Nhà thuốc Hưng Thịnh

Sả là một gia vị được nhiều gia đình ưa chuộng để chế biến các món ăn dinh dưỡng hàng ngày trên mâm cơm, bởi mùi thơm tươi mới với tác dụng khơi dậy vị giác. Và trà sả cũng là thức uống được yêu thích với nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Vậy tác dụng của trà sả là gì?

Tác dụng của trà sả vừa tốt cho sức khỏe tinh thần vừa tốt cho sức khỏe thể chất. Hơn nữa, giá thành rẻ, cách làm dễ dàng và thơm ngon nên rất dễ uống.

Tác dụng của trà sả đối với sức khỏe 1 Tác dụng của trà sả là gì?

Tác dụng của trà sả

Trà sả là một loại trà thảo dược được chế biến từ nguyên liệu chính là cây sả tươi hoặc sả phơi khô được đóng vào trong túi lọc cùng với một số loại hoa quả như cam, quýt, chanh hay một số gia vị như mật ong, gừng, lá bạc hà để tăng thêm hương vị. Trà sả không chỉ là một thức uống thơm ngon để giải khát mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:

Giải tỏa lo lắng và giảm stress

Nhiều người có thói quen nhấm nháp trà sả nóng để thư giãn tinh thần mỗi khi về thấy mệt mỏi hay sau ngày một dài làm việc.

Theo nghiên cứu của trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, mùi thơm thanh mát của sả có thể giúp giảm bớt stress và cải thiện chứng lo âu. Nhiều người sử dụng tinh dầu chanh sả để giải tỏa căng thẳng, tuy nhiên vẫn cần những nghiên cứu khác để khẳng định lợi ích này.

Tác dụng của trà sả đối với sức khỏe 2 Uống trà sả có thể giảm stress và giúp thư giãn tinh thần

Làm giảm mức Cholesterol trong máu

Theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Công nghệ và Nghiên cứu dược phẩm tiên tiến, cho rằng tinh dầu chiết xuất từ sả có thể làm giảm Cholesterol ở động vật.

Nghiên cứu này cũng lưu ý rằng, tác dụng này của tinh dầu sả phụ thuộc vào liều lượng chiết xuất. Có nghĩa là bạn sử dụng nhiều sả hơn thì lượng Cholesterol trong cơ thể bạn giảm nhiều hơn và giúp bạn duy trì được vóc dáng thon gọn. Tuy nhiên, tác dụng này của trà sả cần được nghiên cứu thêm.

Ngăn ngừa viêm nhiễm

Sả có chứa một số chất chống viêm như axit chlorogenic, isoorientin và swertia japonica, có khả năng chống lại các gốc tự do. Do đó, sả có khả năng chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng. Việc sử dụng trà sả có thể chống lại vi khuẩn Streptococcus mutants – vi khuẩn gây sâu răng. Do đó, giúp cải thiện sức khỏe răng miệng, giảm tỷ lệ mắc bệnh tưa miệng và giúp miệng luôn sạch sẽ, thơm tho.

Tăng lượng hồng cầu

Theo một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy, uống trà sả trong khoảng thời gian 30 ngày liên tiếp có thể làm tăng nồng độ Hemoglobin, thể tích hồng cầu và số lượng hồng cầu trong máu.

Nghiên cứu này làm thực hiện trên 105 đối tượng bắt đầu bằng việc lấy máu xét nghiệm. Và tiếp tục lấy máu xét nghiệm vào ngày thứ 10 và ngày thứ 30 của quá trình nghiên cứu này. Trong quá trình này, 105 đối tượng nghiên cứu được uống trà sả liên tục trong vòng 30 ngày. Kết quả cho thấy trà sả làm tăng sinh hồng cầu trong cơ thể người do đặc tính chống oxy hoá mà trà sả mang lại.

Tác dụng của trà sả đối với sức khỏe 3 Trà sả có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu trong máu

Thanh lọc cơ thể

Uống trà sả có tác dụng lợi tiểu do loại trà này kích thích thận lọc và thải ra nhiều nước tiểu hơn bình thường. Với tác dụng giúp tăng đào thải lượng nước tiểu giúp giảm nhẹ tình trạng cơ thể tích nước, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiêu hoá nhanh hơn và đốt cháy nhiều calo hơn. Vì vậy, trà sả là một lựa chọn ưu tiên cho kế hoạch ăn kiêng, giảm cân và thành lọc cơ thể.

Hỗ trợ giải cảm

Sả có đặc tính kháng khuẩn và chống nấm nên có thể hỗ trợ trong việc đối phó với cảm lạnh, cảm cúm hay ho. Đặc biết, khi bị cảm, cơ thể mệt mỏi, chán ăn nên trà sả càng được ưa chuộng do mùi thơm tạo sự dễ chịu và dễ uống. Hơn nữa, trong trà sả có chứa vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Cách làm trà sả tại nhà

Khi bạn muốn uống trà sả, ngoài cách mua sẵn những gói trà sả bán tại các cửa hàng, chỉ với những nguyên liệu cơ bản và thường có sẵn, bạn có thể pha được nhiều loại trà sả thơm ngon ngày tại nhà như trà sả chanh, trà sả tắc, trà đào cam sả hay trà cam sả.

Cách làm trà sả cơ bản

Chỉ cần có sả là bạn có thể pha ngay cho mình 1 cốc trà sả đơn giản mà lại tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu:

  • Cây sả.

  • Nước lọc.

Cách làm:

  • Làm sạch sả, bỏ lá và rễ lấy thân, sau đó cắt ra thành các đoạn nhỏ từ 2 – 3cm.

  • Đun khoảng 500ml nước sôi.

  • Cho sả đã cắt vào đã nước đun sôi ít nhất 5 phút.

  • Lọc phần thân sả bỏ đi và giữ lại nước để uống. Có thể bỏ thêm đá nếu muốn uống lạnh.

Cách làm trà sả chanh

Tác dụng của trà sả đối với sức khỏe 4 Cách làm trà sả chanh khá dễ dàng ngay tại nhà

Ly trà sả có thể cho thêm chanh vào để tăng thêm hương vị và chất dinh dưỡng.

Nguyên liệu:

  • 4 cây sả.

  • 1 quả chanh to không hạt.

  • 1 nhánh gừng.

  • 1 lít nước lọc.

  • Trà xanh.

  • Đường (có thể là 100g đường phèn, 100g đường thốt nốt hoặc 200g đường cát).

  • Lá bạc hà (nếu có).

Cách làm:

  • Sả làm sạch, bỏ lá và rễ lấy thân, đập dập rồi cắt thành từng khúc.

  • Làm sạch gừng, gọt vỏ và thái lát mỏng.

  • Rửa sạch chanh và thái lát mỏng theo đường kính của quả chanh.

  • Đun nước sôi rồi cho gừng, sả và đường vào đó.

  • Khi nước sôi, hạ lửa nhỏ và đun thêm 5 – 7 phút.

  • Ngâm trà xanh vào nồi nước khoảng 5 phút.

  • Lọc hết bã để lấy phần nước.

  • Để nước nguội hẳn và cho vài lát chanh vào.

  • Thêm là bạc hà vào cho thơm, có thể thêm đá nếu muốn uống lạnh.

Cách làm trà sả tắc

Nếu bạn có sẵn quất (tắc), hãy cho vào ly trà sả của mình để thêm vị thơm ngon hơn.

Nguyên liệu:

  • 3 cây sả.

  • 70gr trà.

  • 20 quả quất.

  • 1 quả chanh.

  • Đường.

  • Ít muối.

  • Nước lọc.

Cách làm:

  • Đun sôi 1,5l nước rồi pha trà vào nước nóng khoảng 5 phút.

  • Lọc bã trà lấy nước trà và cho thêm đường sao cho vừa miệng.

  • Lấy phần thân sả rửa sạch, đập dập và cắt nhỏ.

  • Cho sả vào nồi, đổ nước ngập mặt sả rồi đun khoảng 10 phút. Khi đun nhớ đậy nắp nồi để không bị bay mùi sả.

  • Lọc bã sả lấy nước.

  • Pha nước cốt sả vừa chắt với nước trà vừa pha và khuấy đều.

  • Vắt quất và chanh để lấy nước cốt. Sau đó cho vào nước trà sả vừa pha.

  • Cho thêm vài lát chanh thái mỏng vào ly nước trà sả tắc. Muốn uống lạnh có thể cho thêm đá.

Cách làm trà cam sả

Một ly trà cam sả trong những ngày hè nóng bức sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi hơn.

Nguyên liệu:

  • 2 gói trà túi lọc.

  • 1 quả cam vàng.

  • 3 cây sả.

  • 1 lít nước lọc.

Cách làm:

  • Cắt đôi quả cam, một nửa vắt lấy nước còn một nửa thái lát mỏng.

  • Làm sạch sả, đập dập và cắt khúc.

  • Cho sả vào nồi nước đun sôi.

  • Chắt phần nước sả vừa nấu ra cốc rồi ủ 2 gói trà túi lọc trong vài phút.

  • Lấy túi lọc trà ra và cho nước cam vừa vắt vào rồi khuấy đều.

  • Cho thêm vài lát cam vào ly nước đã pha để thưởng thức. Thêm đá nếu muốn uống lạnh.

Cách làm trà đào cam sả

Tác dụng của trà sả đối với sức khỏe 5 Một ly trà đào cam sả mang lại vị giác tươi mới và nhiều dinh dưỡng

Sự kết hợp giữa ly trà cam sả và nước cốt đào sẽ mang lại một thức uống vừa thơm vừa ngọt ngọt, chua chua.

Nguyên liệu:

  • Đào ngâm sẵn.

  • 1 trái chanh.

  • 10 cây sả.

  • 2 trái cấm.

  • Túi trà lọc.

  • 1l nước lọc.

Cách làm:

  • Sả được làm sạch, đập dập rồi cắt khúc.

  • Cắt đôi quả cam, một nửa vắt lấy nước, một nửa thái lát mỏng.

  • Cho sả vào nước đun sôi đến khi dậy mùi.

  • Chắt lấy phần nước sả

  • Ngâm túi trà vào ly 40 – 50ml nước đun sôi rồi lấy ra.

  • Cho thêm đường, nước sả và nước cam vừa vắt vào ly trà rồi khuấy đều.

  • Cho thêm vài lát cam, vài miếng đào ngâm hay nước cốt đào vào ly rồi thưởng thức. Có thể thêm đá nếu muốn uống lạnh.

Một số lưu ý khi uống trà sả

Sả vẫn được coi là gia vị chế biến tạo ra các món ăn ngon và trà sả đang được nhiều người sử dụng như một loại nước giải khát. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào xác định chính xác về liều lượng sả mà một người nên sử dụng trong một ngày. Do đó, khi sử dụng các sản phẩm là từ sả hay uống trà sả nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu đang gặp vấn đề về sức khỏe hay bệnh lý nền, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng trà sả hàng ngày.

  • Nếu bạn bị dị ứng với sả thì tuyệt đối không uống trà sả hay những sản phẩm được chế biến từ sả.

  • Nếu uống trà sả thường xuyên có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, tăng số lần đi tiểu đêm, khô môi – miệng…nên dừng lại ngay. Hoặc để tránh quá liều, chỉ nên uống 1 ly trà sả/ngày (khoảng 300 – 350ml).

  • Không nên uống trà sả khi đang mang thai, uống thuốc lợi tiểu…để tránh gặp những tác dụng phụ không mong muốn.

Trà sả có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tùy nhiên không nên tự ý lạm dụng để chữa một số bệnh lý khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Nhà thuốc Hưng Thịnh hy vọng thông qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về tác dụng của trà sả và cách làm trà sả ngày tại nhà.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)