Nhà thuốc Hưng Thịnh 

Đau đầu là một triệu chứng rất phổ biến sau khi hết Covid 19. Tình trạng đau đầu có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí trong nhiều tháng. Bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn vấn đề đau đầu hậu Covid 19.

Covid 19 có khả năng ảnh hưởng và làm tổn thương hệ thống thần kinh con người, hệ thống tai trong và tiền đình, gây nên đau đầu, chóng mặt. Ở những trường hợp nặng hơn, người từng bị nhiễm Covid 19 có khả năng mất tập trung, giảm trí nhớ và rối loạn về tiếp nhận ngôn ngữ.

Nguyên nhân gây đau đầu hậu Covid 19

Chứng đau đầu xuất hiện là do rối loạn co thắt mạch máu hay còn gọi là đau đầu vận mạch, chứng đau đầu do mạch máu co thắt, chèn ép vào các dây thần kinh sọ não. Trường hợp thường gặp nhất là co thắt động mạch thái dương. Tình trạng co thắt động mạch này làm cho một số vùng của não và các cơ tại vùng đầu và cổ bị thiếu máu tạm thời, gây ra phản ứng đau trong điều kiện thiếu máu và thiếu oxy. Bệnh này thường có biểu hiện đau đầu kèm với nhức mắt cùng bên tổn thương, đau một bên hoặc hai bên đầu theo mạch đập. Tuy nhiên khi chụp CT não sẽ không thấy có biểu hiện bất thường và bệnh thường tái đi tái lại.

Đau đầu thường đến từ nhiều nguyên nhân như: Căng thẳng trong công việc, trong cuộc sống, mất ngủ, thời tiết thay đổi thất thường, người bệnh từng bị các chấn thương đầu, sử dụng các đồ uống và thức ăn gây kích thích, ở trong môi trường nhiều tiếng ồn, có sự thay đổi hormone nữ và đau đầu thường xảy ra khi thể trạng của người đó không khỏe.

Đau đầu dễ tái phát vì do những yếu tố nguy cơ thường là những thói quen sinh hoạt và do yếu tố môi trường thường không lành mạnh. Trong quá trình bị nhiễm Covid 19, cơ thể phải chiến đấu với virus cộng với việc lo lắng, stress, căng thẳng, mất ngủ và mệt mỏi… nên việc bị đau đầu sau khi hết bệnh là điều khó tránh khỏi.

Triệu chứng đau đầu hậu covid 19 là do đâu?
Đau đầu hậu Covid 19 là triệu chứng khá phổ biến

Bị đau đầu hậu Covid 19 phải làm sao?

Khi có bất cứ triệu chứng nào của bệnh đau đầu, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau nhằm “xoa dịu”. Tuy nhiên tuyệt đối không được tự ý dùng cũng như việc lạm dụng. Bệnh nhân nên đi khám khi các triệu chứng đau đầu diễn ra thường xuyên và không có dấu hiệu giảm. Bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể những loại thuốc cần dùng lúc này. Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày nhiều loại rau xanh và trái cây hoa quả tươi nhằm bổ sung các vi chất như: Vitamin A, C, K, B6, kẽm, sắt… Lưu ý, tuyệt đối tránh các đồ ăn và thức uống có các chất kích thích, có cồn và không hút thuốc lá.

Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cũng cần có chế độ làm việc, tập luyện và vận động phù hợp. Trong công việc cũng như trong cuộc sống, người bệnh cần tránh tâm lý lo âu, căng thẳng và nên giảm cường độ làm việc, tránh lao lực và tạo môi trường sống thoải mái, thư giãn. Việc cải thiện chất lượng cuộc sống bằng việc thường xuyên tập luyện thể thao nhẹ nhàng kết hợp với tập hít thở có chú ý. Ngoài ra, người bệnh nên xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh bằng các cách sau nhằm giảm đau đầu hậu Covid 19 đáng kể:

  • Đảm bảo việc ngủ ít nhất 7 – 9 giờ mỗi đêm. Việc ngủ không đủ giấc có thể khiến tâm trạng trở nên xấu đi và khó đối phó với các tác nhân gây căng thẳng, stress.
  • Không nên dùng caffeine – trà hay cà phê quá muộn. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng người bệnh đi vào giấc ngủ. Không ngủ được cũng là nguyên nhân gây đau đầu thường xuyên.
  • Nên uống đủ nước sẽ làm giảm đáng kể triệu chứng đau đầu này và nhằm tăng cường sự tập trung. Đặc biệt nếu nước tiểu của bệnh nhân có màu vàng sẫm, tiểu gắt hoặc khi miệng và môi quá khô… điều này có nghĩa là người bệnh không uống đủ nước.
  • Giảm sự căng thẳng. Có rất nhiều cách để giải quyết những căng thẳng, bao gồm các việc thường xuyên tập thể dục, dành thời gian cho những hoạt động mình yêu thích hoặc kết nối với người khác cũng là một giải pháp tốt nhằm giảm căng thẳng đáng kể. Nếu căng thẳng quá nghiêm trọng hoặc không thể quản lý được tình trạng căng thẳng này, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và trị liệu thích hợp.
  • Nên đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Bỏ bữa và ăn không đủ dinh dưỡng đôi khi có thể làm trầm trọng hơn chứng đau đầu. Hãy đảm bảo rằng người bệnh ăn đủ ba bữa mỗi ngày và chế độ dinh dưỡng luôn được cân bằng giữa đạm thực vật và đạm động vật, hoa quả tươi và nước ép…
  • Nên tránh các tác nhân gây đau đầu như rượu, bia và khói thuốc lá.
hau covid 19 dau dau phai lam sao 2
Nếu đau đầu thường xuyên hậu Covid-19 người bệnh nên ngủ đủ giấc

Bị đau đầu hậu Covid 19 có cần đi khám không?

Đau đầu là triệu chứng phổ biến hậu Covid 19. Tuy nhiên, nếu các cơn đau đầu trở nên thường xuyên, kéo dài và tồi tệ hơn, không có dấu hiệu giảm, hãy đưa bệnh nhân đến bác sĩ để được điều trị thích hợp. Dưới đây là những trường hợp cụ thể:

  • Người bệnh trên 60 tuổi và có bệnh nền như: Bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, huyết áp…
  • Trẻ em đau đầu thường xuyên gây cản trở việc học tập nên được đi khám ngay.
  • Cơn đau đầu ngày càng trở nên nghiêm trọng, không thể chịu đựng được hoặc kèm theo sốt, nôn ói.
  • Người bệnh sụt cân.
  • Người bệnh thay đổi ý thức như: Lú lẫn, lơ ngơ, rất mệt và mệt lả người.
  • Các triệu chứng về thần kinh như: Nói lắp, khó khăn giao tiếp và thị lực giảm.
  • Cảm thấy cơ thể yếu, chóng mặt và mất cân bằng.
hau covid 19 dau dau phai lam sao 3
Luyện tập yoga và thiền hỗ trợ điều trị chứng đau đầu ở thể nhẹ

Trên đây là các nguyên nhân và hướng giải quyết cho vấn đề đau đầu hậu Covid 19. Người bệnh nên thay đổi lối sống và sinh hoạt theo hướng tích cực nhằm nâng cao sức khỏe. Đối với chứng đau đầu ở thể nhẹ, bệnh nhân có thể mát xa, luyện tập yoga và thiền nhằm thư giãn đầu óc, tránh trường hợp căng thẳng, stress, áp lực cuộc sống và áp lực công việc. Bên cạnh đó, bạn đọc nên có thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế những loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ và nên tăng cường nhóm thực phẩm rau xanh và trái cây nhằm bổ sung các vitamin tự nhiên cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể mau hồi phục, vượt qua được những cơn đau đầu hậu Covid 19.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)