Nhà thuốc Hưng Thịnh

Việc tiêm phòng uốn ván rất quan trọng. Tại nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, nhờ tỷ lệ tiêm phòng cao mà rất hiếm ca uốn ván. Biết được tiêm uốn ván sau bao lâu sẽ giúp chúng ta chủ động phòng ngừa hiệu quả hơn.

Khi bị thương tiêm uốn ván sau bao lâu là được 1Bạn có biết khi bị thương tiêm uốn ván sau bao lâu là tốt nhất không?

Khi cơ thể có vết thương chúng ta cần chủ động tiêm phòng uốn ván. Việc làm ấy sẽ giúp bảo vệ bản thân, ngăn ngừa các yếu tố rủi ro ảnh hưởng tính mạng. Đặc biệt, nếu vết thương nặng thì bạn nên được tiêm thêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván.

Thời gian bệnh uốn ván ủ bệnh thường không nhất quán. Tuy nhiên nó vẫn nằm trong khoảng từ 3 – 21 ngày, và mức trung bình là 8 ngày. Đặc biệt, bệnh ủ thời gian càng lâu thì thường càng có phần nhẹ hơn.

Tại sao cần tiêm phòng uốn ván?

Trước khi tìm hiểu tiêm uốn ván sau bao lâu là được? Thì chúng ta hãy cùng điểm qua lý do cần tiêm phòng uốn ván. Nguy cơ bệnh xuất hiện khi ta có vết thương gây trầy, hoặc hở da. Tại chỗ có vết thương ấy, trực khuẩn bệnh sẽ từ môi trường ô nhiễm xâm nhập cơ thể.

Sở dĩ việc tiêm phòng quan trọng đến thế, là bởi uốn ván vẫn chưa có cách chữa trị. Nguồn cơn của bệnh xuất phát từ độc tố của vi khuẩn có trong đất, bụi bẩn… Đặc biệt các loại vi khuẩn dưới dạng bào tử rất khó diệt trừ. Bởi chúng có khả năng chịu nhiệt, cũng như kháng nhiều loại hóa chất, thuốc…

Vi khuẩn gây bệnh sau đó sẽ tấn công hệ thần kinh, làm bệnh nhân đau đớn. Thậm chí là còn có nguy cơ gây ngạt thở, dẫn đến tử vong. Do đó, khi bị thương chúng ta cần nắm chắc thời điểm tiêm uốn ván sau bao lâu. Việc này sẽ giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại không đáng có.

Khi bị thương tiêm uốn ván sau bao lâu là được 2

Chủ động tiêm phòng uốn ván sẽ giúp cơ thể tránh khỏi rủi ro không đáng có.

Tiêm uốn ván sau bao lâu là tốt nhất

Tiêm uốn ván sau bao lâu khi bị thương?

Khi bị thương và chưa gây được đủ miễn dịch cơ bản, thì ta cần tiêm càng sớm càng tốt. Nếu vết thương có nguy cơ uốn ván thì bệnh nhân nên được sát khuẩn trước. Sau đó, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được tiêm phòng sớm.

Vậy tiêm uốn ván sau bao lâu có tác dụng tốt nhất? Câu trả lời chính là trong vòng 24 giờ mũi tiêm có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nếu trễ khoảng thời gian “tốt nhất” này thì bạn vẫn nên tiêm phòng. Bởi dù có trễ thì thuốc vẫn giúp phòng bệnh được, mà “có thì vẫn còn hơn không”.

Nhận biết thời điểm tiêm uốn ván thích hợp

Vậy là chúng ta đã biết được tiêm uốn ván sau bao lâu khi bị thương là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng tiêm uốn ván trong quá khứ rồi thì vẫn cần biết nội dung sau. Đó là nếu bạn không nắm chắc thời điểm tiêm mũi cuối cùng thì nên tiêm 1 mũi uốn ván.

Khi bị thương, có lẽ bạn sẽ phân vân không biết mũi uốn ván tăng cường có thật sự cần? Tất nhiên là bạn sẽ cần đến mũi tiêm này nếu như:

  • Vết thương do vật thể “sạch” gây nên. Tuy nhiên mũi tiêm uốn ván cuối cùng đã cách đây hơn 10 năm.
  • Vật thể “bẩn” gây nên vết thương. Đồng thời mũi tiêm cuối cùng đã cách đây hơn 5 năm.
  • Bản thân cũng không chắc vật thể gây vết thương là “sạch” hay “bẩn”. Mũi uốn ván cuối cùng trước đó đã cách đây hơn 5 năm.

Tiêm uốn ván sau bao lâu khi mang thai là được?

Đối với phụ nữ mang thai thì việc tiêm phòng uốn ván lại càng được chú trọng hơn nhằm tránh các mối nguy hiểm cho trẻ sau khi sinh. Sản phụ nên tiêm vaccine để giúp truyền kháng thể uốn ván cho bào thai. Thời gian tiêm uốn ván sau bao lâu chính xác là từ 27 tuần – 36 tuần kể từ thời điểm mang thai (tức là vào tam cá nguyệt thứ ba của thời kỳ mang thai). Khi đó, bác sĩ sẽ đề nghị sản phụ chủng ngừa Tdap (uốn ván, ho gà và bạch hầu).

Nếu các bà mẹ chưa được tiêm phòng Tdap từ trước, cũng như không tiêm khi đang mang thai. Thì ngay sau khi sinh xong bạn nên tiến hành ngay. Trong lúc mang thai nếu có vết cắt hay vết thương bẩn, hãy nhớ tiêm mũi uốn ván tăng cường.

Việc tiêm phòng bệnh uốn ván khi đang mang thai là rất cần thiết. Bởi bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong rất cao. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn xâm nhập qua vết cắt rốn khi không được diệt khuẩn đúng cách.

Cũng bởi nguy cơ rủi ro cao ấy, mà các bà bầu cần chích ngừa uốn ván từ sớm. Từ đó giúp phòng ngừa bệnh chủ động cho cả mẹ và con. Bởi miễn dịch của mẹ có được sau khi tiêm vaccine sẽ phòng được uốn ván rốn cho cả bé.

Khi bị thương tiêm uốn ván sau bao lâu là được 3Sản phụ cũng nên tiêm phòng uốn ván để ngừa bệnh cho cả mẹ và thai nhi.

Để giảm thiểu rủi ro uốn ván

Ngay khi cơ thể bị thương hoặc có chấn thương thì bạn nên rửa sạch, rồi khử trùng ngay. Việc trì hoãn khử trùng hơn 4 tiếng sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc uốn ván. Vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn nếu vết thương do vật thể đâm thủng da gây ra. Bởi vi khuẩn và mảnh vụn lúc này rất dễ dàng nhập sâu vào vết thương. Đó cũng là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn uốn ván sinh sôi nảy nở. Khi đó, bạn hãy lưu ý tiêm uốn ván sau bao lâu để chủ động ngừa bệnh từ sớm. Và hãy nhớ là mức độ sạch của vật sát thương chính là yếu tố quyết định của mũi tăng cường.

Thụy Anh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)