Nhà thuốc Hưng Thịnh

Khó thở khi mang thai có thể xảy ra trong giai đoạn đầu của thai nhi hoặc kéo dài suốt thai kỳ gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như khiến mẹ bầu lo lắng. Thực tế, nếu khó thở nhẹ thường là triệu chứng bình thường của thai kỳ và không gây hại cho mẹ cũng như thai nhi. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý khi khó thở đi kèm với triệu chứng khác là biểu hiện bệnh lý hô hấp hay tim phổi.

Vậy khó thở khi mang thai khi nào là không bình thường và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé? Cùng nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu nhé. 

Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai

Khó thở trong giai đoạn thai kỳ là một triệu chứng khá thường gặp ở mẹ bầu do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

Khó thở trong tam cá nguyệt thứ nhất

Trong thời gian tam cá nguyệt đầu tiên, kích thước thai nhi còn nhỏ nhưng mẹ bầu vẫn gặp tình trạng khó thở khi mang thai do:

  • Sự tăng hormone progesterone khiến lớp niêm mạc tử cung dày lên, tác động đến nhịp thở của mẹ. Khi đó, mẹ bầu sẽ có xu hướng hít vào, thở ra nhiều hơn. Nhiều mẹ bầu không cảm nhận được sự thay đổi này nên nghĩ vẫn đang thở bình thường và khi nhịp thở tăng nhanh hơn khiến mẹ bầu nghĩ đang bị khó thở. 

  • Khi mang thai, dung tích phổi mở rộng để lấy được nhiều oxy hơn và một phần chia sẻ cho thai nhi để máu nuôi thai. Chính sự thay đổi này gây nên tình trạng khó thở ở mẹ bầu. 

Khó thở do ốm nghén

Khi bị ốm nghén, cơ thể mệt mỏi nên mẹ bầu sẽ cảm giác bị khó thở. Khó thở thường là một triệu chứng đi kèm với tình trạng thai nghén khác như buồn nôn, đi tiểu nhiều lần, đầy hơi, táo bón, chướng bụng, chán ăn, khứu giác bị nhạy cảm,…  

Khó thở tiến triển trong thai kỳ

Trong suốt giai đoạn mang thai, mẹ bầu có thể thấy khó thở liên tục do mẹ cần cung cấp cho thai nhi một lượng oxy lớn để thai nhi phát triển. Ngoài ra, khi kích thước thai nhi ngày càng lớn lên, tử cung sẽ chèn ép lên các cơ quan khác. Khi thai nhi đến tuần thứ 31, thai lớn sẽ tạo áp lực chèn ép lên phổi làm mẹ bầu khó thở và dẫn đến tình trạng thở nông kéo dài. Cho đến khi thai nhi di chuyển về phía khung chậu để chuẩn bị chuyển dạ thì áp lực lên phổi nhỏ đi, mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ thở hơn. 

Như vậy khó thở khi mang thai là một hiện tượng khá bình thường và thường gặp ở nhiều mẹ bầu do ảnh hưởng của hormone progesterone hoặc do thai lớn chèn ép vào phổi. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần chú ý một số trường hợp khó thở do bệnh lý thì cần phải được điều trị sớm.

Nguyên nhân gây khó thở khi mang thai

Bà bầu bị khó thở khi mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau

Khó thở khi mang thai khi nào là không bình thường?

Khó thở do thai nhi ngày càng lớn thì thường không nghiêm trọng, không ảnh hưởng đến sức khỏe và các sinh hoạt hằng ngày, mẹ bầu có thể nghỉ ngơi thì tình trạng này sẽ thuyên giảm. 

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị khó thở đột ngột, nghiêm trọng và đi kèm với các triệu chứng bất thường thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh tim mạch và hô hấp. 

Một số triệu chứng đi kèm mà mẹ bầu cần cẩn trọng như: 

  • Tim mạch đập nhanh và mạnh.

  • Chóng mặt, ngất xỉu.

  • Ho ra máu.

  • Tức ngực, thở khò khè.

  • Da, môi, đầu ngón tay và ngón chân xanh tím.

  • Ho liên tục, dai dẳng không dứt.

  • Hen suyễn

  • Sốt cao, ớn lạnh,…

Cách bệnh lý hô hấp này xảy ra trong giai đoạn thai kỳ thường sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng của thai nhi, do đó, mẹ bầu không nên chủ quan khi bị khó thở khi mang thai đi kèm với các triệu chứng bất thường như trên. 

khó thở khi mang thai có nguy hiểm không

Mẹ bầu bị khó thở và ho liên tục là dấu hiệu của bệnh lý

Nên làm gì khi bị khó thở khi mang thai?

Khó thở khi mang thai là trong giai đoạn thai kỳ sẽ gây không ít trở ngại cho mẹ bầu và nó còn có xu hướng ngày càng tăng lên khi thai nhi phát triển lớn. Vậy mẹ bầu nên làm gì nếu bị khó thở khi mang thai.Để giảm tình trạng khó thở, hãy áp dụng một số mẹo sau:

  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc hoặc mùi hôi khó chịu: Khói thuốc lá có thể gây dị tật bẩm sinh thai nhi và nhiều ảnh hưởng các đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bên cạnh thuốc lá, mẹ cũng nên tránh một số mùi hương gây khó thở như: phấn hoa, mùi hoa sữa, chất gây dị ứng, mùi ô nhiễm, chất độc, mùi hương nhân tạo,….

  • Vệ sinh không khí: Nhà ở và nơi làm việc nên được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Không khí ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, do đó, cần sử dụng thêm máy lọc khí để giảm bụi bẩn và nấm mốc. 

  • Tập thể dục, vận động hợp lý: Mẹ bầu nên vận động với mức độ phù hợp, chọn những bài tập phù hợp, giúp tăng sức khỏe, giảm tình trạng mệt mỏi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên làm việc quá sức, thức khuya dậy sớm mà cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi phù hợp để thai nhi khỏe mạnh. Mẹ bầu bị khó thở nên chú ý theo dõi các triệu chứng đi kèm để kịp thời phát hiện và điều trị. Khi làm việc hoặc nghỉ ngơi cần duy trì tư thể phù hợp để phổi mở rộng, giúp việc hít thở diễn ra thoải mái hơn. 

  • Một số tư thế thoải mái: Khi ngủ mẹ nên duy trì tư thế đúng để giảm bớt tình trạng khó thở. Với tư thế kê gối phía dưới lưng để thoải mái khi ngủ sẽ giúp giảm bớt áp lực từ tử cung lên phổi, mẹ sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, nếu bị khó thở khi mang thai, mẹ bầu có thể nâng cánh tay lên, đặt lên đỉnh đầu để giảm áp lực khung xương sườn và việc hít thở sẽ dễ dàng hơn.

Cách giảm triệu chứng khó thở khi mang thai

Mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với khói thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho mình và thai nhi

Như vậy, tùy từng trường hợp mà tình trạng khó thở khi mang thai ở mẹ bầu có nguy hiểm hay không? Do đó, cần chú ý những dấu hiệu và triệu chứng đi kèm với khó thở để nhận biết khi nào là bất thường cần được thăm khám. Không nên chủ quan khi bị khó thở khi mang thai vì nó có thể là dấu hiệu của các bệnh tim mạch, hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. 

Xem thêm: Triệu chứng khó thở hụt hơi khi mang thai mà mẹ bầu nên đề phòng

Hoàng Trang 

Nguồn tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)