Nhà thuốc Hưng Thịnh

Tiểu phẫu là chỉ định thường gặp của bác sĩ nhưng lại khiến nhiều người cảm thấy lo lắng bởi tâm lý sợ sự tác động của các dụng cụ y tế chuyên dụng như dao, kéo,… Tâm lý căng thẳng trước khi tiểu phẫu là điều khó tránh khỏi với nhiều bệnh nhân. Trong bài viết này, nhà thuốc Hưng Thịnh sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn tiểu phẫu là gì?

Dù được đánh giá là phương pháp chữa trị đơn giản nhất trong phẫu thuật nhưng đối với nhiều bệnh nhân, tiểu phẫu khiến họ cảm thấy bất an. Việc lo lắng quá mức có thể khiến huyết áp tăng cao hay gặp một số vấn đề khác ảnh hưởng đến cuộc tiểu phẫu. Hiểu rõ tiểu phẫu là gì, quy trình khi thực hiện cũng như ưu và nhược điểm sẽ giúp bệnh nhân xoá bỏ đi trạng thái tiêu cực, phối hợp tốt với bác sĩ và nhanh chóng phục hồi hơn. Cùng tìm hiểu tiểu phẫu là gì nhé!

Tiểu phẫu là gì?

Tiểu phẫu là những ca phẫu thuật nhỏ được thực hiện trên mô bề mặt trong thời gian ngắn, không cần tiến hành trong phòng mổ và được đánh giá không mang nhiều rủi ro. Khi tiểu phẫu bệnh nhân được gây tê cục bộ nên sẽ không cảm thấy đau đớn trong quá trình bác sĩ thao tác.

Trước khi tiểu phẫu, các bác sĩ sẽ lấy máu để kiểm tra khả năng cầm máu và đông máu. Đây là hình thức đảm bảo an toàn cho bệnh nhân tránh những trường hợp nguy hiểm như máu khó đông không thể cầm được máu.

Tiểu phẫu là phẫu thuật đơn giản thực hiện trên bề mặt mô trong thời gian ngắn

Tiểu phẫu là gì? Tiểu phẫu là những ca phẫu thuật nhỏ được thực hiện gây tê tại chỗ

Tiểu phẫu thường được yêu cầu khi nào?

Với những tình trạng bệnh phải trực tiếp thực hiện các tác động nhỏ trên bề mặt mới có thể chữa khỏi sẽ được bác sĩ chỉ định tiểu phẫu. Các trường hợp thường gặp có thể kể đến là: tiểu phẫu răng khôn, tiểu phẫu cắt bao quy đầu, tiểu phẫu mụn nhọt, tiểu phẫu lẹo mắt, tiểu phẫu thẩm mỹ.

Thế nhưng không ít người có cảm giác hoang mang, lo lắng khi nhận được chỉ định này. Họ cảm thấy sợ khi dao kéo tạo thành vết thương mới trên người, sợ đau, sợ chảy máu,… Vì thế nhiều người không muốn tiểu phẫu và mong muốn điều trị bằng thuốc dù các thủ thuật này được thực hiện một cách an toàn và nhanh chóng, không để lại biến chứng cho bệnh nhân. Thế nên, với những trường hợp bắt buộc phải tiểu phẫu hãy tuân theo yêu cầu của bác sĩ chuyên môn để mau chóng khỏi bệnh.

Tiểu phẫu được yêu cầu khi có chỉ định từ bác sĩ

Tiểu phẫu được yêu cầu khi có chỉ định từ bác sĩ

Ưu và nhược điểm khi làm tiểu phẫu là gì?

Ưu điểm

Nếu như nhận được yêu cầu bắt buộc phải thực hiện tiểu phẫu từ bạn sĩ, bạn đừng quá lo lắng bởi phương pháp này có những ưu điểm sau:

  • Mỗi cuộc tiểu phẫu chỉ mất khoảng thời gian trong vòng 15 – 30 phút nhưng lại tác động trực tiếp lên vùng cần được chữa trị nên đem lại hiệu quả điều trị nhanh chóng. 
  • Chi phí tiểu phẫu thấp, thời gian chữa trị nhanh, bệnh nhân có thể trở về làm việc lại bình thường, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. 
  • Với nhiều người vì cảm giác lo sợ mà ‘trốn’ tiểu phẫu khiến bệnh cứ tái đi tái lại. Theo chỉ định của bác sĩ tiểu phẫu giúp điều trị triệt để, xoá bỏ cảm giác mệt mỏi do bệnh cứ đeo bám dai dẳng.
  • Thực hiện tiểu phẫu giúp bệnh không còn phải sử dụng thuốc, tiết kiệm chi phí và tránh trường hợp lạm dụng thuốc.

Ưu và nhược điểm của phương pháp tiểu phẫu

Phương pháp tiểu phẫu giúp bệnh không tái đi tái lại

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên tiểu phẫu cũng tồn tại một vài nhược điểm sau:

  • Tiểu phẫu tác động trực tiếp lên da tạo thành vết thương để chữa trị nên có thể để lại sẹo nhỏ nhưng không phải là sẹo lồi đỏ mất thẩm mỹ.
  • Các thủ thuật tiểu phẫu dù chỉ tác động bên ngoài nhưng nhiều bệnh nhân vì lo lắng quá mức nên ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý.

Thông qua bài viết trên Hưng Thịnh hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn tiểu phẫu là gì? Dù là phương pháp phẫu thuật đơn giản, có độ khó thấp nhưng khi tiểu phẫu bạn hãy chọn những bác sĩ chuyên khoa, có nhiều kinh nghiệm và nghiêm túc tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để có được kết quả chữa trị tốt nhất.

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)