Nhà thuốc Hưng Thịnh

Mũi bị sưng bên trong là tình trạng lớp niêm mạc bên trong mũi bị sưng, đỏ, viêm tấy gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Vậy mũi bị sưng bên trong là do đâu? Điều trị tình trạng này như thế nào? Hãy cùng Nhà Thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mũi bị sưng bên trong gây cảm giác khó chịu và đau nhức cho người bệnh bởi nó thường đi kèm với các triệu chứng như ngạt mũi, ngứa mũi và chảy dịch mũi bên trong. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng mũi bị sưng bên trong? Nếu gặp tình trạng này, bạn cần được điều trị như thế nào để giảm thiểu nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Nguyên nhân dẫn đến mũi bị sưng bên trong

Mũi bị sưng bên trong có thể do một trong những nguyên nhân dưới đây.

Nguyên nhân khách quan

Mũi bị sưng bên trong có thể do sự thay đổi đột ngột của thời tiết khiến mũi bị kích ứng và khó chịu, làm cho niêm mạc mũi bị viêm, sưng tấy và phù nề. Môi trường sống nhiều khói bụi, ô nhiễm cũng khiến mũi bị sưng bên trong do tác động của các loại vi khuẩn, virus. Ngoài ra, một số bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang thường xuyên làm chảy dịch mũi khiến người bệnh phải khịt mũi nhiều lần dẫn đến tổn thương niêm mạc mũi, vì vậy mũi trở nên phù nề bên trong.

Nguyên nhân chủ quan

Thói quen ngoáy mũi khiến các lông chuyển trong niêm mạc mũi bị rụng, đồng thời có thể gây vỡ, nứt các mạch máu ở lớp niêm mạc dẫn đến phù nề niêm mạc mũi kèm theo xuất huyết mũi. Vệ sinh mũi không đúng cách, sử dụng những dung dịch vệ sinh mũi không rõ nguồn gốc cũng là những tác nhân dẫn đến mũi bị sưng bên trong.

Mũi bị sưng bên trong do nguyên nhân gì? Điều trị và phòng tránh như thế nào? 1 Mũi bị sưng bên trong gây cảm giác khó chịu

Các biến chứng có thể gặp khi mũi bị sưng bên trong

Mũi bị sưng bên trong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của mũi. Một số biến chứng của mũi bị sưng bên trong có thể kể đến như: 

  • Giảm khả năng hô hấp dẫn đến làm giảm lượng oxy hít vào. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các tế bào và cơ quan trong cơ thể. Người bệnh sẽ các có triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, đau ngực, bồn chồn… Nếu tình trạng hô hấp khó khăn sẽ gây phì đại cuống mũi, và kích hoạt hội chứng ngưng thở khi ngủ, đó là những yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch, thậm chí gây đột tử.

  • Biến chứng đường hô hấp dưới: Viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản.

  • Nếu sưng mũi biến chứng thành viêm xoang mà không được chữa trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ lây lan ra bộ phận khác của cơ thể như: Hốc mắt, dây thần kinh võng mạc, huyết khối xoang hang hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang, thậm chí có thể lên tới não.

  • Có thể dẫn tới ung thư mũi.

Mũi bị sưng bên trong do nguyên nhân gì? Điều trị và phòng tránh như thế nào? 2 Mũi bị sưng có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng

Điều trị mũi bị sưng bên trong

Dựa trên mức độ tổn thương của mũi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tư vấn để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, có 2 phương pháp chính nhằm điều trị mũi bị sưng bên trong, đó là điều trị ngoại khoa và điều trị nội khoa.

Điều trị nội khoa

Mũi bị sưng bên trong tạo thành các polyp mũi nhỏ, là một dạng u lành hay gặp, có màu hồng nhạt, mềm, bề mặt nhẵn. Trong trường hợp có polyp mũi nhỏ, có thể sử dụng các thuốc giảm phản ứng viêm nhằm tăng cường luồng không khí qua mũi và làm teo nhỏ polyp. Hiện nay, các thuốc thường được sử dụng nhằm điều trị tình trạng mũi bị sưng bên trong bao gồm:

  • Nước muối xịt mũi: Hiện nay, trên thị trường có bán 2 loại nước muối xịt mũi đó là bình xịt nước muối nhỏ mũi hoặc dung dịch nước muối nhỏ mũi. Nước muối có tác dụng làm loãng chất nhầy và làm dịu niêm mạc mũi.

  • Thuốc xịt mũi kháng histamin: Có thể sử dụng thuốc kháng histamin để điều trị tình trạng mũi bị sưng bên trong, tuy nhiên nếu thuốc kháng histamin đường uống không đem lại hiệu quả, có thể sử dụng thuốc xịt mũi kháng histamin để làm giảm các triệu chứng và làm teo polyp mũi.

  • Thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid: Được khuyến cáo sử dụng nếu thuốc xịt mũi kháng histamin không đem lại hiệu quả đáng kể.

  • Thuốc nhỏ mũi không chứa acetylcholin: Thường được dùng khi xuất hiện triệu chứng chảy nước mũi là chính, tuy nhiên thuốc nhỏ mũi không chứa acetylcholin lại có một số tác dụng phụ không mong muốn như chảy máu cam và làm khô niêm mạc.

  • Thuốc co mạch: Có tác dụng làm giảm tắc nghẽn mũi, tuy nhiên có một số tác dụng phụ bao gồm huyết áp cao, tim đập nhanh và hồi hộp.

Bên cạnh việc điều trị polyp, cần chú ý kiểm soát tình trạng dị ứng và nhiễm trùng. Các thuốc kháng histamin được dùng để chống lại tình trạng dị ứng do cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Ngoài ra, những trường hợp nhiễm trùng cấp độ xoang cần dùng thêm kháng sinh.

Mũi bị sưng bên trong do nguyên nhân gì? Điều trị và phòng tránh như thế nào? 3 Xịt mũi bằng nước muối có thể cải thiện tình trạng mũi bị sưng viêm

Điều trị ngoại khoa

Nếu quá trình điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật nhằm cắt bỏ polyp mũi, đồng thời ngăn ngừa tình trạng mũi bị sưng bên trong. Các phẫu thuật được thực hiện dựa vào vào số lượng và vị trí của polyp mũi, bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi: Nếu polyp mũi nhỏ và đơn độc sẽ được cắt bỏ một cách dễ dàng. Phương pháp này sử dụng một dụng cụ cơ học để hút hoặc sử dụng máy vi cắt lọc. Sau khi cắt bỏ polyp mũi, bệnh nhân phải điều trị tình trạng viêm bằng cách dùng đến kháng sinh và các thuốc chứa corticosteroid dạng uống.

  • Phẫu thuật nội soi xoang: Đây là một phương pháp phẫu thuật rộng hơn trong khoang mũi, không những chỉ cắt bỏ polyp mũi mà còn mở rộng phẫu thuật sang cả phần xoang nơi polyp hình thành. Trong trường hợp xoang nghẹt và viêm, bệnh nhân cần được phẫu thuật mở rộng thêm hốc xoang. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi mềm, nhỏ gắn camera và một dụng cụ nhỏ ở đầu, sau đó ống nội soi được đưa vào mũi của bệnh nhân và cuối cùng các cục polyp mũi được cắt bỏ. Phẫu thuật nội soi xoang này chỉ rạch những đường rất nhỏ trong khoang mũi nên vết mổ sẽ lành nhanh và ít gây đau đớn khó chịu cho bệnh nhân.

Mũi bị sưng bên trong do nguyên nhân gì? Điều trị và phòng tránh như thế nào? 4 Phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi được thực hiện trong thời gian ngắn

Phòng ngừa tình trạng mũi bị sưng viêm bên trong

Dưới đây là một số biện pháp nhằm ngăn ngừa tình trạng mũi bị sưng viêm bên trong:

  • Tránh các tác nhân gây viêm mũi bằng thực hiện một số biện pháp nhằm cải thiện môi trường sống như: Bật quạt hút khi tắm, bật quạt hút mùi khi nấu ăn, hút bụi thường xuyên, lau chùi nhà cửa, giặt chăn gối sạch sẽ.

  • Vệ sinh mũi hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý giúp phòng bệnh hiệu quả, đặc biệt ở những người viêm xoang và có triệu chứng của cảm cúm.

Mũi bị sưng bên trong do nguyên nhân gì? Điều trị và phòng tránh như thế nào? 5 Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ giúp phòng ngừa tình trạng mũi bị sưng viêm bên trong

Như vậy, có thể thấy tình trạng mũi bị sưng bên trong gây nên nhiều phiền toái cho sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, bạn hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, đồng thời tới các cơ sở y tế gần nhất nếu thấy mũi bắt đầu có triệu chứng bị sưng bên trong. Chúc bạn đọc sức khỏe và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo trên trang web của Nhà Thuốc Hưng Thịnh nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)