Nhà thuốc Hưng Thịnh

Người bệnh ung thư là đối tượng phải trải qua những biến động lớn về tâm lý. Ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh, đôi khi tác động xấu khiến khối u di căn nhanh hơn. Vì vậy, chăm sóc và điều trị sau ung thư rất quan trọng.

Người bệnh ung thư là đối tượng phải trải qua những biến động lớn về tâm lý. Người bệnh ung thư thường có trạng thái lo lắng, dễ rơi vào trầm cảm. Ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh, đôi khi tác động xấu khiến khối u di căn nhanh hơn. Vì vậy, chăm sóc và điều trị sau ung thư rất quan trọng. Dưới đây, là những thông tin được nhà thuốc Hưng Thịnh cập nhật mới nhất.

Tầm quan trọng của chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư

Tầm quan trọng của chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư 1

Điều trị sau ung thư

Chăm sóc, điều trị tâm lý không chỉ dừng lại ở hành động quan tâm đến những điều phiền muộn, lo sợ mà người bệnh đang trải qua. Chăm sóc người bệnh điều trị ung thư ở đây, là quan tâm đến cả những diễn biến về tâm lý. Từ giai đoạn điều trị đến giai đoạn bệnh nhân bình phục sức khỏe.

Giai đoạn điều trị bệnh ung thư sẽ hiệu quả hơn, nếu người bệnh được chăm sóc, theo dõi và điều chỉnh kịp thời về tâm lý. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân ung thư, giúp họ tin tưởng vào phác đồ điều trị và quan trọng là luôn vui vẻ. Nếu được điều trị tâm lý tốt, người bệnh sẽ khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn.

Các bước chăm sóc và theo dõi người bệnh sau điều trị ung thư

Tầm quan trọng của chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư 2 Chăm sóc, theo dõi sau điều trị ung thư

Người bệnh ung thư cần được chăm sóc, theo dõi ngay cả khi đã kết thúc giai đoạn điều trị ban đầu. Những nhân viên chăm sóc về sức khỏe, sẽ giúp người bệnh thăm khám. Xử lý kịp thời các tác dụng phụ sau quá trình điều trị ung thư. Theo dõi tình trạng sức khỏe, và phát hiện kịp thời nếu ung thư có nguy cơ tái phát.

Xây dựng kế hoạch, lịch trình theo dõi và chăm sóc

Để lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho riêng cá nhân, cả gia đình, người bệnh và đội ngũ chăm sóc cần làm việc cùng nhau. Bảng kế hoạch theo dõi và chăm sóc gồm có:

  • Khám lâm sàng.

  • Làm xét nghiệm.

Đây là hướng dẫn để theo dõi sức khỏe, sẽ theo người bệnh sau nhiều tháng, năm tiếp theo. Vì thế, các bác sĩ sẽ cân nhắc và xác định về nhu cầu cũng như tính phù hợp với mỗi người bệnh.

Theo dõi tái phát

Mục tiêu của bảng chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư, là kiểm tra vấn đề tái phát lại bệnh sau kết thúc hóa trị (xạ trị). Ung thư tái phát được hiểu là sau quá trình điều trị thì ung thư xuất hiện trở lại. Nguyên nhân tái phát, do lần điều trị trước, có một vùng ung thư chưa được phát hiện. 

Để xác nhận tình trạng tái phát, người bệnh được khuyến cáo làm các xét nghiệm. Tuy nhiên, cần phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Kiểu, giai đoạn ung thư ở tại thời điểm phát hiện.

  • Phương pháp điều trị ung thư trước đó.

Phương pháp xử lý tác dụng phụ sau điều trị ung thư dài hạn và muộn

90% người bệnh được chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư, đều trải qua các tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, có một số tác dụng phụ kéo dài tới vài năm và được gọi là tác dụng phụ dài hạn. Những tác dụng phụ này, đều làm biến đổi cảm xúc và sức khỏe của người bệnh ung thư.

Để xây dựng liệu trình điều trị, cần thực hiện một số xét nghiệm:

  • Nhóm người bệnh xạ trị ở vùng đầu, cổ, họng: Xét nghiệm kiểm tra tuyến giáp.

  • Nhóm người bệnh điều trị Bleomycin, cấy ghép tủy xương/tế bào gốc: Xét nghiệm để kiểm tra các chức năng của phổi.

  • Nhóm người bệnh xạ trị ngực, điều trị với thuốc Anthracyclines (có thành phần Doxorubixin): Xét nghiệm EKG (điện tâm đồ).

  • Phụ nữ hóa trị tại vùng ngực: Xét nghiệm nhũ đồ.

Chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư ở đâu?

Tầm quan trọng của chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư 3 Lên phác đồ điều trị ung thư

Một số ít, bộ phận người bệnh ung thư sau khi điều trị sẽ tiếp tục được bác sĩ của họ chăm sóc theo dõi. Phần còn lại, sẽ chọn thăm khám và theo dõi với các chuyên gia sức khỏe, bác sĩ gia đình. Việc quyết định chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư ở đâu, được quyết định qua những yếu tố sau đây:

  • Loại ung thư.

  • Giai đoạn phát triển của ung thư.

  • Những tác dụng phụ dài hạn và muộn sau điều trị.

  • Luật, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.

  • Nhu cầu cá nhân của bệnh nhân.

Thăm khám tại bác sĩ sau điều trị, là quyết định luôn khiến người bệnh thấy bối rối. Để tìm ra được cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Hãy trò chuyện và tham khảo ý kiến từ những người bệnh ung thư khác đã hoàn thành chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư thành công.

Nên đặt những câu hỏi nào với nhóm chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề điều trị, chọn được bảng chăm sóc cá nhân phù hợp nhất. Người bệnh có thể thu thập thêm thông tin, bằng cách đặt các câu hỏi cho nhóm chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư như:

  • Nguy cơ tái phát, dấu hiệu nhận biết ung thư tái phát như thế nào?

  • Khi phát hiện dấu hiệu tái phát ung thư nên làm gì?

  • Nên thăm khám sau điều trị bao nhiêu lần?

  • Có cần dùng chế độ ăn uống đặc biệt? Và sử dụng các thuốc cần thiết hay không?

Từ những thông tin được chia sẻ trong bài, chắc chắn người bệnh đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư. Để quá trình chăm sóc, theo dõi đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần luôn giữ tâm lý vững vàng, vui vẻ và hạn chế lo âu.

Nhà thuốc Hưng Thịnh luôn sẵn sàng đồng hành cùng người bệnh trong quá trình chăm sóc theo dõi sau điều trị ung thư.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Y học cộng đồng

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)