Nhà thuốc Hưng Thịnh

Càng ngày kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính hay chụp CT càng được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán điều trị bệnh. Bởi vì đây là phương pháp hiện đại, có cải tiến giúp rút ngắn thời gian chụp mà lại vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh sắc nét, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.

Có thể nói phương pháp chụp CT ra đời, giúp bác sĩ rất nhiều trong việc chẩn đoán bệnh. Phương pháp mới này phải dùng tia X chiếu qua các bộ phận cơ thể để thu nhận hình ảnh. Điều này làm nhiều người băn khoăn lo lắng về sức khỏe, nhiều câu hỏi được đặt ra khi bệnh nhân được chỉ định chụp X quang, CT. Chụp CT có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Khoảng cách giữa 2 lần chụp CT là bao lâu?

Chụp CT là gì?

Kỹ thuật chụp CT hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính sử dụng đầu phát tia X quay tròn xung quanh bộ phận cơ thể cần khảo sát. Tia X sau khi chiếu qua cơ thể, sẽ đi đến bộ phận thu nhận tín hiệu (Detector) đồng thời bộ cảm biến điện tử sẽ truyền tín hiệu đến bộ phận xử lý hình ảnh để mã hóa.

Khoảng cách giữa các lần chụp CT là bao lâu?-1 Khoảng cách giữa hai lần chụp CT là bao lâu?

Tùy từng bộ phận trong cơ thể khác nhau thì có mật độ cấu trúc khác nhau vì vậy độ hấp thụ tia X cũng khác nhau. Ở một số những bộ phận có cấu trúc đặc như các nốt vôi hóa, xương, sẽ hấp thụ nhiều tia X. Ngược lại, những bộ phận mô mềm như gan, thận, nhu mô não, tụy… sẽ hấp thụ tia X kém hơn cấu trúc đặc. Sự suy giảm về cường độ tia X sẽ được các cảm biến thu nhận và xử lý đồng thời tính toán một cách rất chính xác để tái tạo ra hình ảnh hoàn chỉnh. Như vậy sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhận ra sự hấp thụ tia X của các cấu trúc khác nhau. Bởi vì hình ảnh sẽ có sự chênh lệch về tương phản sáng tối giữa các bộ phận trên hình ảnh CT hoàn chỉnh.

Khoa học ngày càng phát triển, ứng dụng trong y học can thiệp đòi hỏi hình ảnh phải sắc nét hơn, chi tiết hơn, lát cắt mỏng để giúp tái tạo 3D. Thời gian chụp phải ngắn hơn vì vậy máy chụp CT hiện nay với một dãy bóng X-quang sẽ có nhiều đầu thu nhận tín hiệu (2,4,16,32,64,128,256,…). Như vậy bộ phận chụp được tái tạo ở nhiều mặt cắt khác nhau, tín hiệu thu nhận được nhiều hơn sắc nét hơn và chi tiết hơn. Một ưu điểm khác là thời gian chụp khá ngắn nên có thể khảo sát được những cơ quan chuyển động như mạch vành, tim, mạch não, mạch chi…

Mục đích của chụp CT 

Mục đích của việc chụp CT là giúp bác sĩ có nhiều thông tin hơn trong việc khám và chẩn đoán bệnh qua hình ảnh. Nhưng có phải như vậy mà có thể chụp bất kỳ lúc nào không, hay bác sĩ phải xác định khoảng cách giữa 2 lần chụp CT để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Bởi vì việc chụp cắt lớp vi tính thường được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa nhằm mục đích chẩn đoán và đánh giá các tổn thương. Mục đích của bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện kỹ thuật chụp CT để chẩn đoán các vấn đề liên quan đến xương như gãy xương, khối u…

Khoảng cách giữa các lần chụp CT là bao lâu?-2 Người bệnh được khuyến cáo chụp CT 2 lần/năm

Có thể là chỉ định chụp để xác định chính xác vị trí của khối u, vị trí xương bị gãy cũng như tìm ra cục máu đông, khối máu tụ trong não, các ổ viêm, phù.

Dựa vào hình ảnh bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh lý trong lồng ngực, ổ bụng. Ngoài ra, khi thực hiện kỹ thuật này còn giúp cho bác sĩ đưa ra định hướng chính xác khi xạ trị, sinh thiết, phẫu thuật.

Nhờ chụp CT có thể phát hiện ổ áp – xe, dị vật, hoặc các tổn thương bên trong cơ quan nội tạng như xuất huyết trong ổ bụng, chảy máu nội tạng. Kiểm tra phát hiện và theo dõi tình trạng bệnh lý như ung thư, bệnh tim mạch, các khối u bên trong gan, phổi.

Ưu nhược điểm và hạn chế của chụp CT 

Ưu điểm nổi bật

Phải kể đến ưu điểm nổi bật đầu tiên của chụp CT là cho hình ảnh rất rõ nét và không có hiện tượng chồng lên nhau. Điều này giúp ích rất nhiều cho bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị. Phương pháp chụp này có độ phân giải hình ảnh rõ và chuẩn hơn so với hình ảnh chụp X-quang nhiều. 

Thời gian chụp và trả kết quả nhanh chóng cũng là một ưu điểm. Ưu điểm này có thể sử dụng khảo sát và đánh giá trong trường hợp khẩn cấp.

Khi kết quả chụp có độ phân giải không gian cho phép khảo sát tương đối chính xác các bệnh lý về xương sẽ giúp ích nhiều trong điều trị. Và đây là cơ hội cho bệnh nhân chống chỉ định với cộng hưởng từ thì có thể dùng phương pháp này.

Một số hạn chế

Đây là phương pháp chụp vi tính cắt lớp khá hiện đại có nhiều ưu điểm nổi bật song cũng còn một số hạn chế. Bởi vì khả năng đâm xuyên của tia X còn hạn chế nên việc phát hiện tổn thương ở mô mềm của chụp CT so với chụp MRI thì chưa chính xác bằng. 

Nếu chụp cắt lớp vi tính sẽ khó phát hiện các tổn thương tại sụn khớp, dây chằng hoặc tủy sống.

Phương pháp chụp CT sử dụng tia X và có gây nhiễm xạ. Tuy nhiên, mức độ nhiễm xạ mỗi lần chụp nằm trong giới hạn cho phép, nên khi được bác sĩ chỉ định bạn hoàn toàn yên tâm. Thông thường bác sĩ sẽ cân nhắc khoảng cách giữa 2 lần chụp có đảm bảo an toàn không nếu bệnh nhân đã chụp trước đó.

Khoảng cách giữa các lần chụp CT là bao lâu?-3 Chụp CT là cho hình ảnh rất rõ nét

Khoảng cách giữa 2 lần chụp CT là bao lâu?

Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp sử dụng tia phóng xạ X để làm tín hiệu tạo ảnh để làm cơ sở cho bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh. Phương pháp này thực hiện sẽ làm bóng X quang phát tia cũng sẽ tạo ra một vài tia phóng xạ khác ngoài tia X. Những tia phóng xạ này hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể của người bệnh, làm tăng khả năng nhiễm xạ. Dù mỗi lần chụp đều được tính toán kỹ lưỡng nằm trong khoảng giới hạn an toàn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng kỹ thuật này. Có một điều cần đặc biệt chú ý và cân nhắc với đối tượng là phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ có thai và trẻ em. Khi thực hiện phương pháp này cần có áo chì bảo vệ các khu vực nhạy cảm với tia X.

Nhà nước có quy định về an toàn bức xạ và phòng chống nhiễm xạ trong việc khám và chữa bệnh. Cụ thể, liều hấp thụ của một người không quá 20mSv/năm (Sv là đơn vị tính theo lượng năng lượng bức xạ ion hóa truyền cho một đơn vị khối lượng vật chất xác định). 

Nếu ở mức quy định này thì thông thường một lần chụp CT phổi sẽ có liều hấp thụ từ 7 – 9mSv. Như vậy một người bệnh được khuyến cáo có thể chụp 02 lần/năm, và thời gian giữa lần này và lần khác càng cách xa nhau càng tốt. 

Nếu trong trường hợp cần thiết bắt buộc phải chụp sớm hơn thì sẽ không áp dụng quy định này. Các kỹ thuật viên chụp sẽ cố gắng giảm liều chiếu, đồng thời căn chỉnh thông số phù hợp với từng bộ phận, từng thể trạng bệnh nhân.

Hiện nay, có một số bệnh viện đưa vào ứng dụng kỹ thuật chụp phổi liều thấp với mục đích giúp tầm soát ung thư phổi. Phương pháp này được nhiều chuyên gia đánh giá tốt và hiệu quả. Nếu áp dụng theo cách này sẽ chụp phổi liều thấp áp dụng với các máy chụp đa dãy đầu dò giúp giảm đáng kể liều chiếu cho bệnh nhân chỉ còn 2msv/lần mà vẫn giữ nguyên thời gian chụp. Đây có thể nói là kỹ thuật giúp giảm nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ cho người bệnh nói chung và với các bộ phận nhạy cảm với tia X như tuyến giáp, tế bào sinh dục nói riêng.

Tóm lại, việc chụp CT sẽ giúp rất nhiều trong việc tầm soát bệnh cũng như chẩn đoán và điều trị. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, an toàn, đơn giản và dễ thực hiện. Bộ Y tế không quy định khoảng cách giữa 2 lần chụp CT cụ thể, bác sĩ sẽ tùy thuộc vào mức độ của tổn thương, thể trạng của người bệnh mà chỉ định nên hay không. Có thể nói rằng khi tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và hạn mức cho phép sẽ an toàn và hiệu quả.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)