Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bệnh giun đũa chó không gây nguy hiểm nhưng nếu phát hiện muộn người bệnh có thể gặp các biến chứng tại nhiều cơ quan thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, mọi người cần ghi nhớ 4 dấu hiệu bị giun đũa chó để nhận diện bệnh và điều trị kịp thời.

Bệnh giun giun đũa chó ở người hay còn gọi là bệnh Toxocara do giun đũa Toxocara canis trên con chó gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn và không có những triệu chứng lâm sàng đặc biệt. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về bệnh giun đũa chó, đặc biết là các dấu hiệu bị giun đũa chó.

Những nguyên nhân gây bệnh giun đũa chó

Nhận diện 4 dấu hiệu bị giun đũa chó? Cách điều trị thế nào? 1 Bệnh giun đũa chó là do giun đũa Toxocara canis trên người con chó gây nên

Bệnh giun đũa chó xuất phát từ các nguồn truyền nhiễm:

Ổ chứa: Cơ thể của con chó là ổ chứa của giun đũa Toxocara canis. Ổ chứa trứng giun là đất, nước bị nhiễm phân chó mèo.

Thời gian ủ bệnh:

  • Tùy thuộc vào mức độ nhiễm ấu trùng giun nhiều hay ít và tính nhạy cảm của người bệnh mà thời gian ủ bệnh kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. 
  • Trường hợp người bệnh ăn phải gan có mầm bệnh chưa được nấu chín, gây bệnh giun đũa thì thời gian ủ bệnh có thể kéo dài vài giờ hay vài ngày.
  • Ấu trùng giun đũa chó có thể tồn tại trong các bộ phận nhiều năm nếu không được điều trị.

Thời kỳ lây truyền: Chó con khoảng 3 tuần tuổi, bị nhiễm bệnh từ chó mẹ qua rau thai hoặc qua bú sữa mẹ, đã có thể thải trứng giun đũa chó ra ngoài.

4 dấu hiệu bị giun đũa chó cần lưu ý

Nếu không phát hiện sớm các triệu chứng nhiễm giun đũa chó để điều trị sớm thì bệnh sẽ tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm như:

  • Ấu trùng đi vào nội tạng gây hen suyễn, gan to, sốt, phình lá lách.
  • Ấu trùng đi vào mắt giảm thị lực nghiêm trọng, làm tổn thương võng mạc, dẫn đến mù lòa hoặc bị lác.
  • Nguy cơ bị đau hệ thần kinh trung ương, viêm thận, viêm cơ tim… và có thể dẫn đến tử vong. 

Để phòng tránh bệnh, bạn cần lưu ý 4 dấu hiệu bị giun đũa chó sau đây:

Ngứa, nổi mề đay 

Dấu hiệu thường thấy khi bị nhiễm ký sinh trùng giun đũa chó là ngứa, gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng ngứa nhiều về đêm khiến người bệnh không ngủ được. Người bệnh thường có xu hướng gãi khi ngứa. Hành động gãi lại gây kích thích đối với cơ thể, làm cơ thể phản ứng lại và gây ngứa nhiều hơn, người bệnh càng gãi càng ngứa. Hơn nữa, gãi mạnh có thể làm trầy xước da, tạo điều kiện thuận lợi để virus, vi trùng xâm nhập gây nhiễm trùng da.

Ngoài ngứa, nổi mề đay cũng là dấu hiệu bị giun đũa chó. Đây là phản ứng của da khi tiếp xúc với các nguyên nhân dị ứng. Mề đay là những vùng da màu đỏ hoặc hồng, bằng phẳng hoặc gồ lên trên mặt da, gây ngứa nhiều, nằm rải rác hoặc tập trung lại thành từng đám. Người bệnh có thể nổi mề đay ở một vùng hay toàn thân. Mề đay ở mức nhẹ có thể tự hết nhưng cũng có thể kéo dài cần phải điều trị.

Nhận diện 4 dấu hiệu bị giun đũa chó? Cách điều trị thế nào? 2 Nổi mề đay, ngứa là dấu hiệu bị giun đũa chó thường gặp

Đau bụng, buồn nôn

  • Khi bị nhiễm giun đũa chó, trẻ em thường gặp hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng hơn người lớn. Các triệu chứng lâm sàng bệnh phần lớn do sự di chuyển của ấu trùng Toxocara qua đường máu, đến các mô và cơ quan trong cơ thể. Ấu trùng di chuyển đến cơ quan nào sẽ gây ra triệu chứng ở nơi đó.
  • Cơ quan thường bị xâm nhiễm nặng nhất là gan với biểu hiện thường gặp là gan to. Bệnh nhân có thể gặp triệu chứng đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn, có cảm giác tức vùng bụng bên phải, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy thường kèm sốt nhẹ.
  • Khi ấu trùng giun đũa chó di chuyển đến phổi, mô cơ hoặc tim sẽ gây nên triệu chứng đau cơ, khò khè, khó thở dạng giả hen, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, hiếm hơn có thể gặp suy hô hấp, đột tử do tim.

Mờ mắt 

  • Người bệnh vốn không bị chấn thương mắt hoặc gặp bệnh lý nào về mắt. Nhưng khi bị nhiễm giun đũa chó, một bên mắt đột ngột mờ đi nhanh chóng, kèm theo cảm giác ngứa, đỏ mắt, chảy nước mắt, cảm giác cộm trong mắt, khó chịu. 
  • Tình trạng mờ mắt thường xảy ra ở trẻ em từ 5 đến 10 tuổi do ấu trùng giun đũa chó di chuyển vào mắt. Tùy vào nơi kí sinh của ấu trùng trong mắt có thể gây viêm võng mạc, viêm màng bồ đào, thậm chí dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.

Đau đầu 

  • Đây là triệu chứng nhiễm giun đũa chó ở thể bệnh đặc biệt của ấu trùng di chuyển nội tạng, thường gặp bệnh nhân ở tuổi trung niên. Nguyên nhân là do ấu trùng di chuyển đến hệ thần kinh.
  • Người bệnh có thể đau một bên hay toàn bộ đầu, đau từng cơn hoặc đau nhiều như búa bổ hoặc đau âm ỉ cả ngày. 
  • Ngoài đau đầu, còn có các triệu chứng khác như rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, lú lẫn, yếu tay chân, co giật khi ấu trùng giun đũa chó ký sinh tại não.
  • Hiếm gặp hơn nhưng bệnh có thể làm tổn thương ở hệ thần kinh, gây các biến chứng trầm trọng và không hồi phục, có thể dẫn đến tử vong.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh giun đũa chó

Dùng thuốc điều trị

Người có dấu hiệu bị giun đũa chó có thể sử dụng các loại thuốc sau để điều trị:

  • Thiabendazole 25mg/kg cân nặng, liều dùng hai lần/ngày trong 21 ngày.
  • Dietylcarbamazine 3mg/kg cân nặng, liều dùng 3 lần/ngày trong 21 ngày.
  • Albendazole với liều cao 800mg/ngày trong 2 – 3 tuần.
  • Thuốc chống dị ứng: Telfast, loratadine, cetirizine…

Trong một số trường hợp có thể phải dùng phối hợp thuốc diệt KST với corticoide hoặc phẫu thuật nếu bị nhiễm giun đũa chó ở mắt.

Nhận diện 4 dấu hiệu bị giun đũa chó? Cách điều trị thế nào? 3 Thuốc Dietylcarbamazine 3mg được dùng để điều trị giun đũa chó

Biện pháp phòng bệnh

  • Hạn chế tiếp xúc chó mèo bị nhiễm bệnh hay môi trường nghi ngờ có bệnh.
  • Nếu nuôi chó con, hãy kiểm tra phân của chó con hàng tuần và tẩy giun mỗi tháng, đưa chó đi khám ở cơ sở thú y thường xuyên.
  • Không cho chó chạy trong khu vực có trẻ con chơi.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ những nơi chó đi vệ sinh.
  • Rửa tay cho trẻ con sau khi chơi ở nơi có đất cát và vật nuôi. Xây dựng thói quen rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch.

Kiêng ăn gì tránh bị giun đũa chó

Bạn cần tránh những thực phẩm chứa nhiều giun sán gồm:

  • Tránh ăn món thịt nhúng tái, nướng tái, thịt sống. 
  • Tiết canh, thịt, gan động vật không được nấu chín.
  • Ăn cá không nấu kỹ, đặc biệt là gỏi cá sống.
  • Không ăn rau sống, nên ăn rau đã được nấu chín.

Tóm lại, khi nhận thấy bản thân hoặc người thân trong gia đình có các dấu hiệu bị giun đũa chó kể trên, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)