Nhà thuốc Hưng Thịnh

Sau sinh ăn nấm được không luôn trở thành mối quan tâm của các chị em phụ nữ. Việc cân nhắc lựa chọn thực phẩm phù hợp là điều tất yếu bởi nếu không sẽ có nguy cơ các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể. Nghiêm trọng hơn, chất độc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nấm có lẽ đã trở nên quá quen thuộc trong nhiều bữa ăn gia đình. Được biết đến như một loại thức ăn bổ dưỡng, sẽ thật sai lầm nếu như chúng ta bỏ qua những lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, các chị em sau sinh ăn nấm được không thì vẫn là một nút thắt chưa được tháo gỡ. Cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!

Vai trò của việc ăn nấm đối với sức khỏe

Nấm được ví như là món ăn của thượng đế bởi hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao và khả năng bồi bổ sức khỏe cực tốt. Đối với mẹ bỉm sữa thì nấm cũng chứa rất nhiều dưỡng chất tốt, góp phần phục hồi sức khỏe của mẹ sau sinh và em bé. Dưới đây là một số lý do mà các bà mẹ nên bổ sung thực phẩm này trong bữa ăn của mình:

Bảo vệ hệ thống miễn dịch

Trong thành phần của nấm có một lượng không nhỏ polysaccharide, đây là chất có khả năng hoạt hóa miễn dịch tế bào. Đồng thời thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của các tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho B và lympho T.

Loài thực phẩm này cũng mang đặc tính chống viêm, giúp nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả cho chị em sau sinh. Thêm vào đó, nó thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, chống lại một số bệnh mãn tính như: Ức chế tế bào ung thư, giảm lượng cholesterol trong máu, phòng ngừa sỏi thận…

Mẹ bỉm sữa sau sinh ăn nấm được không? Nên ăn như thế nào mới an toàn? 1Nấm có khả năng gây ức chế virus xâm nhập, bảo vệ hệ thống miễn dịch

Trị liệu các bệnh về tim mạch

Nghiên cứu chỉ ra rằng lượng kali trong nấm rất cao, đây là cơ sở cho việc điều trị huyết áp cao. Ngoài ra, lưu lượng máu động mạch vành cũng tăng lên, giảm thiểu lượng oxy tiêu thụ. Từ đó cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim, điều này là nhờ vào thành phần chất xơ có trong nấm. 

Lưu lượng chất béo hay cholesterol trong cây nấm cũng không đáng kể. Chẳng hạn, nấm đông cô chứa các hợp chất gây ức chế sản xuất cholesterol, luôn giữ lượng cholesterol ở mức thấp. Cho nên khi ăn loại thực phẩm này, các chị em không cần lo lắng về nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Bảo vệ tế bào gan

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, một số loại nấm có khả năng hạn chế ảnh hưởng của các chất có hại lên tế bào gan như: Carbon tetrachloride, thioacetamide hay prednisone. Bên cạnh đó, nấm hương và nấm linh chi còn hỗ trợ thúc đẩy hàm lượng glycogen có trong gan và hạ thấp men gan. 

Chống lại ung thư

Đa phần các loại nấm đều có hai chất chống oxy hóa là selenium và ergothioneine. Đây là những hợp chất loại bỏ tác động của các gốc tự do, phòng ngừa ung thư. Điều này là minh chứng trả lời cho câu hỏi: “Chị em sau sinh ăn nấm được không?”, bởi những lợi ích tích cực nó mang lại rất đáng kể.

Một điểm cộng nữa đó là nấm có thể sản sinh ra hoạt chất interferon. Hoạt chất này sẽ hình thành nên màng chắn, gây ức chế sự phát triển của virus. Chính vì vậy mà việc ăn các món liên quan đến nấm sẽ chống lại các tế bào ung thư đang phát triển. Ngoài ra còn thúc đẩy ngăn ngừa lão hóa, lưu thông khí huyết khắp cơ thể, giảm tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú ở phụ nữ.

Chị em sau sinh ăn nấm được không?

Trong thành phần của nấm có chứa một lượng lớn vitamin, phù hợp cho việc lợi sữa của các bà mẹ. Vitamin niacin có trong nấm giúp kháng viêm đường ruột và da, lưu thông khí huyết và điều hòa huyết áp của cơ thể. Thế nhưng, các chị em cần phải xác định điều quan trọng nhất để bồi bổ dưỡng chất từ nấm nằm ở quy trình lựa chọn nấm. 

Sau giai đoạn sinh sản, sức đề kháng và khả năng miễn dịch của các mẹ sẽ yếu hơn rất nhiều so với những người khác. Nguy cơ chịu ảnh hưởng bởi các độc tố cũng vì thế mà cao hơn nếu các chị em không may ăn phải nấm độc. Có thể nói, không phải loại nấm nào cũng mang lại giá trị dinh dưỡng cao, thậm chí còn gây phản tác dụng nếu tiêu thụ nấm có độc.

Mẹ bỉm sữa sau sinh ăn nấm được không? Nên ăn như thế nào mới an toàn? 2Chị em sau sinh ăn nấm được không

Một số loại nấm tốt mẹ sau sinh không nên bỏ qua

Sau sinh ăn nấm được không? Theo các chuyên gia, các chủng loại nấm vô cùng đa dạng, sự khác nhau từ thuộc tính, hương vị cho đến thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên không phải loại nấm nào cũng mang lại giá trị sức khỏe cao. Dưới đây là một số loại nấm tốt mà Nhà thuốc Hưng Thịnh gợi ý cho các bà mẹ tham khảo:

Nấm hương

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nấm hương là một loài thực vật giàu dược tính. Cứ 100g nấm hương khô thì lượng protein trong cây nấm lên tới 12 – 14 gram protein. Ngoài ra, lượng khoáng của loài cây này cũng rất phong phú với nhiều dưỡng chất như kali, margie, canxi, vitamin… 

Việc bổ sung các món ăn được chế biến từ nấm hương hỗ trợ điều tiết chuyển hóa cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch. Đặc biệt là giải phóng nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính: Ức chế tế bào ung thư, tim mạch, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu. Đối với các chị em gặp phải những tình trạng như thiếu máu, huyết áp cao, tiểu đường… thì đây quả là một lời khuyên hữu ích.

Mẹ bỉm sữa sau sinh ăn nấm được không? Nên ăn như thế nào mới an toàn? 3Nấm hương là thực vật giàu dược tính với khả năng điều trị nhiều căn bệnh

Nấm rơm

Được ưa chuộng chế biến nhiều trong các món ăn, giá trị dinh dưỡng của nấm rơm có thể nói là rất dồi dào. Chẳng hạn như nó giúp cơ thể kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu. Nấm rơm cũng được ví như một phương thuốc chống ung thư hiệu quả, cải thiện chức năng gan, xơ vữa động mạch. Các chị em gặp phải vấn đề về tiểu đường nhưng chưa có dấu hiệu cụ thể, việc ăn nấm rơm sẽ hỗ trợ điều trị bệnh lý này.

Nấm kim châm

Giống như một số loại nấm thông thường khác, thành phần dưỡng chất của nấm kim châm cũng rất đáng kể: Chất xơ, protein, kẽm, kali. Đặc biệt là chất xơ có tác dụng tăng cường tình trạng của hệ tiêu hóa, hạn chế táo bón và kiểm soát cân nặng. 

Đối với những bà mẹ luôn phải đối mặt với tình trạng viêm loét dạ dày, huyết áp cao, mỡ máu thì đây chính là liều thuốc hữu hiệu. Cùng với nấm hương hay nấm rơm, nấm kim châm cũng có khả năng hỗ trợ đường huyết, chống lại các tác nhân gây ung thư.

Một số lưu ý khi ăn nấm

Đến đây thì có lẽ các chị em sẽ không còn phải băn khoăn với câu hỏi “Sau sinh ăn nấm được không?”. Dẫu vậy, để tránh những nguy hiểm liên quan đến vấn đề thực phẩm, các chị em phải lưu ý một số điều dưới đây:

  • Tuyệt đối chỉ ăn những loại nấm thông thường, có xuất xứ rõ ràng và được bày bán tại các cửa hàng lớn, uy tín. Hoàn toàn không ăn hay tiếp xúc với các loại nấm lạ, mọc dại, nguồn gốc không rõ ràng.

  • Kiểm tra kỹ càng tình trạng của nấm trước khi nấu. Nếu như nấm có dấu hiệu bị mốc, dập nát hay bốc mùi, hãy loại bỏ ngay lập tức. Nếu có thể thì chị em nên luộc qua nấm một lượt để khử độc tính. Trong quá trình chế biến nên nấu cho nấm chín hẳn trước khi ăn.

  • Theo quan niệm Đông Y, nấm có vị ngọt, tính mát, cho nên các mẹ sẽ cảm thấy lạnh bụng, khó tiêu nếu ăn quá thường xuyên. Nhất là đối với những người tỳ vị hư hay gặp vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, chậm tiêu thì nên kiêng thực phẩm này. 

  • Nếu trong quá trình ăn nấm xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, chẳng hạn như: Nổi ban, sốt, chóng mặt, khó thở thì mẹ cần đến này các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Mẹ bỉm sữa sau sinh ăn nấm được không? Nên ăn như thế nào mới an toàn? 4Một số lưu ý phòng tránh nguy cơ ngộ độc nấm

Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin thiết yếu nhất về vấn đề sau sinh ăn nấm được không. Hy vọng rằng qua những chia sẻ hữu ích này, các bạn đã có thêm cho mình những kiến thức y khoa cần thiết nhất. Chúc bạn đọc có thật nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi Nhà thuốc Hưng Thịnh trong những bài viết khác nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)