Nhà thuốc Hưng Thịnh

Tràn dịch màng phổi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tràn dịch màng phổi ở trẻ em thường có chiều hướng nguy hiểm hơn do bệnh thường được phát hiện chậm. Trong bài viết này, Hưng Thịnh sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ những thông tin cần biết về căn bệnh nguy hiểm này.

Tràn dịch màng phổi – một bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra với bất kỳ ai, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Đặc biệt, bệnh lý này có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tràn dịch màng phổi ở trẻ em trong hầu hết trường hợp đều nguy hiểm hơn ở người lớn bởi khó phát hiện và hệ miễn dịch kém. Vì vậy, mỗi bậc phụ huynh nên tự trang bị cho mình những kiến thức nhất định về căn bệnh này. 

Nguyên nhân tràn dịch màng phổi ở trẻ

Bệnh tràn dịch màng phổi ở trẻ em có thể xảy ra do các nguyên nhân bên trong và bên ngoài phổi.

Nguyên nhân tràn dịch màng phổi thường gặp nhất như:

  • Nhiễm trùng sau khi phổi bị tổn thương (viêm màng phổi, viêm phổi, bội nhiễm, áp xe phổi…).
  • Nhiễm trùng từ các vùng lân cận như màng tim, trung thất, gan… lan sang nhiễm trùng màng phổi và gây tràn dịch màng phổi. 
  • Trẻ bị suy tim dẫn đến máu tĩnh mạch bị ứ, dịch thoát ra ngoài thành mạch máu làm tràn dịch màng phổi. 
  • Một số bệnh ung thư phế quản, ung thư màng phổi, ung thư phổi khi di căn cũng có thể khiến màng phổi bị tràn dịch. 
  • Một số loại vi khuẩn như phế cầu, liên hoàn, tụ cầu, E.coli, Klebsiella pneumoniae… và các loại virus khác cũng có thể là “thủ phạm” khiến trẻ em bị tràn dịch màng phổi.
  • Ngoài ra, tăng ure huyết, sarcoidose, xơ gan, suy thận, bệnh tự miễn,… cũng là nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi ở trẻ em.

Tràn dịch màng phổi ở trẻ em 1 Hình ảnh dịch lỏng bị tràn trong màng phổi 1 bên

Triệu chứng tràn dịch màng phổi ở trẻ em

Triệu chứng tràn dịch màng phổi ở trẻ em sẽ khác nhau tùy tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi bé. Tuy nhiên, cha mẹ có thể nhận biết sớm căn bệnh này thông qua những biểu hiện phổ biến như:

  • Trẻ bị khó thở ngay cả khi không vận động mạnh. Tình trạng này kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm hay chấm dứt. 
  • Trẻ cảm thấy ngực đau tức, nhất là khi hít thở sâu hay nói to càng đau. Một số trẻ không thể hít thở sâu. 
  • Khi thay đổi tư thế nằm trẻ có biểu hiện ho khan.
  • Ở hầu hết các trẻ bị tràn dịch màng phổi, sốt từ 38 đến 40 độ C là biểu hiện khá phổ biến. Khi trẻ bị viêm, nhiễm trùng phổi và các cơ quan lân cận, trẻ sẽ bị sốt cao hơn. 
  • Trong hình chụp X-Quang sẽ quan sát thấy phổi mờ đậm không đều, dịch ở màng phổi thường dồn xuống dưới thấp, tim bị đẩy sang bên đối diện. 
  • Trẻ sơ sinh chưa biết nói không thể biểu đạt sự khó chịu trong cơ thể bằng lời. Cha mẹ có thể thấy trẻ mệt mỏi, quấy khóc dữ dội không thể dỗ nín, bỏ ăn, khó thở.

Tràn dịch màng phổi ở trẻ em 2 Cha mẹ cần theo dõi kỹ các biểu hiện bệnh tràn dịch màng phổi ở trẻ em

Tràn dịch màng phổi ở trẻ em khác gì ở người lớn?

Bệnh tràn dịch màng phổi ở trẻ em thường nguy hiểm hơn ở người lớn rất nhiều. Thứ nhất, do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên khi bị bệnh các triệu chứng thường nặng hơn, diễn tiến nhanh hơn và phục hồi chậm hơn. Thứ hai, trẻ em khó có thể miêu tả chính xác cảm giác khó chịu trong cơ thể. Những trẻ nhỏ thậm chí còn chưa biết nói khiến việc chẩn đoán bệnh khó khăn, phát hiện bệnh muộn hơn. 

Ở trẻ trong giai đoạn sơ sinh, hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện. Khi trẻ bị tràn dịch màng phổi không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến suy hô hấp và đe dọa đến tính mạng của trẻ. Việc điều trị tràn dịch màng phổi ở trẻ em cũng khó khăn và phức tạp hơn. Nhiều biện pháp hỗ trợ điều trị như tập thở, vật lý trị liệu hô hấp… các bé không thể phối hợp thực hiện.

Điều trị tràn dịch màng phổi ở trẻ em

Tùy mức độ nặng nhẹ, bệnh lý nền và tình trạng sức khỏe của trẻ, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên, những biện pháp chính thường được áp dụng trong điều trị tràn dịch màng phổi ở trẻ em như: 

  • Với trẻ đủ tháng, bác sĩ sẽ cho trẻ thở oxy 100% để hô hấp tốt hơn.
  • Nếu dịch ở màng phổi nhiều hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chọc hút dịch màng phổi để đào thải bớt dịch ra ngoài. Việc này có thể giúp giảm áp lực lên phổi và bệnh nhân dễ thở hơn. 
  • Nếu lượng dịch nhiều và có dấu hiệu gia tăng, việc đặt ống dẫn lưu để thoát dịch màng phổi ra ngoài là cần thiết.
  • Trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn dẫn đến tràn dịch màng phổi, phương pháp điều trị hữu hiệu là dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. 
  • Những trường hợp trẻ bị tràn dịch màng phổi do các bệnh ung thư, phương pháp điều trị được chỉ định có thể là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị…

Tràn dịch màng phổi ở trẻ em 3 Điều trị tràn dịch màng phổi được các bác sĩ lên phác đồ và chỉ định

  • Trường hợp trẻ bị tràn dịch màng phổi tái đi tái lại nhiều lần, các bác sĩ có thể sẽ phải lắp đặt ống thông định kỳ. 
  • Điều trị vật lý trị liệu kéo dài ít nhất 3 tháng sẽ giúp thoát dịch và mủ (nếu có) ra ngoài. Việc này cũng có tác dụng phòng biến chứng dày dính màng phổi. 
  • Sau khi kết thúc thời gian điều trị tại viện, cha mẹ cần áp dụng các điều trị tràn dịch màng phổi cho trẻ tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Cho trẻ nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái, xây dựng bữa ăn lành mạnh, đủ dưỡng chất, cho trẻ uống thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ… là những cách cha mẹ nên làm. 

Phòng ngừa tràn dịch màng phổi ở trẻ em

Tràn dịch màng phổi thực sự là một bệnh lý nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp của trẻ. Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên biết cách phòng tránh tràn dịch màng phổi ở trẻ em. Một số việc cha mẹ nên làm mỗi ngày khi chăm sóc trẻ như: 

  • Cho trẻ vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Xây dựng thực đơn lành mạnh, đủ dưỡng chất để trẻ tăng sức đề kháng cho bé.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Bất kỳ bệnh lý nào dù là thông thường nhất như cảm cúm, viêm phế quản… đều cần được điều trị sớm và triệt để. 
  • Khi trẻ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. 

Trên đây là những thông tin cơ bản cha mẹ nên nắm được liên quan đến bệnh tràn dịch màng phổi ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin này, cha mẹ có thể chủ động trong việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho trẻ. Để phòng bệnh hiệu quả, cha mẹ có thể cho bé dùng thực phẩm chức năng tăng đề kháng hàng ngày. 

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)