Nhà thuốc Hưng Thịnh

Có nhiều nhóm máu khác nhau với những đặc trưng riêng biệt. Tỷ lệ các nhóm máu cũng khác nhau. Nhóm máu nào có tỷ lệ thấp được cho là nhóm máu hiếm. Vậy nhóm máu AB có hiếm không?

Nhà khoa học Karl Landsteiner là người đầu tiên phát hiện ra nhóm máu. Các nhóm máu khác nhau có đặc trưng khác nhau. Biết mình thuộc nhóm nào, đặc tính nhóm máu ra sao và nhóm máu của bạn có phải nhóm máu hiếm hay không rất quan trọng. Nếu bạn đang sở hữu nhóm máu AB, hẳn điều bạn đang quan tâm là nhóm máu AB có hiếm không? Cùng khám phá câu trả lời nhé!

Yếu tố quyết định nhóm máu

Thành phần chính của máu gồm các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong cơ thể. Số lượng tế bào hồng cầu có thể gấp 15 lần số lượng tiểu cầu và gấp 600 lần tế bào bạch cầu. Trên bề mặt của hồng cầu có chứa các kháng nguyên, được coi là căn cứ để xác định nhóm máu. 

Theo công nhận của Hội Truyền máu Quốc tế, hiện tại các nhà khoa học tìm ra 39 hệ nhóm máu dựa trên 367 kháng nguyên. Trong đó hệ nhóm máu phổ biến nhất là hệ nhóm máu ABO và Rh. AB là một nhóm máu thuộc hệ nhóm máu ABO. Giống như các nhóm máu khác ở người, nhóm máu AB cũng có những đặc trưng riêng biệt. Vậy nhóm máu AB có hiếm không?

nhóm máu ab có hiếm không 1 Nhóm máu AB thuộc hệ nhóm máu ABO

Nhóm máu AB là gì?

Người sở hữu nhóm máu AB có thể hưởng gen A từ người bố và gen B từ người mẹ hoặc ngược lại. Ở nhóm máu A, trên bề mặt hồng cầu có kháng nguyên A, trong huyết tương có kháng thể B. Ở nhóm máu B, trên bề mặt hồng cầu có kháng nguyên B, trong huyết tương có kháng thể A. Còn ở nhóm máu AB, trên bề mặt hồng cầu có cả kháng nguyên A và B nhưng trong huyết tương không có cả kháng thể A và B. Người mang nhóm máu này rất quan tâm nhóm máu AB có phải nhóm máu hiếm không.

Trong nhóm máu AB, các nhà khoa học lại phân chia thành 2 nhóm máu nhỏ gồm AB Rh+ (hay AB+) và AB Rh- (hay AB-) dựa vào yếu tố Rh. Đây chính là yếu tố quyết định sự tương thích khi cho – nhận máu. Đây cũng là yếu tố giúp xác định một nhóm máu là hiếm hay không. 

Thế nào là nhóm máu hiếm?

Trước khi giải đáp nhóm máu AB có hiếm không, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là nhóm máu hiếm. Hiệp hội Truyền máu quốc tế quy định nhóm máu hiếm là nhóm máu có tỷ lệ người mang trong cộng đồng dưới 0,1%. Một khảo sát của Trường Y khoa Stanford (Mỹ) đã cho kết quả: 

  • Nhóm máu O+ chiếm tỷ lệ 37,4%.

  • Nhóm máu O- chiếm tỷ lệ 6,6%.

  • Nhóm máu A+ chiếm tỷ lệ 35,7%.

  • Nhóm máu A- chiếm tỷ lệ 6,3%.

  • Nhóm máu B+ chiếm tỷ lệ 8,5%.

  • Nhóm máu B- chiếm tỷ lệ 1,5%.

  • Nhóm máu AB+ chiếm tỷ lệ 3,4%.

  • Nhóm máu AB- chiếm tỷ lệ 0,6%.

Như vậy, ở Mỹ, nhóm máu AB- là nhóm máu hiếm và các nhà khoa học cũng công nhận đây là nhóm máu hiếm nhất trên thế giới. Nhóm máu AB Rh+ có hiếm không? Câu trả lời là không.

nhóm máu ab có hiếm không 2 Nhóm máu AB- mới là nhóm máu hiếm

Ở nước ta, các thống kê cho kết quả: 

  • Tỷ lệ 20% người mang nhóm máu A trong cộng đồng.

  • Tỷ lệ 30% người mang nhóm máu B trong cộng đồng.

  • Tỷ lệ 45% người mang nhóm máu O trong cộng đồng.

  • Tỷ lệ 5% người mang nhóm máu AB trong cộng đồng.

Như vậy, nhóm máu AB là nhóm máu có ít người sở hữu nhất. Hiểu theo cách thông thường, nhiều người vẫn gọi đây là một nhóm máu hiếm. Nhưng thực tế, nhóm máu AB chưa thỏa quy định nhóm máu hiếm của Hiệp hội Truyền máu quốc tế. 

Một thống kê khác cho thấy có đến 99,96% dân số mang nhóm máu Rh+. Như vậy, 0,04% dân số mang nhóm máu Rh- là nhóm máu hiếm. Có thể thấy, nhóm máu AB có hiếm không? Câu trả lời là không. Nhưng nhóm máu AB- lại là một nhóm máu hiếm. 

Lợi thế và hạn chế của nhóm máu AB

Mỗi nhóm máu mang trong mình những đặc trưng riêng biệt trong đó có cả lợi thế và hạn chế. Nhóm máu AB có lợi thế lớn là nhóm máu AB+ có thể nhận được từ bất kỳ nhóm máu nào. Tuy nhiên, nhóm máu này lại chỉ có thể cho người mang cùng nhóm máu bởi sự hiện diện của cả kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt các tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, nhóm máu AB Rh- lại chỉ có thể nhận được từ người mang nhóm máu Rh- mà thôi. Nếu truyền nhầm nhóm máu có thể gây phản ứng truyền máu nguy hiểm. 

Những người sở hữu nhóm máu hiếm AB- thường gặp khó khăn trong huy động máu nếu không may gặp phải tai nạn, phẫu thuật, điều trị bệnh… Ngân hàng máu và bệnh viện không phải lúc nào cũng đủ máu dự phòng. 

nhóm máu ab có hiếm không 3 Xác định nhóm máu là việc ai cũng nên làm

Vì vậy, bất cứ ai trong chúng ta cũng nên sớm làm xét nghiệm nhóm máu. Việc này không những giúp chúng ta thỏa mãn sự tò mò mà còn có thể:

  • Xây dựng chế độ ăn phù hợp theo từng nhóm máu để cải thiện miễn dịch, phòng chống bệnh tật.
  • Kiểm tra độ tương thích trong hiến tạng, mô, tủy…
  • Chứng minh mối quan hệ huyết thống.
  • Phát hiện và áp dụng biện pháp can thiệp kịp thời trước nguy cơ bất đồng nhóm máu ở phụ nữ mang thai và thai nhi. 

Mang nhóm máu hiếm AB- cần làm gì?

Khi đã có lời giải đáp cho câu hỏi nhóm máu AB có hiếm không và biết mình mang nhóm máu hiếm AB-, bạn cần làm gì? 

Việc đầu tiên bạn cần làm là chăm sóc sức khỏe thật tốt bằng chế độ ăn uống lành mạnh. Bằng cách này bạn sẽ không bị thiếu máu dẫn đến suy nhược cơ thể.

Khi khỏe mạnh, bạn cũng có thể đăng ký gửi máu vào ngân hàng máu để phòng khi cần dùng và tham gia hiến máu tình nguyện để giúp đỡ những người mang nhóm máu hiếm khác khi họ cần truyền máu.

nhóm máu ab có hiếm không 4 Người có nhóm máu hiếm hiến máu cứu người

Bạn có thể đến các trung tâm hiến máu hay các hội nhóm của người mang máu hiếm để đăng ký thông tin. Khi thông tin của bạn được ghi nhận, có thể một lúc nào đó bạn sẽ được đề nghị hiến máu cho người cần và khi bạn cần cũng có người sẵn sàng giúp đỡ bạn. 

Với những thông tin trên đây đã giúp trả lời cho câu hỏi nhóm máu AB có hiếm không. Biết được nhóm máu của mình, hãy chủ động chăm sóc sức khỏe thật tốt và làm những gì cần thiết để dự phòng nếu bạn mang nhóm máu hiếm.

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)