Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trẻ bị nôn không sốt thường là triệu chứng của bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng và hoang mang không biết phải làm sao khi gặp trường hợp trẻ liên tục nôn trớ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này từ đó có cách xử lý đúng cách và hiệu quả.

Nôn ói không chỉ là triệu chứng của bệnh lý đường tiêu hóa mà còn có thể là biểu hiện của của các cơ quan khác hoặc bệnh lý toàn thân. Nhiều bậc cha mẹ hoang mang không biết phải làm sao khi gặp trường hợp con bị nôn trớ liên tục, nôn nhiều lần trong ngày nhưng không bị sốt. Vậy  trẻ bị nôn không sốt là do đâu và cha mẹ phải làm sao khi con gặp tình trạng này?

trẻ bị nôn không sốt Trẻ bị nôn nhưng không sốt thường là triệu chứng của bệnh liên quan đến đường tiêu hóa

Nguyên nhân trẻ bị nôn không sốt

Viêm dạ dày ruột hoặc ngộ độc thực phẩm

Viêm dạ dày ruột do virus hoặc vi khuẩn có biểu hiện khá giống với ngộ độc thực phẩm, cụ thể là trẻ bị nôn trớ nhiều lần, nôn liên tục 5 đến 30 phút/lần trong 1 đến 12 giờ đầu. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ có thể phân biệt được qua các triệu chứng đi kèm sau:

Nếu trẻ bị nhiễm virus, trẻ có thể bị nôn, sốt cao và đau bụng đột ngột. Tình trạng này của trẻ có thể kéo dài từ 12 đến 72 giờ. Tình trạng tiêu chảy thường xuất hiện vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai của bệnh.

Nếu nguyên nhân là do ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng thường xuất hiện từ 2 đến 12 giờ sau khi trẻ ăn xong. Trẻ bị nôn không sốt thường không kéo dài quá 12 giờ và có thể kèm theo tiêu chảy.

Tắc ruột

Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, ngay khi phát hiện cha mẹ phải đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời. Tắc ruột biểu hiện bằng những cơn đau bụng dữ dội ở trẻ. Các triệu chứng bao gồm: Đau bụng dữ dội, liên tục hoặc đau theo từng cơn, trẻ nôn trớ ra mật xanh mật vàng, đau bụng không kèm theo nhu cầu đi đại tiện, da xanh xao, tái nhợt, vã mồ hôi, trẻ mất sức, người mệt mỏi.

Lồng ruột

Nếu thấy trẻ dưới 4 tuổi đột nhiên nôn trớ, không sốt, không muốn ăn uống, đau bụng, đại tiện không thông, gập chân về hướng bụng, sắc mặt nhợt nhạt, xanh xao thì đây có thể là dấu hiện của chứng lồng ruột và cha mẹ cần phải được đưa trẻ đi bệnh viện điều trị ngay.

Hẹp môn vị phì đại

Hẹp môn vị phì đại không phải là trường hợp dễ gặp, nhưng nó có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh 3 đến 5 tuần tuổi. Trẻ đột ngột nôn trớ dữ dội, nôn trớ nhiều lần thì cha mẹ cần cảnh giác với chứng hẹp môn vị phì đại với biểu hiện là trẻ bỏ bú. nôn trớ và thường là không sốt.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ bị nôn trớ hoặc biểu hiện muốn nôn nhưng không nôn được thì có khả năng là bé đã bị trào ngược dạ dày thực quản. Trong một số trường hợp, trẻ có thể trớ sữa nhiều lần và nôn ói hết toàn bộ ra ngoài.

Nguyên nhân trẻ bị nôn không sốt Trẻ bị nôn không sốt do trào ngược dạ dày thực quản

Cha mẹ nên làm gì khi thấy trẻ bị nôn nhiều?

Khi thấy trẻ bị nôn không sốt, cha mẹ cần nhanh chóng xử lý bằng những cách dưới đây để hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Để ý các dấu hiệu mất nước ở trẻ

Nôn trớ có thể khiến cơ thể trẻ mất nhiều nước. Cha mẹ cần theo dõi tình trạng mất nước của bé thông qua các biểu hiện như môi hơi khô môi, trẻ khát nước. Các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng hơn bao gồm: Khóc không ra nước mắt, bé không đi tiểu trong vòng 6 tiếng, mắt trũng sâu. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.

Điều chỉnh chế độ ăn của trẻ

Nếu trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ thì mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú, chia nhỏ các cữ bú và cho trẻ bú từ từ. Đối với trẻ ăn dặm thì cha mẹ nên cho trẻ ăn vừa đủ, không quá nhiều. Sau khi ăn nên cho bé vận động nhẹ nhàng để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.

Bù nước cho trẻ

Cha mẹ có thể sử dụng dung dịch oresol pha với nước theo tỷ lệ do nhà sản xuất hướng dẫn. Bù nước oresol giúp cân bằng điện giải trong cơ thể của trẻ, ngăn ngừa và điều trị tình trạng mất nước. Nếu trẻ không uống được nước hoặc bị nôn trớ ngay sau khi uống, cha mẹ cần quan sát kỹ trẻ khi trẻ xuất hiện các triệu chứng mất nước nặng, 10 phút sau mới tiếp tục cho trẻ uống nước.

Nằm gối đầu cao

Đối với những trẻ sơ sinh hay bị trớ, sau khi bú mẹ nên bế trẻ sao cho đầu trẻ cao hơn thân, điều này sẽ giúp giảm tình trạng trào ngược. Cha mẹ cần chú ý không cho bé mặc quần áo hoặc quấn chăn quá chặt, vì sẽ gây tăng áp lực cho vùng bụng.

Đề phòng sự lây lan

Nếu trẻ bị nôn trớ do nhiễm virus, vi khuẩn, cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ và hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm cho bản thân hoặc người xung quanh. Nên thường xuyên rửa tay và để trẻ ở nhà cho đến khi trẻ hết nôn sau 24 giờ.

Một số lưu ý khi bị trẻ nôn không sốt Nếu trẻ bị nôn trớ do nhiễm virus, vi khuẩn, cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ

Một số lưu ý khi bị trẻ nôn không sốt

Mặc dù tình trạng trẻ bị nôn không sốt, nếu ở mức độ nhẹ thì có thể kiểm soát được nhưng khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời:

  • Trẻ bị nôn ra dịch mật hoặc máu.
  • Tình trạng nôn kéo dài hơn 24 giờ.
  • Trẻ không ăn uống được trong vài giờ liên tục.
  • Xuất hiện dấu hiệu mất nước nặng như môi khô, khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong 6 giờ.
  • Trẻ đau bụng dữ dội.
  • Xuất hiện sốt trên 38 độ C kéo dài hơn 3 ngày.
  • Trẻ mệt lừ đừ, ngủ gà.

Tình trạng trẻ bị nôn không sốt xảy ra phổ biến ở những bé trong lứa tuổi từ 0 đến 3, cha mẹ cần có sự hiểu biết về tình trạng này để kịp thời xử lý trong từng tình huống cụ thể. Hy vọng những thông tin trên đã phần nào giúp các bậc cha mẹ nhận biết được dấu hiệu trẻ bị nôn và cách chăm sóc trẻ phù hợp.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)