Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nắm được thông tin sốt phát ban và sởi khác nhau như thế nào sẽ giúp chúng ta có phương pháp chăm sóc và điều trị người bệnh đúng đắn, hợp lý nhất.

Sốt phát ban và sởi khác nhau như thế nào về triệu chứng?

Giai đoạn ủ bệnh, khởi phát của sốt phát ban và bệnh bệnh sởi (trung bình rơi vào khoảng 1 tuần). Hai bệnh này thường có biểu hiện khá giống nhau, thể hiện qua các triệu chứng như sốt nhẹ, sốt cao 39 – 40 độ C, hay sốt liên tục. Người bệnh xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ, bị nhức mỏi cơ bắp, trẻ biếng ăn, hay bị nôn, tiêu chảy.

Sốt phát ban và sởi khác nhau như thế nào 1Ở giai đoạn ủ bệnh, khởi phát, sởi và phát ban có biểu hiện rất giống nhau.

Bệnh sốt phát ban thông thường là lành tính nhưng rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai với các triệu chứng như: sau khi giảm sốt, sẽ bị phát ban, bị nhức đầu, sưng hạch kéo dài từ 1 – 7 ngày. Những nốt phát ban thông thường có màu hồng mịn, bắt đầu từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, xuống cánh tay rồi xuống chân trước trước khi biến mất. Ban tồn tại từ 1 – 5 ngày, thường gặp nhất là 3 ngày. Sau khi ban bay đi thì không để lại dấu tích trên bề mặt da.

Phát ban do sởi thì ban ban đầu thường xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, xuống ngực bụng rồi lan ra toàn thân. Ban sởi biến mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là dạng ban sần, nổi lên bề mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm tại nốt ban. Ngoài ra, bị sởi còn kèm theo các triệu chứng đi kèm là chảy nước mũi, ho hay viêm kết mạc mắt.

Sốt phát ban và sởi khác nhau như thế nào về biến chứng?

Bị sốt phát ban nếu được chăm sóc hợp lý đúng cách, bệnh sẽ tự khỏi sau từ 5 – 7 ngày, đồng thời không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, nếu là phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu mắc sốt phát ban thì có đến 90% sẽ sinh ra em bé bị dị tật, thể trạng không tốt.

Sốt phát ban và sởi khác nhau như thế nào 2Phát ban là bệnh lành tính, không có nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh sởi.

Phát ban do virus sởi lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Biến chứng thường gặp là các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, hay viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não do sự nhân lên của vi rút hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra. Tất cả mọi người chưa mắc bệnh hoặc được gây miễn dịch mà chưa đầy đủ đều có nguy cơ có thể bị nhiễm bệnh. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh dễ dàng nhất và có thể xuất hiện những biến chứng nặng.

Sốt phát ban và sởi khác nhau như thế nào về biện pháp phòng tránh?

Cách phòng bệnh sốt phát ban: Tiêm chủng vắc-xin cho trẻ em ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị.  Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 4 – 6 tuổi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì tiêm một liều duy nhất (nên nhớ phụ nữ chỉ được có thai sau khi tiêm vắc-xin được 3 tháng).

Sốt phát ban và sởi khác nhau như thế nào 3Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng tránh cả sởi và phát ban.

Cách phòng bệnh sởi: Cho trẻ tiêm phòng vắc-xin sởi khi đủ 9 tháng tuổi. Sau đó tiêm mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi nhằm đảm bảo đủ liều lượng, nồng độ kháng thể sẽ giúp trẻ miễn dịch tốt với loại virus sởi. Tiêm mũi phòng sởi thứ 2 có thể tạo miễn dịch tới 99%.

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã phân biệt được phát ban và sởi khác nhau như thế nào cũng như biết cách phòng tránh ở từng loại bệnh cho trẻ.

Nguyễn Hà

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)