Nhà thuốc Hưng Thịnh

Sa trực tràng ở trẻ em là một bệnh lý đem đến sự lo lắng cho không ít bậc phụ huynh, tình trạng này cũng khiến trẻ gặp nhiều sự khó chịu trong thực tế. Trong bài viết này các bạn hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu xem sa trực tràng ở trẻ em là gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không và cách xử lý hiệu quả nhất nhé.

Sa trực tràng ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp ở các bé dưới 5 tuổi và gây ra khá nhiều vấn đề phiền toái đối với người bệnh. Trong bài viết này Nhà thuốc Hưng Thịnh sẽ cùng các bạn tìm hiểu kỹ xem sa trực tràng ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không và cách xử lý ra sao nhé.

Sa trực tràng ở trẻ em là gì?

Sa trực tràng là một căn bệnh thường gặp ở các bé dưới 5 tuổi và người lớn trên 55 tuổi (tỉ lệ phụ nữ lớn tuổi mắc sa trực tràng nhiều hơn so với nam giới). Sa trực tràng ở trẻ em là tình trạng một phần hoặc toàn bộ trực tràng của trẻ lòi ra ngoài hậu môn, dân gian còn gọi bệnh này là lòi dom.

Dựa vào biểu hiện bên ngoài thì bệnh lý sa trực tràng ở trẻ em được chia thành 2 loại: Sa trực tràng toàn phần và sa niêm mạc trực tràng. Trong đó sa trực tràng toàn phần là toàn bộ 3 lớp của trực tràng sẽ bị lộ ra ngoài, trong khi sa niêm mạc trực tràng là chỉ lớp lót bên trong trực tràng bị lộ ra ngoài qua đường hậu môn.

Sa trực tràng ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không? 1 Sa trực tràng là hiện tượng một phần hoặc toàn bộ trực tràng lộ ra ngoài qua đường hậu môn

Sa trực tràng ở trẻ em có những cấp độ nào?

Dựa vào biểu hiện bệnh lý, sa trực tràng ở trẻ em được phân chia thành 4 cấp độ như sau:

  • Sa trực tràng cấp độ 1: Sa trực tràng sau mỗi lần rặn khi đi đại tiện và sau đó phần trực tràng này tự co lên lại được.
  • Sa trực tràng cấp độ 2: Sa trực tràng sau mỗi lần rặn khi đại tiện nhưng sau đó phần trực tràng này không tự co lên được, phải dùng tay tác động để đẩy lên.
  • Sa trực tràng cấp độ 3: Trực tràng có thể sa xuống dễ dàng sau mỗi lần trẻ gắng sức hoặc ho, ngồi xổm, hắt hơi,…
  • Sa trực tràng cấp độ 4: Đây là tình trạng nặng khi trực tràng thường xuyên sa xuống qua đường hậu môn dù người bệnh đang sinh hoạt bình thường, phần trực tràng bị sa xuống rất khó để đẩy vào đúng vị trí.

Nguyên nhân gây ra sa trực tràng ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra tình trạng sa trực tràng ở trẻ em được chia thành 2 nhóm chính, gồm có nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân do bệnh lý.

Nguyên nhân tự nhiên là do cấu tạo cơ thể của trẻ có sự bất thường: Giữa trực tràng và ống hậu môn có sự gấp góc, cơ thắt hậu môn hoạt động không hiệu quả, hậu môn bị giãn,…

Nguyên nhân bệnh lý là do trẻ mắc các chứng táo bón, ho gà, kiết lỵ,… khiến tầng sinh môn phải chịu nhiều áp lực lớn mỗi lần trẻ đi đại tiện. Những trẻ đã từng phải phẫu thuật khu vực hậu môn cũng có nguy cơ mắc chứng sa trực tràng cao hơn so với những đứa trẻ bình thường khác.

Sa trực tràng ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không? 2

Táo bón là một nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng sa trực tràng ở trẻ em

Sa trực tràng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Khi trẻ em bị sa trực tràng sẽ gây ra tâm lý lo lắng cho không ít phụ huynh nhưng các bạn có thể yên tâm bởi phần lớn tình trạng sa trực tràng ở trẻ em đều lành tính. Sa trực tràng chỉ nguy hiểm khi kèm theo các biến chứng như chảy máu, viêm loét trực tràng, tắc ruột, vỡ trực tràng,…

Tuy nhiên tình trạng sa trực tràng ở trẻ em sẽ gây ra cho bé cảm giác khó chịu và nhiều sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, chính điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của trẻ.

Cách xử lý khi trẻ bị sa trực tràng

Như đã nói ở trên, dù trẻ bị sa trực tràng không kèm biến chứng vẫn có thể gây ra những bất tiện và khó chịu trong cuộc sống hàng ngày, chính vì vậy bố mẹ cần theo dõi kỹ để phát hiện sớm tình trạng này của bé. Khi phát hiện trẻ có biểu hiện bị sa trực tràng thì điều cần làm là bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách xử lý tối ưu nhất.

Trong những trường hợp sa trực tràng kèm theo các biến chứng như đã nói ở trên thì nhiều khả năng bác sĩ sẽ can thiệp bằng phẫu thuật. Với công nghệ hiện nay thì phẫu thuật xử lý sa trực tràng ở trẻ em cũng tương đối đơn giản nên bố mẹ cũng không cần phải quá lo lắng.

Sa trực tràng ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không? 3 Khi trẻ bị sa trực tràng thì tốt nhất nên thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa

Những biện pháp tránh tái phát chứng sa trực tràng ở trẻ em

Đối với những trẻ đã từng bị sa trực tràng thì bố mẹ cần thực hiện các biện pháp sau để tránh bệnh lý này tái phát:

  • Cần xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và lưu ý cung cấp đầy đủ chất xơ trong bữa ăn hàng ngày để tránh trường hợp bé bị táo bón. Nếu trẻ đã từng bị sa trực tràng thì khi táo bón sẽ khiến trẻ phải rặn mạnh khi đi đại tiện và bệnh sẽ rất dễ tái phát.
  • Khi trẻ đi đại tiện không nên ngồi xổm vì ở tư thế này sẽ gây áp lực mạnh hơn đối với trực tràng, đồng thời hậu môn cũng sẽ mở rộng nhất nên rất dễ tái phát tình trạng sa trực tràng.
  • Mỗi tối trước khi đi ngủ nên cho bé ngâm khu vực hậu môn bằng nước muối ấm để tiêu diệt vi khuẩn và tăng cường sức mạnh của cơ thắt hậu môn, giúp hạn chế tái phát tình trạng sa trực tràng ở bé.

Sa trực tràng ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không? 4

Thực đơn có đầy đủ chất xơ ngăn ngừa chứng sa trực tràng rất hiệu quả

Sa trực tràng ở trẻ em không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm và cấp tính nên bố mẹ không nên quá lo lắng nếu trẻ gặp phải tình trạng này. Hãy theo dõi con thật kỹ, đặc biệt ở giai đoạn trẻ dưới 3 tuổi để có thể phát hiện những biểu hiện sớm nhất của bệnh và đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa để có được hướng xử lý tối ưu nhất nhé.

Trung Kiên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)