Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bồn chồn là một phần cảm giác đại diện cho trạng thái căng thẳng tinh thần. Vậy bạn cần làm gì khi tâm trạng bồn chồn kéo dài? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Bồn chồn, lo lắng bất an có thể là một cảm giác sinh lý thông thường khi bạn rơi vào một tình huống nào đó, chẳng hạn khi chuẩn bị phỏng vấn xin việc hay khi chuẩn bị đi thi. Tuy nhiên, nếu trạng thái bồn chồn kéo dài thì khả năng cao đây là một vấn đề tâm lý. Vậy làm gì khi tâm trạng bồn chồn kéo dài? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. 

Tâm trạng bồn chồn, lo lắng bất an là bệnh gì?

Trước khi biết cần làm gì khi tâm trạng bồn chồn kéo dài bạn nên tìm hiểu về một số hội chứng tâm thần xung quanh triệu chứng này. Trong đó, bồn chồn trong thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn âu lo. Đây là một hội chứng tâm thần rất phổ biến, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh mà điển hình là những triệu chứng như: 

  • Cảm giác bất an, luôn trong trạng thái bồn chồn và kích động, căng thẳng.

  • Tâm trạng bồn chồn kéo dài sẽ dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi và xuất hiện dấu hiệu của ác mộng, kéo theo chất lượng cuộc sống đi xuống. 

  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,… 

Nhìn chung, hội chứng rối loạn âu lo sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái bất an và lo lắng mỗi ngày. Điều này khiến họ cảm thấy cuộc sống không có gì vui vẻ và rất buồn chán, không có cảm giác thoải mái và hạnh phúc. 

làm gì khi tâm trạng bồn chồn kéo dài 1

Tâm trạng lo lắng, bồn chồn kéo dài thường liên quan đến rối loạn âu lo

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn âu lo 

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra chứng rối loạn âu lo. Nhưng một số cơ chế đưa ra cho thấy hội chứng này có liên quan đến một vài chất dẫn truyền thần kinh, điển hình là serotonin, gamma-aminobutyric acid và norepinephrine. 

Ngoài ra, một số yếu tố được xếp vào nhóm nguy cơ cao gây ra cảm giác bồn chồn, bất an và lo lắng phải kể đến: 

  • Căng thẳng và áp lực kéo dài do công việc hay các mối quan hệ trong cuộc sống: Gia đình, người yêu, bạn bè,…

  • Bệnh tật khiến người bệnh lo lắng về tương lai, về cách điều trị bệnh và tuổi thọ. 

  • Bẩm sinh và môi trường sống từ nhỏ khiến nhiều người dễ sinh ra cảm giác lo sợ, bất an và âu lo hơn. 

Bên cạnh rối loạn âu lo, bồn chồn cũng có thể là triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ hay trầm cảm, bệnh cường giáp,…Tốt nhất để xác định nguyên nhân khiến tâm trạng bạn thường xuyên cảm thấy bất an và âu lo, bạn nên đi khám bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý sẽ có cách giúp bạn gọi tên tình trạng bạn đang mắc phải và đưa ra hướng xử trí phù hợp. 

làm gì khi tâm trạng bồn chồn kéo dài 2

Làm gì khi tâm trạng bồn chồn kéo dài? Hãy cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi

Làm gì khi tâm trạng bồn chồn kéo dài? 

Tâm trạng bồn chồn kéo dài không chỉ là vấn đề thần kinh đáng báo động mà tình trạng này còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vì vậy việc tìm kiếm các giải pháp cải thiện chúng là điều cần thiết. 

Tập thể dục và yoga để giải tỏa tâm trạng 

Tập thể dục và yoga được xem là những phương pháp giảm stress, giải tỏa áp lực hiệu quả. Trong đó, việc tập luyện thể chất sẽ mang lại những lợi ích cụ thể như: 

  • Tăng tiết hormon endorphin – một loại hormone giúp bạn cải thiện tâm trạng, tinh thần và còn được xem là một chất giảm đau tự nhiên.

  • Giảm tiết hormone cortisol – hormone gây căng thẳng tinh thần. 

  • Tăng cường sức khỏe về mặt thể chất, ngoại hình, giúp bạn tự tin hơn và thoải mái hơn.

  • Giúp bạn ngủ ngon hơn. Nhờ đó cũng cải thiện tình trạng rối loạn âu lo. 

Bạn có thể chọn cho mình một hoặc một số môn thể thao yêu thích như yoga, bơi lội hay đi bộ,… để tăng cường rèn luyện sức khỏe, cải thiện cả sức khỏe về tinh thần và thể chất. 

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng 

Tăng cường bổ sung một số nhóm thực phẩm 

Một số loại thực phẩm chứa các chất có lợi cho sức khỏe hệ thần kinh và góp phần cải thiện tâm trạng. Chẳng hạn như những thực phẩm mà bạn nên tăng cường bổ sung sau đây: 

  • Các loại cá và đậu giàu omega – 3: Omega – 3 là một chất béo tốt cho cơ thể và đã được chứng minh giúp giảm đến 20% các triệu chứng bồn chồn, lo lắng, bất an. 
  • Trà xanh: Chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp giảm căng thẳng nhờ vào khả năng kích thích tăng sinh serotonin. 

Cắt giảm các loại thực phẩm, đồ uống có thể gây kích thích hệ thần kinh. 

Ngược lại, bạn cũng cần cắt giảm một số loại thực phẩm mà chúng có thể gây kích thích hệ thần kinh, điển hình như cà phê, socola và các sản phẩm chứa caffeine khác. 

Thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích cũng là những “vũ khí” khiến chứng rối loạn âu lo trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, không nên lạm dụng các chất kích thích này. 

Một số mẹo nhỏ giúp bạn cải thiện tâm trạng bồn chồn, bất an và lo lắng 

Làm gì khi tâm trạng bồn chồn kéo dài? Đây có thể vấn đề xuất phát từ các thói quen xấu ảnh hưởng đến tinh thần và đặc biệt là chất lượng giấc ngủ. Để cải thiện chúng, bạn có thể thử: 

  • Thực hành thói quen đi ngủ đi giờ và ngủ đủ giấc. 

  • Thực hành tập các bài tập thư giãn tinh thần như tập thiền hoặc tập viết nhật ký mỗi ngày. 

  • Giảm lượng thức ăn trong bữa tối, không ăn trước khi đi ngủ và ưu tiên các món ăn thanh đạm, nguồn gốc tự nhiên cho bữa ăn tối. 

làm gì khi tâm trạng bồn chồn kéo dài 2

Thiền định và yoga có thể giúp bạn ổn định tâm trạng, thư giãn tinh thần 

Trường hợp bạn đã điều chỉnh lối sống nhưng vẫn tâm trạng bồn chồn, bất an vẫn không có dấu hiệu khởi sắc thì nên nhanh chóng đi khám bác sĩ tâm lý. Bác sĩ có thể thực hiện một số bài kiểm tra và đưa ra những lời khuyên phù hợp nhất cho bạn. 

Trên đây là những thông tin bạn cần biết khi thường xuyên có cảm giác bồn chồn, bất an và lo lắng. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn tự giải đáp cho mình được câu hỏi làm gì khi tâm trạng bồn chồn kéo dài và có cách chăm sóc sức khỏe tinh thần cho bản thân một cách hiệu quả nhé!

Quỳnh Vi 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)