Nhà thuốc Hưng Thịnh

Thai kỳ khỏe mạnh và sinh con suôn sẻ là mong ước của tất cả mẹ bầu. Tuy nhiên, không có ít trường hợp mẹ bầu gặp phải hiện tượng thai yếu, thai chết lưu hoặc thai ngừng phát triển. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu của thai yếu là vô cùng quan trọng để hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Khi mang thai, ngoài việc quan tâm đến sức khỏe của thai nhi thì mẹ bầu cũng nên lưu ý đến những dấu hiệu thai yếu. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho nhiều mẹ bầu gặp hiện tượng sảy thai hoặc thai chết lưu. Nhận biết sớm dấu hiệu và nắm rõ cách xử lý khi thai yếu sẽ giúp cho các mẹ giảm thiểu được mối nguy hiểm xảy ra. Hãy cùng nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu về các dấu hiệu thai yếu qua bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu thai yếu mà các mẹ nên đề phòng

Ra máu bất thường

Trong thời gian tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu), hiện tượng ra máu bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo thai yếu, thậm chí là sảy thai. Chính vì vậy, nếu các mẹ thấy ra máu quá nhiều thì nên nhanh chóng tới cơ sở bệnh viện để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Ngứa toàn thân

Đa số các chị em đều có biểu hiện ngứa và rạn da khi mang thai. Tuy nhiên, nếu như hiện tượng ngứa xảy ra liên tục đi kèm với một số triệu chứng khác như sốt, vàng da, nước tiểu màu nhạt,… thì nên đi khám bệnh nhanh chóng vì đây có thể là biểu hiện của bệnh biến ứ mật dẫn đến tích tụ axit mật ở trong gan. Ngoài ra, hiện tượng này kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu.

Nhận biết dấu hiệu thai yếu 1 Ngứa toàn thân liên tục có thể là biểu hiện mẹ bầu nên lưu ý

Tiết dịch âm đạo nhiều

Khi mang thai, cơ thể sẽ tăng tiết dịch âm đạo do có sự thay đổi nội tiết tố. Thông thường, dịch âm đạo sẽ có màu trong suốt hoặc trắng ngà, không kèm theo mùi hôi. Nhưng nếu mẹ bầu thấy xuất hiện dịch âm đạo màu vàng, hơi ngả xanh và kèm theo mùi hôi thì các mẹ nên đi khám bệnh vì đây là dấu hiệu của bệnh viêm cổ tử cung và có khả năng sảy thai cao.

Sốt cao

Sốt cao là biểu hiện nghiêm trọng cảnh báo các mẹ có thể bị mắc một số bệnh nhiễm trùng. Nếu đi kèm với các triệu chứng khác như đau khớp, phát ban,… thì cần đi khám bệnh ngay lập tức vì có thể do vi trùng toxoplasma, cytomegalovirus, parvovirus,… gây điếc bẩm sinh ở thai nhi.

Thai nhi ít đạp

Thai có biểu hiện ít đạp có thể là dấu hiệu thai yếu bất thường. Sau tuần 28 của thai kỳ, nếu như thai nhi đang cử động bình thường mà tự dưng ít đạp thì có thể là do bé đang ngủ hoặc bị mất nước. Tuy nhiên, điều này xảy ra cũng có thể là do dây rốn khiến bé bị tổn thương nên các mẹ cần phải cẩn thận.

Ra sữa non sớm – Dấu hiệu thai yếu

Thông thường, mẹ bầu có thể tiết ra sữa non sớm từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu như tình trạng này xuất hiện kèm triệu chứng đau bụng hoặc chảy máu âm đạo thì nên đi kiểm tra sức khỏe ngay lập tức vì liên quan đến sự phát triển của bào thai và tiềm ẩn nguy cơ bị sảy thai.

Mẹ bầu đi tiểu quá ít

Sự phát triển liên tục của thai nhi sẽ đè lên bàng quang khiến cho mẹ cảm thấy luôn căng cứng và liên tục cảm thấy buồn tiểu. Nếu như mẹ cả ngày không đi tiểu hoặc đi quá ít thì tuyệt đối không được chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tới sức khỏe của thai nhi đang không được ổn định.

Chuột rút quá nhiều

Trong quá trình mang thai, hiện tượng chuột rút thường xảy ra do lưu lượng máu kém. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài và ngày càng trầm trọng thì các mẹ nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ đưa ra lời khuyên điều trị bệnh.

Đau lưng dữ dội

Đau lưng là triệu chứng phổ biến khi mẹ bầu đang trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển gây ra áp lực lên trên vùng cột sống và lưng dưới. Nếu như cơn đau xuất hiện từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng thì đây có thể là dấu hiệu thai yếu. Lúc này, mẹ nên đi khám bệnh để được điều trị kịp thời.

Nhận biết dấu hiệu thai yếu 2 Cơn đau lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo thai yếu

Cách dưỡng thai yếu an toàn ngay tại nhà

Khi nhận thấy dấu hiệu thai yếu, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để thăm khám cẩn thận. Bên cạnh đó, việc bồi bổ, thêm vào thực đơn hàng ngày các món ăn giàu dinh dưỡng là điều cần thiết. Dưới đây là các thực phẩm mẹ bầu không nên bỏ qua:

Thực phẩm bổ sung canxi

Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển bộ khung xương của trẻ. Không chỉ vậy, canxi còn hỗ trợ các dây thần kinh và tim hoạt động bình thường. Một số thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn để tăng cường canxi như:

  • Cam;

  • Bánh mì nguyên cám;

  • Đậu phụ;

  • Sữa chua;

  • Rau xanh sẫm màu: Rau lang, rau dền, cải xoăn, cải bó xôi,…

  • Các loại hạt: Hạnh nhân, ngũ cốc, hạt vừng,…

Thực phẩm bổ sung axit folic

Axit folic có tác dụng giúp cho hồng cầu khỏe mạnh và sản xuất ra lượng máu cần thiết cho thai kỳ luôn được khỏe mạnh. Ngoài ra, dưỡng chất này còn hỗ trợ vào quá trình phát triển của não và hạn chế khuyết tật ống thần kinh. Một số thực phẩm giàu axit folic mà các mẹ bầu nên ăn như:

  • Trái cây họ cam, quýt.

  • Các loại hạt, đậu.

  • Các loại rau xanh lá như xà lách romaine, bông cải xanh, cải xoăn,…

  • Đậu lăng, đậu tây.

Nhận biết dấu hiệu thai yếu 3 Mẹ hãy thường xuyên bổ sung thực phẩm chứa axit folic để thai kỳ được khỏe mạnh

Thực phẩm bổ sung protein

Protein là chất dinh dưỡng quan trọng để xây dựng và phát triển sức khỏe cho bé. Do đó, mẹ nên bổ sung lượng protein mỗi ngày như:

  • Hải sản;

  • Trứng;

  • Đậu Hà Lan;

  • Thịt heo, thịt bò,…

  • Các sản phẩm từ đậu nành.

Bài viết trên nhà thuốc Hưng Thịnh đã cảnh báo cho mẹ bầu những dấu hiệu thai yếu cũng như những loại thực phẩm ngăn ngừa thai yếu. Tuy nhiên, nếu như thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh thì nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Tạ Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)