Nhà thuốc Hưng Thịnh

Vệ sinh lưỡi cũng quan trọng như vệ sinh răng miệng hằng ngày. Điều này ngăn chặn sự tấn công, phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng. Do đó, nếu không vệ sinh lưỡi sẽ gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe

Lưỡi cũng là bộ phận có khả năng gây bệnh nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên, điều này ít ai biết và cũng không chú trọng đến việc vệ sinh lưỡi hằng ngày. Trong bài viết này, sẽ chia sẻ một số thông tin về những tác hại của việc không vệ sinh lưỡi đến mọi người, cùng theo dõi nhé. 

Vệ sinh lưỡi có thật sự cần thiết không?

Các mảng bám, thức ăn vụn chính là những tác nhân gây ra vấn đề về răng miệng. Mảng bám sẽ không tự mất đi nếu không được vệ sinh và làm sạch mỗi ngày. Do đó, việc vệ sinh lưỡi 2 lần/ngày như việc vệ sinh răng miệng là vô cùng cần thiết. Điều này giúp loại bỏ mảng bám, giữ cho răng luôn chắc khỏe, hơi thở luôn thơm tho.

Nếu chỉ súc nước bình thường thì không thể loại bỏ được mảng bám cũng như vi khuẩn gây hại. Trên lưỡi vẫn còn đóng bợn trắng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Theo các chuyên gia, việc vệ sinh lưỡi là vô cùng cần thiết và phải thực hiện thường xuyên để nâng cao sức khỏe răng miệng. 

Vệ sinh lưỡi có cần thiết không? Vệ sinh lưỡi có cần thiết không?

Những tác hại của việc không vệ sinh lưỡi 

Có rất nhiều người không biết và không để tâm đến những tác hại của việc không vệ sinh lưỡi. Thế nhưng, không vệ sinh lưỡi lại âm thầm gây nên nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe:

Lưỡi đổi màu

Nếu không vệ sinh lưỡi thường xuyên, màu sắc của lưỡi sẽ không giữ được hồng đỏ như ban đầu mà chuyển dần sang màu trắng, sau đó sang vàng nâu, màu tối hơn và xuất hiện tình trạng sần sùi. Hình thành nên dấu hiệu này chính là mảng thức ăn không được làm sạch vẫn còn sót lại trong miệng. Vì thế, vệ sinh lưỡi, cạo sạch bựa lưỡi mỗi ngày là giải pháp khắc phục tình trạng này. 

Vị giác kém đi

Trên bề mặt lưỡi có nhiều gai vị giác, nếu không vệ sinh lưỡi sẽ làm vi khuẩn, tế bào chết và mảng bám tích tụ, che lấp gai vị giác. Từ đó, hạn chế sự tiếp xúc của gai vị giác với thức ăn, thực phẩm. Điều này làm mất cảm giác ngon miệng, không cảm nhận được hương vị của thực phẩm. 

Những tác hại của việc không vệ sinh lưỡi Những tác hại của việc không vệ sinh lưỡi

Viêm nướu

Lưỡi không được vệ sinh sẽ tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ, sinh sôi và phát triển. Chúng không chỉ làm ảnh hưởng đến lưỡi mà còn lan rộng và tấn công sang nướu và răng. Từ đó, dẫn đến bệnh viêm nướu, càng kéo dài sẽ hình thành nên viêm nha chu, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến tim.

Lở loét miệng

Khi lượng vi khuẩn trong miệng quá lớn, có thể có sự xâm nhập của nấm dẫn đến miệng, lưỡi bị lở loét, bị nấm.

Hơi thở có mùi hôi

Hơi thở có mùi hôi là dấu hiệu thường gặp. Vì không vệ sinh lưỡi sẽ làm cho vi khuẩn và các mảng bám tích tụ nhiều. Chúng sinh sôi, sử dụng nguồn thức ăn vụn, thừa trên bề mặt lưỡi, khoang miệng. Từ đó, thức ăn phân hủy gây nên mùi hôi khó chịu trong hơi thở. 

Cách vệ sinh lưỡi sạch sẽ mỗi ngày

Có rất nhiều cách vệ sinh lưỡi đơn giản mà còn dễ thực hiện tại nhà. Điều này giúp mọi người dễ tiến hành để giữ vệ sinh răng miệng, lưỡi sạch sẽ, phòng các vấn đề về bệnh tật.

  • Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi: Dụng cụ cạo lưỡi có thể tìm mua ở hiệu thuốc, hay những chỗ bán dụng cụ nha khoa,… thực hiện cạo lưỡi 2 lần/ngày như đánh răng để loại bỏ mảng bám, bợn trắng trên bề mặt lưỡi. 
  • Dùng muối: Lấy vài viên muối hột để lên lưỡi rồi dùng bàn chải chà nhẹ nhàng để loại bỏ tế bào chết, mảng bám, vi khuẩn tích tụ.
  • Dùng bàn chải đánh răng: Có thể dùng bàn chải đánh răng để vệ sinh lưỡi. Chú ý chà phải nhẹ nhàng và sâu bên trong vì bên trong khó vệ sinh cũng là nơi mà vi khuẩn và mảng bám tích tụ nhiều. 
  • Dung dịch vệ sinh lưỡi: Có thể tìm mua dung dịch vệ sinh lưỡi ở hiệu thuốc hay nha khoa. Ngậm và súc miệng với dung dịch này mỗi ngày sẽ diệt khuẩn, thanh tẩy mảng bám trên lưỡi. 

Cạo lưỡi giữ vệ sinh mỗi ngày Cạo lưỡi giữ vệ sinh mỗi ngày 

Ngoài ra, mọi người vẫn có thể vệ sinh lưỡi bằng các nguyên liệu từ tự nhiên. Các nguyên liệu này lành tính, an toàn khi sử dụng, nhất là có khả năng diệt khuẩn, chống oxy hóa và đem lại hiệu quả làm sạch vượt trội. 

  • Dùng lô hội: Lô hội còn được gọi là nha đam, trong thành phần giàu các chất kháng khuẩn, kháng viêm, làm lành vết thương nhanh chóng. Dùng phần gel lô hội ép lấy nước, sau đó ngậm nước này trong miệng 1 – 2 phút rồi nhổ và súc miệng với nước sạch lại. Để hiệu quả nên thực hiện thường xuyên, 1 – 2 lần/ngày. 
  • Mật ong: Thành phần cũng giàu dinh dưỡng và chứa nhiều chất có khả năng diệt khuẩn, chống oxy hóa hiệu quả. Dùng mật ong pha với nước ấm rồi dùng nước này để súc miệng. Sau đó, nhổ bỏ và súc lại với nước sạch, nên thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.
  • Tinh bột nghệ: Trong nghệ có tinh chất curcumin có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa và làm lành vết thương hiệu quả. Để thực hiện, trộn tinh bột nghệ với nước ép cam quýt, rồi dùng hỗn hợp này chà xát lên lưỡi 1 – 2 phút rồi nhổ bỏ. Cuối cùng là súc miệng lại với nước sạch, cũng nên thực hiện 1 – 2 lần/ngày. 

Nguyên liệu tự nhiên làm sạch lưỡi Nguyên liệu tự nhiên làm sạch lưỡi 

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết giúp mọi người hiểu hơn về tác hại của việc không vệ sinh lưỡi. Từ đó, biết cách chăm sóc và bảo vệ lưỡi tốt hơn, để nâng cao sức khỏe răng miệng. 

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)