Nhà thuốc Hưng Thịnh

Viêm não Nhật Bản virus gây bệnh là loại thường ký sinh trong chim, lợn và muỗi là con vật trung gian truyền bệnh cho người. Đây là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính, diễn ra quanh năm nhưng thường xuất hiện vào tháng 5 – 7.

Viêm não Nhật Bản virus và 3 giai đoạn bệnh bạn cần nhận biết 1Viêm não Nhật Bản virus thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi dưới 15.

Viêm não Nhật Bản do virus là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính. Bệnh diễn ra quanh năm nhưng thường xuất hiện vào tháng 5 – 7. Nhận biết 3 giai đoạn cũng như biểu hiện của từng giai đoạn sẽ giúp bạn có chủ động có biện pháp chữa trị kịp thời để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Viêm não Nhật Bản virus là gì?

Bệnh viêm não Nhật Bản virus gây bệnh thuộc virus arbo nhóm B, họ Togaviridae, giống Flavivirus; có kích thước 15-22-50 nanomet, có ARN. Virus này gây tổn thương hệ thần kinh và để lại nhiều hậu quả nặng nề, ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống; nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Ai cũng có thể bị nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản do virus gây nên, trong đó trẻ em dưới 15 tuổi là đối tượng dễ nhiễm bệnh và nhóm có nguy cơ cao hơn rơi vào độ tuổi 2 – 6.

3 giai đoạn của bệnh viêm não Nhật Bản virus

Viêm não Nhật Bản virus thông thường trải qua 3 giai đoạn: ủ bệnh, toàn phát và lui bệnh.

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 5 đến 14 ngày, thường là 1 tuần.

Bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng là sốt cao 39 – 40 độ C. Ngoài ra còn kèm theo các biểu hiện như đau đầu, đâu bụng, nôn, buồn nôn, thậm chí không ăn vẫn nôn.

Ngoài ra, trong 1 – 2 ngày đầu ủ bệnh, trẻ có biểu hiện cứng gáy, rối loạn sự vận động nhãn cầu.

Viêm não Nhật Bản virus và 3 giai đoạn bệnh bạn cần nhận biết 2Bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái hôn mê sâu ở giai đoạn toàn phát.

Thời gian toàn phát diễn ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7.

Bước sang giai đoạn toàn phát của viêm não Nhật Bản virus đã thực sự xâm nhập vào các tế bào não tủy gây tổn thương tế bào thần kinh. Khi này, các triệu chứng ban đầu trở nặng hơn mà không có biểu hiện thuyên giảm, người bệnh thường dễ bị hôn mê sâu. Kèm theo đó là các biểu hiện dễ nhận biết như vã mồ hôi, thở khó, da đỏ,… Bệnh ở giai đoạn toàn phát thường diễn ra rất nhanh chóng nhưng nếu vượt qua được giai đoạn này, bệnh nhân có thể được xem là bước ra khỏi “vùng nguy hiểm”.

Sau 2 tuần bệnh, người bệnh có biểu hiện giảm các triệu chứng như khỏe hơn, hạ sốt, không còn các cơn co cứng, hết cảm giác nôn và nhức đầu.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, người bệnh cần lưu ý một số biến chứng xuất hiện ở bé như viêm phổi, viêm phế quản, viêm phế quản – phổi, viêm bể thận, bàng quang, viêm tĩnh mạch, loét,… Nguy hiểm hơn là các di chứng như liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, múa vờn, rối loạn tâm thần,… Các biến chứng và di chứng viêm não Nhật Bản virus có thể xuất hiện muộn vào cuối tuần 2 như viêm loét nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, động kinh, rối loạn tâm thần, không thể nghe, thậm chí là điếc.

Phòng bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản virus và 3 giai đoạn bệnh bạn cần nhận biết 1Chủ động tiêm vắc xin​​​​​​ để phòng bệnh.

Với viêm não Nhật Bản virus gây bệnh rất khó để tiêu diệt, và hiện tại y học vẫn chưa tìm ra hướng điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Mặc dù có thuốc kháng virus nhưng chỉ có tác dụng đối với một số loại chứ không phải là tất cả virus. Tiêm vắc xin là biện pháp đem lại hiệu quả phòng bệnh khá tốt và an toàn.

Khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa để đảm bảo đủ phương tiện theo dõi và điều trị kịp thời để phòng các biến chứng nguy hiểm. Nếu được chẩn đoán là bị viêm não Nhật Bản, bệnh nhân sẽ được điều trị các triệu chứng và phối hợp để nâng cao thể trạng và sức khỏe.

Tóm lại, viêm não Nhật Bản là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Do vậy, phòng chống bằng cách tiêm ngừa vắc xin là việc làm cần thiết nhất để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ nhiễm bệnh.

Thủy Nguyễn

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)