Nhà thuốc Hưng Thịnh

Rò hậu môn là bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng và có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh gây ra nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh. Hiện nay, phẫu thuật là phương pháp chính điều trị bệnh. Cụ thể, phẫu thuật rò hậu môn có nguy hiểm không sẽ được nhà thuốc Hưng Thịnh phân tích dưới bài viết sau đây.

Rò hậu môn là bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng nặng nề nếu bệnh kéo dài như nhiễm trùng máu, chảy mủ hậu môn, tăng số lượng đường rò hay ung thư. Vì vậy, việc điều trị triệt để bệnh, tránh tái phát đang được nhiều người bệnh quan tâm. Và phẫu thuật rò hậu môn là phương pháp duy nhất để điều trị triệt để bệnh. Vậy, phẫu thuật rò hậu môn có nguy hiểm không?

Rò hậu môn là gì?

Rò hậu môn là bệnh lý ở hậu môn – trực tràng, hình thành do có nhiễm khuẩn tại các khe và nhú trong hậu môn. Khi các ổ viêm tại đây không được điều trị hoặc điều trị không khỏi sẽ tạo thành các ổ áp xe. Các ổ áp xe này sẽ tạo ra các lỗ rò ở hậu môn và tầng sinh môn.

Những lỗ rò hậu môn thường chảy ra dịch mủ và có mùi hôi. Khi đi đại tiện hoặc xì hơi, phân sẽ rỉ qua những lỗ rò này càng khiến hậu môn viêm, sưng mủ gây căng tức và đau rát. Thực chất, rò hậu môn không gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng nhưng sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Căn cứ vào vị trí lỗ rò, đường rò mà rò hậu môn gồm các loại:

  • Rò không hoàn toàn: Chỉ xác định được 1 lỗ rò ở trong hoặc ngoài hậu môn.

  • Rò phức tạp: Đường rò phân nhánh bởi nhiều lỗ rõ thông ra ngoài da.

  • Đường rò đơn giản: Đường rò thẳng không phân nhánh đi từ trong ra ngoài.

  • Rò trong cơ thắt: Đây là hậu quả của áp xe dưới da cạnh hậu môn, là lỗ rò nông, ít tái phát sau điều trị.

  • Rò qua cơ thắt: Là hậu quả của áp xe vùng hố ngồi trực tràng và đường dò thường đi qua cơ thắt.

  • Rò ngoài cơ thắt: Là hậu quả của áp xe vùng chậu hông trực tràng.

Phẫu thuật rò hậu môn có nguy hiểm không? 1 Bệnh rò hậu môn do các ổ áp xe tại hậu môn lâu ngày gây ra

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh rò hậu môn

Nguyên nhân rò hậu môn

Nguyên nhân chính gây ra lỗ rò hậu môn là do các ổ áp xe hậu môn (chiếm 50%). Ngoài ra, còn có một số yếu tố có thể gây ra bệnh rò hậu môn như:

  • Mắc bệnh lao.

  • Ung thư hậu môn – trực tràng.

  • Những người từng phẫu thuật tuyến tiền liệt.

  • Do va đập, chấn thương hậu môn, cắt trĩ hay rạch tầng sinh môn khi sinh đẻ…

  • Chế độ ăn uống nhiều đồ nóng, khó tiêu gây đầy bụng, táo bón…cũng có thể là yếu tố gây ra bệnh rò hậu môn.

Triệu chứng rò hậu môn

Các triệu chứng xác định bạn có thể đang bị rò hậu môn như:

  • Sưng – đau xung quanh hậu môn.

  • Hậu môn có tiết dịch mủ hoặc máu có mùi hôi và cơn đau có thể giảm sau khi dịch chảy qua các lỗ rò ra ngoài.

  • Gây kích ứng da xung quanh hậu môn như đỏ, nóng, ngứa…

  • Đau rát khi đại tiện.

  • Chảy máu hậu môn.

  • Khi bị nhiễm trùng, có thể gây sốt, ớn lạnh hay mệt mỏi, chán ăn…

Khi có những triệu chứng trên, bạn hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và được điều trị kịp thời.

Phẫu thuật rò hậu môn có nguy hiểm không? 2 Rò hậu môn gây đau rát, khó chịu ở hậu môn cho người bệnh

Phẫu thuật rò hậu môn có nguy hiểm không?

Phẫu thuật rò hậu môn là phương pháp đơn giản, diễn ra nhanh chóng và là phương pháp duy nhất điều trị triệt để được bệnh. Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu hiện phẫu thuật để điều trị bệnh cho những người mắc bệnh lý rò hậu môn.

Tuy nhiên, cũng như các phẫu thuật khác, phẫu thuật rò hậu môn cũng tiềm ẩn những biến chứng như:

  • Trong phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ để giảm đau. Do đó, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng do thuốc vô cảm gây ra như dị ứng, sốc phản vệ…

  • Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện phẫu thuật rò hậu môn như nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương gân, cơ, dây chằng hoặc các cấu trúc xung quanh hậu môn…

  • Có thể gặp một số rủi ro khác phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, kỹ thuật hay dụng cụ tại cơ sở…

Đây là những biến chứng có thể gặp trong cuộc phẫu thuật rò hậu môn với tỷ lệ khá thấp. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa các rủi ro này, bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín và chất lượng để thực hiện thủ thuật này.

Phẫu thuật rò hậu môn có nguy hiểm không? 3 Phẫu thuật rò hậu môn có nguy hiểm không?

Phẫu thuật rò hậu môn tiến hành như thế nào?

Nguyên tắc thực hiện phẫu thuật rò hậu môn

  • Phải đảm bảo được chức năng tự chủ đại tiện của cơ hậu môn.

  • Hạn chế tối đa sự biến dạng và ảnh hưởng đến chức năng cũng như thẩm mỹ của tầng sinh môn, ống hậu môn – trực tràng.

  • Phải giải quyết triệt để lỗ rò nguyên phát.

Quy trình phẫu thuật rò hậu môn

  • Bước 1: Thăm khám lâm sàng, tìm hiểu tiền sử bệnh và chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng, X – quang…Từ đó, tư vấn rõ tình trạng và giải thích phương pháp cũng như thời gian thực hiện phẫu thuật.

  • Bước 2: Vệ sinh hậu môn hay thụt tháo để tránh xảy ra biến chứng viêm nhiễm trong quá trình phẫu thuật.

  • Bước 3: Tùy theo tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân mà có thể gây mê hoặc gây tê tại chỗ.

  • Bước 4: Tiến hành thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng sóng cao tần để xác định vị trí đường rò, lỗ nguyên phát. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành lấy hết dịch mủ, loại bỏ tế bào bị viêm triệt để và bơm rửa sạch sẽ một cách cẩn thận. Đồng thời, đảm bảo không ảnh hưởng đến khả năng tự chủ đại tiện của hậu môn.

  • Bước 5: Sau quá trình thủ thuật, hậu môn sẽ được vệ sinh sạch sẽ nhằm đảm bảo vô khuẩn và hạn chế nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

  • Bước 6: Sau phẫu thuật, bệnh nhân được đưa về phòng hồi sức để theo dõi sức khỏe và thực hiện y lệnh thuốc.

Lưu ý sau phẫu thuật rò hậu môn

Phẫu thuật rò hậu môn có nguy hiểm không? 4 Ăn nhiều hoa quả, rau xanh để hạn chế táo bón sau phẫu thuật rò hậu môn

Sau phẫu thuật lỗ rò hậu môn, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Chế độ ăn: Người bệnh nên ăn những thực phẩm dễ tiêu như ăn nhiều trái cây, rau xanh, bổ sung thực phẩm giàu protein và vitamin, uống nhiều nước trái cây…Đồng thời, có thể sử dụng một số thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần tránh những đồ cay nóng, tránh ăn quá nhiều thịt đỏ (thịt cừu, thịt bò) hay hải sản và hạn chế ăn quá nhiều chất béo trong thời gian đầu vì có thể gây táo bón.

  • Vệ sinh: Ngâm hậu môn bằng dung dịch nước muối pha với Betadine 4% để tránh phù nề và khử trùng vết thương. Đồng thời, không được băng bó vết thương mà hãy để hở hoàn toàn, không mặc quần lót, mặc quần rộng rãi và thoáng mát. Hãy vệ sinh, thay gạc thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập ngược lại.

  • Chế độ sinh hoạt: Không nên ngồi một chỗ quá lâu, hãy đi lại nhẹ nhàng nhằm giúp vết thương nhanh hồi phục. Tuyệt đối không tắm bồn khi vết thương chưa lành hẳn, thay vào đó hãy tắm vòi hoa sen để tránh nhiễm trùng ngược dòng.

  • Thực hiện y lệnh: Sau phẫu thuật rò hậu môn, người bệnh phải uống thuốc theo đơn bác sĩ kê và khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm soát được tình trạng vết mổ sau phẫu thuật.

Với những thông tin về bệnh rò hậu môn và phương pháp điều trị bệnh qua bài viết trên. Nhà thuốc Hưng Thịnh hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Phẫu thuật rò hậu môn có nguy hiểm không?”.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)