang người khác trên khắp thế giới.

Virus cúm là gì? Những bài học rút ra từ đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 2 Cúm là một loại virus tấn công đường hô hấp

Triệu chứng của bệnh nhân trong đại dịch cúm

Vào mùa xuân năm 1918, dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát. Do bệnh mới xảy ra nên tương đối nhẹ, người mắc bệnh chỉ gặp các triệu chứng quen thuộc như sốt, suy kiệt cơ thể, đôi khi ớn lạnh nhẹ. Số người tử vong trong giai đoạn này vẫn còn rất thấp vì các triệu chứng tương đối nhẹ. 

Một đợt cúm thứ hai đến vào mùa thu. Tại thời điểm này, khi virus đột biến khác nhau, các triệu chứng cũng bắt đầu xuất hiện và virus lây lan nhanh chóng, dẫn đến số lượng người nhiễm bệnh tăng mạnh trong vài giờ hoặc vài ngày. Phổi của người bị nhiễm chứa đầy dịch khiến họ bị ngạt thở, da dần dần chuyển sang màu xanh và tử vong.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha xảy ra do đâu?

Nguồn gốc chính xác của đại dịch cúm này vẫn còn là một bí ẩn, vì nó bùng phát vào cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau khi được phát hiện lần đầu tại Châu Mỹ, Châu Âu và một số khu vực ở Châu Á, bệnh đã có dấu hiệu lây lan trên toàn thế giới trong vòng vài tháng.

Trong khi đại dịch cúm đang xảy ra, một điều rất bất thường là thường hầu hết những người có sức khỏe kém đều dễ bị cảm cúm, nhưng ngược lại, hầu hết những người có khả năng miễn dịch khỏe mạnh đều mắc cúm, cho dù được liệt vào danh sách đối tượng có khả năng chống chọi đại dịch này. Ngay cả những người lính làm nhiệm vụ chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất cũng bị cúm. 

Theo nghiên cứu sau đó, virus được sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ thi thể nạn nhân được bảo quản, và được kết quả là virus gây sản xuất cytokine, một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Phần lớn các trường hợp tử vong là do nhóm này khi hệ thống miễn dịch của người kháng thuốc có phản ứng mạnh và có thể tàn phá cơ thể, và khi hệ thống miễn dịch của người không tốt có phản ứng yếu hơn nên đa số ca tử vong của nhóm người này sẽ ít hơn.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều lính Mỹ chết vì bệnh cúm hơn tử nạn trong chiến tranh. Vào thời điểm đó, Hải quân Hoa Kỳ chiếm 40% các trường hợp, với việc đi lại bằng tàu và xe lửa góp phần làm lây lan dịch bệnh, với 36% quân đội cũng bị ảnh hưởng. Đại dịch cúm Tây Ban Nha đã giết chết từ 20 đến 50 triệu người, với các số liệu khác lên tới 100 triệu người, tức khoảng 1/20 dân số thế giới. Tuy nhiên, đây chỉ là ước tính và con số chính xác vẫn chưa được xác định.

Cách mà thế giới chống lại đại dịch cúm

Khi bệnh cúm bùng phát vào năm 1918, các bác sĩ và các nhà khoa học không chắc chắn về nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị bệnh. Điều này rất khác so với ngày nay, không có vắc-xin, không có thuốc kháng virus hữu hiệu, không có thuốc điều trị cúm.

Dịch cúm năm đó có một vấn đề khác. Chiến tranh thế giới thứ nhất với tình trạng thiếu bác sĩ và nhân viên y tế, và cũng có nhiều nhân viên y tế Hoa Kỳ đã bị mắc cúm.

Ngoài ra, ở một số khu vực, do số bệnh nhân mắc cúm quá nhiều đã khiến các bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải, đến mức các trường học, nhà riêng hay các tòa nhà đã được tận dụng để làm bệnh viện tạm thời. Tại một số khu vực khác đã áp đặt lệnh kiểm dịch, ra lệnh cho toàn công dân đeo mặt nạ, đồng thời đóng cửa những nơi công cộng bao gồm cả trường học, nhà thờ và nhà hát, các thư viện tạm dừng việc cho mượn sách. Mọi người được khuyên nên tránh bắt tay, nên ở trong nhà…

Trong thời gian đại dịch xảy ra, các Hướng đạo sinh Thành phố New York đã tiếp cận những người mà họ nhìn thấy khạc nhổ trên đường phố và trao cho họ những tấm thẻ có nội dung “Bạn đang vi phạm Bộ luật vệ sinh”.

Virus cúm là gì? Những bài học rút ra từ đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 3 Một người xịt “chất chống cúm” ở Anh năm 1920

Thiệt hại nặng nề mà dịch cúm Tây Ban Nha gây ra

Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 khiến nhiều gia đình mất người thân và để lại vô số góa phụ và trẻ mồ côi. Nhà tang lễ quá tải và xác người chất đống. Nhiều người đã phải tự đào mồ chôn chính các thành viên trong gia đình mình. 

Virus cúm là gì? Những bài học rút ra từ đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 4 Đại dịch cúm gây ra thiệt hại nặng nề về người và của cải

Đại dịch cúm năm 1918 cũng ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Có rất nhiều doanh nghiệp ở Hoa Kỳ đã phải đóng cửa vì nhiều nhân viên đổ bệnh. Các dịch vụ cơ bản như chuyển thư và thu gom rác đều bị cản trở do có những công nhân bị cúm.

Ở một số nơi, thậm chí không có đủ nhân công để thu hoạch trong trang trại. Ngay cả các sở y tế của tiểu bang và địa phương cũng phải đóng cửa, cản trở nỗ lực ghi lại sự lây lan của dịch cúm năm 1918.

Đại dịch cúm Tây Ban Nha kết thúc như thế nào?

Đại dịch cúm chỉ kết thúc vào mùa hè năm 1919, khi những người nhiễm bệnh đã chết hoặc đã miễn dịch với căn bệnh này.

Gần 90 năm sau, vào năm 2008, các nhà khoa học thông báo họ đã phát hiện ra thứ khiến bệnh cúm năm 1817 trở nên nguy hiểm đến vậy: Một nhóm gồm 3 gen cho phép virus làm suy yếu ống phế quản và phổi của bệnh nhân.

Đã có một số đại dịch cúm khác kể từ sau đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, nhưng số người chết vẫn thấp hơn so với đại dịch cúm năm 1918, và cho đến nay đại dịch cúm năm 1918 vẫn là đại dịch nguy hiểm và để lại hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử.

Virus cúm là gì? Những bài học rút ra từ đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 5 Binh sĩ súc miệng nước muối để ngừa cúm năm 1918

Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha đến COVID-19

Khoảng 100 năm sau đại dịch Cúm Tây Ban Nha, vào năm 2020, thế giới phải hứng chịu đại dịch kinh hoàng quy mô toàn cầu, dịch COVID-19. Virus SARS-CoV-2 gây ra COVID-19 bắt nguồn từ một chợ hải ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, phía bắc Trung Quốc và lây lan nhanh chóng từ đầu tháng 11 năm 2019. 

Cú sốc COVID-19 đã buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vào ngày 30 tháng 1 năm 2020 và được xác nhận là đại dịch toàn cầu vào ngày 11 tháng 3 năm 2020.

Việc WHO tuyên bố COVID-19 là một đại dịch ba tháng sau khi bệnh khởi phát phản ánh khả năng lây lan rộng rãi về mặt địa lý của virus, đây là mối quan tâm của WHO. Mục tiêu của WHO là tất cả các quốc gia trên thế giới phải khẩn trương hành động và thực hiện các biện pháp quyết liệt để kiểm soát tình hình và kiểm soát sự lây lan của vi rút. 

Virus cúm là gì? Những bài học rút ra từ đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 6 Đại dịch COVID-19 xảy ra sau đại dịch cúm Tây Ban Nha một thế kỷ

Điểm tương đồng giữa hai đại dịch năm 1918 và 2020 là cả hai đều có sức tàn phá vô cùng mạnh mẽ. Giống như đại dịch cúm năm 1918, đại dịch COVID-19 bắt đầu từ một loại virus đường hô hấp truyền từ động vật sang người. Hai bệnh có đường lây truyền và biểu hiện bệnh lý khá giống nhau. Một điểm chung nữa mà cả hai đại dịch đều có là tốc độ lây truyền rất nhanh do sự di chuyển và giao thông vận tải của con người.

Nhưng có một điểm khác biệt đó là vào năm 1918, nếu không có ai được tiêm vắc-xin phòng bệnh, điều trị hoặc chữa khỏi bệnh cúm, bởi không ai biết đến sự tồn tại của virus. Khoa học hiện đại ngày nay đã nhanh chóng xác định được các chủng coronavirus mới, lập bản đồ mã di truyền của chúng và phát triển các bộ xét nghiệm chẩn đoán… Điều này đã mang lại cho nhân loại nhiều cơ hội để hạn chế tổn thất của mình.

Tuy nhiên, các cách để phòng tránh lây nhiễm và phải làm gì trong trường hợp bị bệnh vẫn không thay đổi. Giãn cách xã hội, rửa tay và đeo khẩu trang vẫn là các biện pháp phòng chống dịch bệnh quan trọng nhất tại thời điểm 1918 và trong đợt bùng phát COVID-19 hiện nay.

So sánh đại dịch COVID-19 hiện tại với đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 là rất khó, nhưng mối liên hệ là rất quan trọng vì cả hai đều nằm trong số những sự kiện gây thương vong hàng loạt nghiêm trọng nhất trong lịch sử. 

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)