Nhà thuốc Hưng Thịnh

Những căn bệnh về nội tiết tố như cường giáp, suy giáp…không phải là hiếm gặp, nhất là với phụ nữ mang thai. Vậy, mẹ bầu bị bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng hay không?

Mẹ bầu bị bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng 1Bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi là thắc mắc của nhiều người

Bướu cổ là bệnh gì?

Bệnh bướu cổ (còn gọi với tên: cường giáp) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều các hormone nội tiết tố tuyến giáp thyroxine trong cơ thể. Bướu cổ có thể dẫn đến tăng tốc quá trình trao đổi chất trong cơ thể gây nên việc giảm cân đột ngột, tim đập không đều hoặc nhanh, gây đổ mồ hôi và các triệu chứng căng thẳng khó chịu khác.

Hiện nay, bướu cổ là căn bệnh khá phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng nhiều hơn cả là ở phụ nữ đang mang thai. Bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi không là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ đang trong giai đoạn mang thai.

Bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng?

Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu tiên của thai kỳ có thể bị bướu cổ. Khi bị cường giáp thì nồng độ hormon thyroxin trong máu mẹ bầu rất cao. Thyroxin khiến mẹ bầu gặp phải các triệu chứng điển hình như run tay, nhịp tim nhanh, mạch nhanh, mắt lồi, thậm chí nặng hơn là suy tim. Thyroxin qua nhau thai đi vào thai nhi, tạo ra nồng độ cao trong máu thai, khiến nhịp tim thai tăng một cách bất thường, thai nhi nhỏ hơn so với tuổi, sảy thai, đẻ non, thai chết lưu. Ngoài ra, cường giáp khi mang thai cũng có thể gây dị tật, dị dạng thai.

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mức độ bệnh bướu cổ sẽ suy giảm dần, nhưng sau khi mẹ sinh em bé thì bệnh lại có dấu hiệu trầm trọng hơn. Vì thế bác sĩ khuyến cáo, các chị em bị bệnh bướu cổ nếu muốn có thai thì hãy đợi tới khi bệnh được chữa khỏi hoàn toàn, nếu không muốn ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi là thắc mắc của nhiều người 2Mẹ bầu bị bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng

Bướu cổ trong lúc mang thai nên làm gì?

Uống thuốc gì để hạn chế bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi?

Nếu mang thai ngoài ý muốn trong thời gian điều trị bướu cổ thì mẹ bầu hoàn toàn có thể giữ lại thai. Lúc này, mẹ bầu cần phải thường xuyên đi khám ở bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn và theo dõi sự phát triển của thai nhi một cách sát sao. Tuy nhiên, mẹ bầu lo sợ bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi và muốn bỏ thai thì cần phải xem xét lại mức độ mắc bệnh và nghe theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

Đa số các trường hợp bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi rất lớn. Chính vì thế chị em không nên mang thai ở giai đoạn điều trị bệnh bướu cổ. Nhưng lỡ mang thai khi bị bướu cổ, chị em cần dùng các loại kháng giáp tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hầu hết các thuốc kháng giáp tổng hợp như methylthiouracil (MTU), methimazol, carbimazol, thyrozol, propylthiouracil (PTU) đều có tính độc nguy hiểm là gây suy giáp thai nhi. Riêng propylthiouracil PTU ít qua nhau thai hơn nên mức độ độc thấp hơn.

Bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu bị bướu cổ dùng PTU (ít thấm vào thai) và chỉ dùng với liều thấp nhất có hiệu lực. Việc điều trị bướu cổ trong giai đoạn mang thai nhất thiết phải có bác sĩ chuyên khoa theo dõi.

Trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả thì có thể điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật bướu giáp. Phương pháp này ít được áp dụng vì việc mổ liên quan đến gây mê, không có lợi cho thai nhi trong bụng mẹ. Bướu cổ khi mang thai cũng không chữa bằng iod – phóng xạ, vì iod – phóng xạ có thể vào thai, phá hủy tuyến giáp của thai nhi gây suy giáp cho trẻ vĩnh viễn.

Hạn chế bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi bằng chế độ ăn uống

Mẹ bầu mang thai bị bướu cổ đơn thuần nên bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hàng ngày để góp phần ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

  • Cá biển: Các loại cá biển béo và nhiều dầu như,cá hồi, cá trích… là nguồn dồi dào cung cấp vitamin A, rất có lợi cho bệnh nhân bướu cổ.
  • Hải sản: Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân bướu cổ cần tăng cường hấp thụ i ốt từ muối và các hải sản chứa hàm lượng i ốt cao như tôm, cua, sò, ngao, hải tảo… nhằm ngăn ngừa và đẩy lùi sự phát triển của bướu.
  • Các loại sữa, pho mát: Bướu cổ ăn gì? Sữa chua, pho mát cũng như các sản phẩm khác từ sữa bò cung cấp cho cơ thể hàm lượng cao i ốt, canxi, vitamin B và protein, rất tốt cho người bị bướu cổ.
  • Các loại đậu: Nhiều loại đậu như đậu tây, đậu xanh, đậu hà lan..không những là nguồn cung cấp lượng lớn chất xơ mà còn bổ sung i ốt cho cơ thể. Chúng rất tốt cho mẹ bầu bị bướu cổ.
  • Khoai tây: đây là một trong những loại rau củ chứa nhiều i ốt nhất. Tuy nhiên, mẹ bầu nhớ chọn kỹ khoai tây chưa mọc mầm và không bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nhé.
  • Các loại củ quả có màu vàng và rau xanh sẫm: Các loại củ quả có màu vàng như cam quýt, cà rốt, khoai lang rất giàu vitamin A, giúp cải thiện bướu cổ ở bà bầu hiệu quả. Các loại rau sẫm màu như rau diếp, cải xoong chứa nhiều vitamin và hoạt chất senevol, cũng được khuyên dùng trong điều trị bướu cổ.

Chế độ sinh hoạt để hạn chế bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi

Mẹ bầu bị bệnh bướu cổ không nên lo lắng quá. Hãy giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ, ngủ nghỉ đầy đủ và hợp lý. Đồng thời thường xuyên tập luyện thể dục thể thao như đi bộ nhẹ, yoga nhằm tăng sức đề kháng cơ thể, từ đó khắc phục bệnh tật hiệu quả.

Mẹ bầu bị bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng 3Uống thuốc theo chỉ định bác sĩ để hạn chế bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi

Phụ nữ mang thai bị bướu cổ nếu biết điều trị tốt thì đa phần con sinh ra vẫn bình thường. Sau khi sinh, bệnh cường giáp thường trở nên trầm trọng hơn. Lúc này, các mẹ có thể điều trị cường giáp như với người không có thai bằng thuốc kháng giáp thông thường.

Hường

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)