Nhà thuốc Hưng Thịnh

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ và bé có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh và các vấn đề phát triển ở trẻ em nếu không được điều trị.

Phụ nữ có nguy cơ mắc thiếu máu do thiếu sắt (IDA) cao gấp 10 lần so với nam giới vì họ bị mất máu và chất dinh dưỡng trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc cho con bú. Phụ nữ có kinh nguyệt ra nhiều (còn được gọi là chảy máu kinh nhiều và trước đây được gọi là rong kinh ) có nguy cơ cao bị IDA vì mất máu.

Tỷ lệ mắc IDA đối với phụ nữ mang thai cao hơn phụ nữ không mang thai vì phụ nữ mang thai cần cung cấp đủ sắt cho cả hai. Sắt là một vấn đề quan trọng: Có đủ sắt rất quan trọng cho sự phát triển của nhau thai và thai nhi. Và số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh cũng rất tốt cho mẹ – chất sắt giúp bạn phục hồi sau khi mất máu trong quá trình sinh nở.

Những vấn đề mẹ và bé gặp khi thiếu máu do thiếu sắt 1 Phụ nữ có nguy cơ mắc thiếu máu do thiếu sắt cao hơn nam giới.

Các trường hợp IDA không được điều trị có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cả mẹ và con trong và sau khi mang thai. Tin tốt là nhiều phụ nữ có thể điều trị IDA bằng chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng.

Những vấn đề mà mẹ và bé gặp khi thiếu máu do thiếu sắt là gì?

Phụ nữ mang thai có tiền sử kinh nguyệt ra nhiều, ốm nghén nhiều hoặc đang mang nhiều hơn một em bé cũng có nguy cơ mắc IDA.

Phụ nữ mang thai với IDA – chiếm 42% tổng số phụ nữ mang thai trên thế giới – có thể bị một loạt các biến chứng thể chất bao gồm suy tim cũng như suy giảm chức năng nhận thức (các kỹ năng được não bộ sử dụng để suy nghĩ, học hỏi và ghi nhớ và thực hiện các tác vụ đơn giản và phức tạp).

Một nghiên cứu cho thấy IDA dẫn đến kém tập trung và giảm khả năng làm việc ở phụ nữ mang thai. Nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ trầm cảm sau sinh ở phụ nữ mang thai bị IDA lớn hơn đáng kể so với phụ nữ không bị thiếu máu.

Trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị thiếu máu có liên quan đến việc sinh con nhẹ cân và sinh non. Sau khi sinh, trẻ sơ sinh có mẹ bị IDA nặng có thể bị chậm phát triển và tăng trưởng và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ tử vong tăng ngay trước hoặc sau khi sinh.

Những vấn đề mẹ và bé gặp khi thiếu máu do thiếu sắt 2 Trẻ có thể chậm phát triển nếu như mẹ bị IDA nặng.

Dấu hiệu cảnh báo IDA là gì?

Bên cạnh tầm soát để kiểm tra xem bản thân có bị IDA hay không. Các mẹ nên dành thêm thời gian để lắng nghe cơ thể của mình vì các dấu hiệu trong thời kỳ mang thai có thể phản ánh các dấu hiệu của IDA.

Thường thì phụ nữ mang thai đều mệt mỏi trong tam cá nguyệt đầu tiên và thường là tam cá nguyệt thứ 3. Mệt mỏi không cải thiện sau tam cá nguyệt đầu tiên hoặc trầm trọng hơn có thể là dấu hiệu của IDA. Các dấu hiệu như bị chóng mặt và cảm thấy yếu, đau đầu hoặc hội chứng chân không yên – đây đều là những triệu chứng quan trọng.

Điều trị và phòng ngừa IDA như thế nào?

Điều trị IDA

Để điều trị các trường hợp nhẹ của IDA, bước đầu tiên là dùng viên uống bổ sung sắt. Tuy nhiên, một số phụ nữ gặp rắc rối với liều lượng sắt cao vì nó có thể gây buồn nôn, nôn mửa hoặc táo bón. Những trường hợp này cần được bổ sung sắt qua đường tĩnh mạch máu tại phòng khám bác sĩ.

Đối với một số phụ nữ, ăn protein giàu chất sắt như thịt đỏ, thịt gia cầm và cá có thể giúp điều trị IDA, chất sắt từ thịt đỏ được hấp thụ dễ dàng nhất. Nhưng đối với những phụ nữ không ăn thịt, các lựa chọn giàu chất sắt như mận khô, đậu Hà Lan và ngũ cốc ăn sáng tăng cường chất sắt sẽ phù hợp hơn.

Phòng ngừa IDA như thế nào?

Để ngăn ngừa IDA thì điều quan trọng nhất đó chính là người phụ nữ cần đảm bảo cô ấy khoẻ mạnh trước khi mang thai và duy trì cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh.

Những vấn đề mẹ và bé gặp khi thiếu máu do thiếu sắt 3 Duy trì một lối sống lành mạnh và bổ sung sắt thường xuyên là cách để phòng ngừa IDA.

Ngoài ra, cần bổ sung sắt trong thời kỳ mang thai để đảm bảo cho sự thay đổi đối với các hồng cầu và nhu cầu của thai nhi. Những trường hợp nặng hơn có thể phải truyền máu và nhờ sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những vấn đề mẹ và bé gặp khi thiếu máu do thiếu sắt. Trường hợp thiếu máu ở bà bầu gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả bà mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé tránh bị bệnh thiếu máu thì khi mang thai bà mẹ cần ăn uống đầy đủ, ưu tiên thực phẩm giàu sắt như thịt bò, trứng, sữa và nghỉ ngơi hợp lý để tránh sinh non.

 Hoàng Minh

Nguồn: Healthy Women

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)