Nhà thuốc Hưng Thịnh

Răng bị sâu lỗ to là tình trạng mà rất nhiều người bị sâu răng mắc phải. Mô răng bị phá hủy từ đó tạo ra lỗ gây viêm nhiễm sâu, thậm chí lan tới tủy. Nếu không có biện pháp điều trị thì sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.

Mảng bám thức ăn nếu không được loại bỏ kết hợp cùng các vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng sẽ tạo ra một loại axit gây phá hủy men răng. Chúng sẽ ăn mòn bề mặt răng và dần ăn sâu vào thân răng, gây ra những lỗ trống lớn làm răng bị sâu lỗ to.

Nguyên nhân răng bị sâu lỗ to

Răng bị sâu lỗ to là tình trạng sâu răng lâu ngày nhưng không được xử lý triệt để. Các vi khuẩn gây sâu răng ngày càng lây lan rộng, ăn mòn răng tạo thành các lỗ to màu đen trên bề mặt răng. Ban đầu vì lỗ sâu răng nhỏ, chỉ như một chấm đen nên mọi người thường không để ý. Tuy nhiên, răng bị sâu lỗ nhỏ rất nhanh sẽ thành răng bị sâu lỗ to nếu người bị không biết vệ sinh răng miệng đúng cách.

Răng bị sâu lỗ to là tình trạng sâu răng lâu ngày nhưng không được xử lý triệt để Sâu răng lâu ngày nhưng không được xử lý triệt để

Đa phần những trường hợp bị sâu răng đều là do sâu răng hàm có lỗ. Nguyên nhân là do vị trí của răng hàm ở sâu bên trong, răng hàm lại đóng vai trò là răng nhai chính nên việc thức ăn còn sót lại cộng với khó vệ sinh đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng dễ dàng phát triển. Sâu răng đục lỗ kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng răng ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc lạnh, ảnh hưởng đến việc nhai thức ăn. 

Răng bị sâu lỗ to nguy hiểm không? Do các dây thần kinh và mạch máu tập trung nhiều ở phần chân răng nên khi răng bị sâu lỗ to sẽ lan dần tới tủy, dẫn tới những cơn đau nhức, ê buốt răng ngày càng nặng. Sâu răng lỗ to kết hợp với kẽ răng bị sâu lâu ngày sẽ tăng khả năng bệnh nhân bị mất răng vĩnh viễn. 

Các mức độ của tình trạng sâu răng có lỗ thủng

Tình trạng răng bị sâu lỗ to được chia thành 3 mức độ khác nhau dựa vào tình trạng tổn thương của men răng, ngà răng và tủy răng bên trong. Các triệu chứng của từng mức độ cũng khác nhau, cụ thể:

Mức độ 1

Răng sâu có lỗ nhỏ li ti màu đốm xám ở bề mặt của răng, chính là biểu hiện ban đầu của tình trạng nhẹ nên mọi người thường không chú ý tới. Nhưng dần dần vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào lớp men răng khiến các mô răng bị tổn thương nhiều hơn với các lỗ sâu lớn hơn.

Mức độ 2

Sâu răng có lỗ thủng là tình trạng sâu răng nặng khi lớp men răng, ngà răng đã bị hủy hoại. Khi đó, răng sẽ trở nên khá nhạy cảm, dễ bị ê buốt răng khi ăn uống thực phẩm nóng lạnh, và nếu như thức ăn mắc kẹt vào lỗ thủng sẽ gây khó chịu cực kỳ.

Tình trạng răng bị sâu lỗ to được chia thành 3 mức độ khác nhau Tình trạng răng bị sâu lỗ to được chia thành 3 mức độ khác nhau 

Mức độ 3

Nếu sâu răng có lỗ thủng không được điều trị kịp thời thì vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào mô tủy bên trong, đây là nguyên nhân gây ra nhiều cơn đau nhức dữ dội và kéo dài. Tình trạng này tiến triển nặng hơn nữa sẽ khiến viêm nhiễm lan rộng hoặc gây chết tủy khiến răng yếu đi và có thể bị gãy vỡ.

Cách điều trị răng bị sâu lỗ to

Bệnh lý sâu răng đang rất phổ biến với cả trẻ em và người lớn với các biểu hiện cụ thể như các lỗ thủng trên bề mặt của răng. Không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng nướu gây ra những cơn đau nhức, ê buốt răng và thậm chí gây nhiễm trùng chân răng.

Với từng mức độ nặng nhẹ của tình trạng sâu răng cũng như tình trạng sâu răng có lỗ thủng mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp được áp dụng trong các trường hợp cụ thể như sau:

Hàn trám răng

Với sâu răng mức độ nhẹ, trám răng hay hàn răng sẽ giúp bảo vệ răng và hỗ trợ phục hình cho răng. Nha sĩ sẽ dùng các vật liệu nha khoa như Composite cùng màu với răng nên nhìn rất tự nhiên.

Chất liệu Composite tương thích cao nên sẽ không gây hại cho răng cũng như không sinh ra các phản ứng phụ đối với cơ thể. Tuy nhiên, với những trường hợp răng bị sâu lỗ to thì trám răng với Composite chỉ có thể khắc phục tạm thời và độ bền không được lâu khi trám với diện tích bị sâu lớn. 

Trám răng sẽ giúp bảo vệ răng và hỗ trợ phục hình cho răng. Trám răng sẽ giúp bảo vệ răng và hỗ trợ phục hình cho răng.

Phương pháp hàn răng giúp thức ăn không còn bị kẹt lại bên trong lỗ sâu và ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục phát triển. Với những trường hợp răng sâu lỗ to thì hàn răng không phải phương án tối ưu vì vật liệu hàn không có khả năng bám dính cao, chịu lực nhai kém và lâu dần sẽ dễ bị sứt ra khỏi vết trám. 

Bọc răng sứ cho răng sâu

Các trường hợp sâu răng nặng hơn khi đã vào đến tủy răng bên trong thì bác sĩ sẽ phải dùng phương pháp bọc răng sứ phục hình. Bạn sẽ được bọc một mão răng sứ bên ngoài răng thật đã bị tổn thương, chúng có hình dáng và màu sắc giống với hàm răng của bạn giúp đạt thẩm mỹ cao. Như vậy vừa có thể phục hình được thân răng vừa bảo vệ răng thật bên trong tránh tác động xấu từ bên ngoài.

Nhổ răng và trồng răng phục hình

Trường hợp sâu răng nặng nhất là tình trạng viêm nhiễm lan rộng, mất hầu hết thân răng và không thể phục hồi. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sâu để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm hơn nữa và sau đó bệnh nhân cần trồng răng phục hình để duy trì chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của hàm răng.

Cách phòng ngừa bệnh lý sâu răng hiệu quả

Để có thể phòng ngừa bệnh lý răng bị sâu lỗ to, mỗi người chúng ta cần chú ý những điều sau:

  • Đánh răng đúng cách 2 lần/ngày, không nên chải răng theo chiều ngang vì như thế dễ làm tổn thương men răng làm tăng nguy cơ bị sâu răng.

Đánh răng đúng cách giúp phòng ngừa sâu răng Đánh răng đúng cách giúp phòng ngừa sâu răng

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, hạn chế ăn đồ nóng lạnh đột ngột, hạn chế ăn các thức ăn quá ngọt, bổ sung thêm nhiều các thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả.
  • Nên dùng kem đánh răng có chứa Fluor để tăng cường sức khỏe răng nướu.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở kẽ răng và chân răng.
  • Súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên để diệt khuẩn.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và kiểm soát các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là tình trạng răng bị sâu lỗ to.

Như vậy, tình trạng răng bị sâu lỗ to cần được điều trị càng sớm càng tốt, tránh trường hợp sâu răng nghiêm trọng hơn vào tủy răng và khó có thể phục hồi. Mặc dù điều trị sâu răng không phải kỹ thuật khó, nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì bạn vẫn cần lưu ý lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)