Nhà thuốc Hưng Thịnh

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý thường gặp nhất trong nhiều bệnh lý của đường hô hấp. Bệnh thường biểu hiện khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích như: phấn hoa, khói bụi, lông thú,… Nhiều người sẽ có thắc mắc rằng liệu bệnh viêm mũi có chữa được không và cách chữa trị ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Người bị bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không 1Người mắc bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không?

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường có các biểu hiện tại chỗ, bằng những cơn ngứa mũi, nhảy mũi, tắc mũi và sổ mũi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, có thể phân thành một số nhóm sau đây:

  • Do dị nguyên gây bệnh gây nên như (phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc hay do lông động vật…).

  • Do một số loại thực phẩm gây ra (tôm, cua, cá).

  • Do thuốc và do vi khuẩn.

Ngoài ra bệnh còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố thuận lợi gây dị ứng là: yếu tố thời gian tiếp xúc với dị nguyên, nhiễm trùng; yếu tố di truyền, nhân chủng học.

Người bị bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không 2Bệnh nhân viêm mũi dị ứng thường có biểu hiện nhảy mũi khi tiếp xúc với dị nguyên.

Các dạng viêm mũi dị ứng

Tùy theo các yếu tố gây dị ứng mà người ta chia viêm mũi dị ứng thành các dạng:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Thường do phấn hoa và bụi nấm mốc ngoài trời gây ra.

  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Thường do bụi trong nhà (hoặc bụi ngoài trời có trong không khí quanh năm), lông chó mèo, con mọt (có trong không khí, da người, lông vật nuôi, chăn nệm…), con gián và các loài gặm nhấm trong nhà.

  • Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: xảy ra khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa. Tuy nhiên nếu hết tiếp xúc thì bệnh nhân cũng không còn triệu chứng dị ứng. Ngoài ra dị ứng không thường xuyên còn có thể xảy ra đối với thức ăn. Khi đó bệnh nhân còn có triệu chứng nổi mề đay, ngứa hoặc đau bụng, tiêu chảy.

  • Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tại nơi làm việc (bụi gỗ, lông thú, găng tay nhựa…).

Người bị bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không 3Viêm mũi dị ứng không thường xuyên do phấn hoa.

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không?

Bệnh viêm mũi dị ứng gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt, vậy liệu bệnh viêm mũi có chữa được không? Thật tiếc rằng cho đến nay, đặc biệt ở nước ta, bệnh viêm mũi dị ứng vẫn chưa thể chữa khỏi được hoàn toàn. Do đó cách tốt nhất để đối phó với bệnh là tạo môi trường vệ sinh phù hợp và giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc với các dị nguyên.

Một số biện pháp đối phó với bệnh viêm mũi dị ứng

Chúng ta đã biết được câu trả lời cho câu hỏi viêm mũi dị ứng có chữa được không? Và đáp án là không thể chữa được bệnh dứt điểm. Do đó, những bệnh nhân kém may mắn quá mẫn cảm với các chất kích thích thường phải tiếp tục sống chung với bệnh.

Hiện nay, có 4 biện pháp đối phó với bệnh viêm mũi dị ứng thường được thực hiện, giúp bệnh nhân phần nào giảm bớt khó chịu khi viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Dùng thuốc: Giúp cải thiện nhanh chóng và kịp thời, tuy nhiên không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng bất kỳ loại thuốc nào trước khi sử dụng cũng cần được dược sĩ hay bác sĩ có chuyên môn tư vấn.

  • Phương pháp giải mẫn cảm đặc biệt: Được xem là biện pháp tối ưu với tỷ lệ thành công lên đến 80-90%. Phương pháp thực hiện là xác định chính xác dị nguyên gây ra bệnh. Sau đó bệnh nhân được tiêm kháng nguyên gây bệnh với liều lượng tăng dần để cơ thể quen dần với các chất kích thích, đồng thời sẽ không có hoặc phản ứng mẫn cảm nhẹ khi tiếp xúc với chúng nữa. Tuy nhiên, ở nước ta phương pháp này còn chưa được phổ biến, ngoài ra thời gian điều trị bệnh có thể lên đến vài năm. Mặt khác, vẫn còn hạn chế khi thực hiện phương pháp này.

  • Dùng các bài thuốc dân gian và đông y: Ưu điểm của các bài thuốc này là an toàn, và hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh.

  • Tránh tiếp xúc với dị nguyên: Tránh các chất kích thích làm xuất hiện triệu chứng bệnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… Tuy nhiên liệu pháp này chỉ mang tính chất lý thuyết, trên thực tế việc thay đổi môi trường sống và sinh hoạt là rất khó khăn.

Thụy Anh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)