Nhà thuốc Hưng Thịnh

Loét bàn chân do tiểu đường được phân loại gồm 3 mức là nhẹ, trung bình hoặc nặng. Dùng kháng sinh để điều trị loét bàn chân tiểu đường là hiệu quả nhất.

Loét bàn chân là tình trạng nguy hiểm và thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Bệnh lý này có nguy cơ cao làm nhiễm trùng bàn chân. Dùng kháng sinh để chữa nhiễm trùng trong tình trạng này là hiệu quả nhất. Dưới đây là tổng hợp 10 loại kháng sinh chữa loét bàn chân hiệu quả nhất.

Kháng sinh Vancomycin

[Tổng hợp] 10 loại kháng sinh điều trị vết loét bàn chân bệnh tiểu đường 1 Thuốc kháng sinh Vancomycin điều trị loét bàn chân tiểu đường

Vancomycin được sử dụng chữa theo kinh nghiệm phổ hẹp của nó, gồm các sinh vật gram dương hiếu khí. Bác sĩ nên dùng Vancomycin kết hợp cùng các loại thuốc khác như: Ceftazidime, Cefepime, Piperacillin-Tazobactam, Aztreonam. Do Vancomycin gây độc tính đến thận, đặc biệt khí kết hợp cùng aminoglycoside, nên cần chú ý theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương để tránh độc tính. Với những bệnh nhân có chức năng thận bình thường, IDSA khuyến cáo liều lượng Vancomycin từ 15 đến 20 mg/kg cứ sau 8 tiếng đến 12 tiếng.

Kháng sinh Ceftazidime

Ceftazidime là một cephalosporin thế hệ thứ 3, một loại kháng sinh diệt khuẩn. Dùng Ceftazidime kết hợp cùng vancomycin để chữa nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường mới mức độ từ trung bình đến nặng. Dựa trên mức độ thanh thải thận của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ dùng liều Ceftazidime khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Đối với bệnh nhân nào có độ thanh thải creatinin (CrCl) là 31 – 50 mL/phút, liều dùng Ceftazidime là 1g mỗi 12h.

  • Đối với bệnh nhân nào có độ thanh thải creatinin (CrCl) là 16 – 30 mL/phút, liều dùng Ceftazidime là 1g mỗi 24h.

  • Đối với bệnh nhân nào có độ thanh thải creatinin (CrCl) < 5 mL/phút, liều dùng Ceftazidime là 500 mg mỗi 48h.

Kháng sinh Metronidazole

Metronidazole là thuốc kháng sinh rất có ích trong việc điều trị loét bàn chân do vi khuẩn kị khí. Thuốc có hiệu quả để chống lại Clostridium, Eubacterium, Peptococcus, Peptostreptococcus, Bacteroides Fragilis và các loài Fusobacterium. Khi dùng thuốc này để điều trị bệnh, bệnh nhân không được sử dụng rượu, nếu dùng có thể dẫn đến một phản ứng giống như Disulfiram. Biểu hiện là đỏ bừng mặt, tim đập nhanh, nôn và buồn nôn.

Thuốc kháng sinh Piperacillin/Tazobactam

Piperacillin/Tazobactam (Zosyn) được dùng để điều trị nhiễm trùng vết loét bàn chân tiểu đường do phổ rộng. Piperacillin/Tazobactam đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt trong điều trị vết loét bàn chân bệnh tiểu đường. 

  • Đối với bệnh nhân nào có độ thanh thải creatinin (CrCl) > 40 mL/phút thì không cần điều chỉnh liều.

  • Đối với bệnh nhân nào có độ thanh thải creatinin (CrCl) là 20 – 40 mnL/phút, liều dùng Piperacillin/Tazobactam là 2,25g mỗi 6h.

  • Đối với bệnh nhân nào có độ thanh thải creatinin (CrCl) < 20 mL/phút, liều dùng Piperacillin/Tazobactam là 2,25g mỗi 8h.

Kháng sinh Amoxicillin – Clavulanate

Kháng sinh đường uống Amoxicillin – Clavulanate (Augmentin) khá phổ rộng bao phủ Gram dương, Gram âm và kỵ khí. Amoxicillin – Clavulanate sử dụng để điều trị nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường ở mức độ nhẹ đến trung bình. Nếu nhiễm trùng da và mô mềm nhẹ đến trung bình thì liều dùng là 500 đến 875 mg/125mg sử dụng trong 7 đến 14 ngày. Chú ý với bệnh nhân có mức lóc cầu thận < 30 ml/phút thì không sử dụng liều 875 mg.

Kháng sinh Clindamycin

[Tổng hợp] 10 loại kháng sinh điều trị vết loét bàn chân bệnh tiểu đường 2Kháng sinh Clindamycin sử dụng cho những bệnh nhân nhạy cảm với Penicillin và Vancomycin

Clindamycin là một loại kháng sinh bao phủ gram dương và kỵ khí, nó hữu ích để sử dụng cho những bệnh nhân nhạy cảm với Penicillin và Vancomycin. Khi kết hợp Clindamycin với Ciprofloxacin hiệu quả trong trường hợp nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường nghiêm trọng. Đối với nhiễm trùng mô mềm, liều dùng ở mức 300 – 450 mg mỗi 6h hoặc 600mg mỗi 8h trong 7 đến 14 ngày.

Ampicillin-Sulbactam

Ampicillin-sulbactam là một loại kháng sinh phổ rộng được dùng trong điều trị nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường ở mức độ từ trung bình đến nặng. Liều dùng như sau:

  • Đối với bệnh nhân có CrCI 15-30, liều dùng là 1,5 – 3,3 g mỗi 12h.

  • Đối với bệnh nhân có CrCl <15, liều dùng là 1,5 – 3,0 g mỗi 24h.

Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là một loại kháng sinh fluoroquinolone có độ che phủ vi khuẩn Gram âm tốt và độ che phủ Gram dương vừa phải. Theo Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ trực thuộc Bộ Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ (FDA) ,Ciprofloxacin có hiệu quả đối với nhiễm trùng da và mô mềm gây ra bởi Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Enterobacter cloacae, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Providencia stuartii, Morganella morganii, Citrobacter freundii, Pseudomonas aeruginosa, Methicillin nhạy cảm Staphylococcus aureus, Methicillin Staphylococcus cholermidis và Streptococcus pyogenes. Ngoài ra, Ciprofloxacin còn được chỉ định cho viêm tủy xương do Enterobacter cloacae, Serratia marcescens và Pseudomonas aeruginosa gây ra. Liều dùng Ciprofloxacin tùy thuộc vào độ thanh thải thận, cụ thể là ở 500 – 750 mg mỗi liều dùng 500mg mỗi 12h hoặc dùng 250mg mỗi 12h. 

Doxycycline

[Tổng hợp] 10 loại kháng sinh điều trị vết loét bàn chân bệnh tiểu đường 3 Doxycycline dùng để điều trị loét bàn chân đái tháo đường

Doxycycline là một loại kháng sinh tetracycline, bao phủ cả gram dương và âm gồm Klebsiella, vibrio, E.coli và Enterobacter. Theo hướng dẫn khuyến cáo thì dùng Doxycycline liều 200mg sau đó thì duy trì 100mg/ngày.

Kháng sinh Ertapenem

Đây là một loại kháng sinh carbapenem tiêm tĩnh mạch, hoạt động kháng khuẩn phổ rộng giúp chống lại phổ rộng của aerobes gram dương, gram âm và anaerobes. Đặc biệt, nó còn có khả năng chống lại tất cả các vi khuẩn sản xuất beta – lactamase. Theo hướng dẫn sử dụng, liều dùng của Ertapenem là 500mg/ngày cho bệnh nhân có CrCl < 30mL/phút/1,73 m2. Thông thường liều dùng được sử dụng là 1g/ngày.

Trên đây là 10 loại kháng sinh điều trị loét bàn chân tiểu đường mà Nhà thuốc Hưng Thịnh giới thiệu đến bạn. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu thêm về các loại thuốc để điều trị bệnh lý này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Hạ Hạ

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)