Nhà thuốc Hưng Thịnh

Các quy trình phẫu thuật cần thiết đối với người bị sứt môi còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, độ tuổi và của các dị tật bẩm sinh khác kèm theo. Phẫu thuận sứt môi sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên mong muốn của bệnh nhân.

Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ bị sứt môi bẩm sinh ngày càng tăng cao. Những yếu tố dị tật khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp, khiến trẻ dễ mặc cảm về bản thân. Bố mẹ cần phải được tìm hiểu thêm những điều cần biết về phẫu thuật sứt môi và bổ sung thêm các kiến thức liên quan để việc chăm sóc trẻ trở nên dễ dàng hơn.

Những điều cần biết về phẫu thuật sứt môi

Môi được hình thành từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 7 trong thai kỳ, khi thai nhi phát triển trong bụng mẹ, các tế bào từ mỗi bên của đầu phát triển về phía trung tâm khuôn mặt và liên kết lại với nhau từ đó tạo nên khuôn mặt. Sự kết hợp này tạo thành những đặc điểm trên khuôn mặt gồm có môi và miệng.

Hiện tượng sứt môi xảy ra nếu các mô tạo nên môi không được kết hợp hoàn chỉnh trước khi sinh. Điều này dẫn đến đường nứt ở môi trên, có thể là một khe nhỏ hoặc một đường nứt lớn qua môi vào mũi. Sứt môi có thể xuất hiện ở một hoặc ở cả hai bên hay ở giữa môi. Trường hợp ở giữa môi thường ít gặp. Trẻ em bị sứt môi cũng có thể gặp tình trạng hở hàm ếch.

Phẫu thuật sửa tật sứt môi ở trẻ thường được bác sĩ thực hiện trong vài tháng đầu đời. Đa số được đề nghị trong vòng 12 tháng tuổi. Nên phẫu thuật hở hàm ếch trong vòng 18 tháng đầu đời hoặc sớm hơn nếu có thể. Nhiều trẻ em sẽ cần các thủ tục phẫu thuật bổ sung khi chúng lớn hơn.

Phẫu thuật sứt môi: Những điều cần biết 1 Phẫu thuật sửa tật sứt môi nên thực hiện trong vài tháng đầu đời của trẻ

Thời điểm tốt nhất để tiến hành phẫu thuật sứt môi cho trẻ như sau:

  • Đối với những trẻ bị sứt môi hay sứt môi 1 bên: Thường khi bé trên 3 tháng và đạt cân nặng trên 5kg.
  • Đối với những trẻ bị sứt môi hay sứt môi toàn bộ 2 bên: Thường đối với trẻ được 6 tháng tuổi và có cân nặng trên 6kg.
  • Đối với những trẻ không sứt môi nhưng chẻ vòm họng: Thường trẻ được 18 tháng tuổi và có cân nặng khoảng 10kg.

Sau khi áp dụng với các phương pháp điều trị, diện mạo của khuôn mặt của trẻ sẽ có thể thay đổi rõ rệt. Ngoài ra, về khả năng khứu giác, thính giác được phát triển, lời nói và ngôn ngữ cũng được cải thiện hơn. Trẻ em khi sinh ra với dị tật bẩm sinh có thể cần sự hỗ trợ từ các phương pháp điều trị khác. Trong đó, chăm sóc răng miệng, chỉnh hình răng hoặc áp dụng vật lí trị liệu ngôn ngữ là rất quan trọng.

Một số lưu ý về phẫu thuật sứt môi ở trẻ

Để thực hiện cuộc phẫu thuật được diễn ra tốt nhất, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Trước khi phẫu thuật cần chăm sóc sức khỏe cho trẻ thật tốt.
  • Khi phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của trẻ luôn được mạnh khỏe, không ho, không sốt,….
  • Một số trường hợp, trẻ hở bị sứt môi có thể được phẫu thuật trước hoặc sau thời gian quyết định. Tuy nhiên vấn đề này cần phải do bác sĩ điều trị chỉ định.
  • Nếu như sau khi phẫu thuật, vết sẹo vẫn xấu thì trẻ có thể được chỉnh lại cho đến khi đạt yêu cầu về tính thẩm mỹ.

Phẫu thuật sứt môi: Những điều cần biết 2 Trước khi phẫu thuật phải đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt

Vết sứt môi sẽ được khâu lại sau khoảng từ 1 đến 2 giờ phẫu thuật. Hầu hết trẻ đều nằm viện từ 1 đến 2 ngày, chỉ khâu sẽ được cắt bỏ sau vài ngày hoặc có thể để tự tiêu biến đi. Trể có thể có một vết sẹo mỏng, nhưng bác sĩ phẫu thuật sẽ cố gắng để vết sẹo trùng với các đường của môi một cách tự nhiên để làm cho vết sẹo ít bị chú ý hơn và vết sẹo sẽ mờ dần theo thời gian. 

Phòng ngừa tình trạng sứt môi ở trẻ

Trong nhiều trường hợp, trẻ bị sứt môi không thể ngăn chặn được, tuy nhiên bậc cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp để giảm nguy cơ cho thai nhi, chẳng hạn như:

  • Người mẹ nên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh.
  • Nếu gia đình có tiền sử bị sứt môi, bạn nên trao đổi cùng với bác sĩ khi mang thai để giúp bạn xác định sớm trẻ khi sinh ra có nguy cơ bị hở hàm ếch hay không.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin trước khi sinh với liều lượng phù hợp với cơ thể sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, trong đó có sứt môi. Do đó, bạn nên bổ sung đủ các vitamin nếu có ý định mang thai.
  • Mẹ mang thai không nên sử dụng bia rượu, hút thuốc hay sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích cồn. Trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ cao bị dị tật, nhất là sứt môi nếu người mẹ sử dụng thuốc lá và uống chất cồn trong giai đoạn mang thai.
  • Trước và trong quá trình mang thai, phụ nữ nên dùng từ 0,4 – 1mg axit folic mỗi ngày, uống ít nhất là 1 tháng trước khi mang thai. Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm axit folic thông qua ăn rau xanh, hoa quả như cam, quýt và một số loại ngũ cốc. Tuy nhiên, không được sử dụng axit folic liều cao tránh gây tổn thương cho thần kinh do bài tiết kém và khiến B12 thiếu hụt.
  • Cẩn thận khi sử dụng các chất vitamin A khi đang mang thai.

Phẫu thuật sứt môi: Những điều cần biết 3
Thai phụ trong khi thời gian mang thai cần bổ sung đầy đủ vitamin

Phẫu thuật sứt môi sẽ giúp cải thiện ngoại hình của trẻ, đồng thời khả năng ăn uống và giao tiếp ở trẻ cũng trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, việc phẫu thuật sẽ giúp trẻ có thể hòa nhập với cuộc sống như nhiều đứa trẻ bình thường khác.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)