Nhà thuốc Hưng Thịnh

Sởi là một trong những căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh. Chính vì thế, nhà trường cần phải có kế hoạch phòng chống bệnh sởi trong trường mầm non một cách cụ thể để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các em.

1. Triển khai công tác phòng chống dịch bệnh từ đầu mùa dịch ở trường mầm non

Để đảm bảo an toàn, nhà trường nên tăng cường giám sát ở các lớp học, các khu vui chơi, khu sinh hoạt của trẻ. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có trường hợp mắc bệnh sởi cần phải lập tức báo ngay cho phòng y tế để cách ly và xử lý kịp thời. Không những thế, nhà trường còn phải theo dõi, giám sát sĩ số và diễn biến sức khỏe của học sinh mỗi ngày. Khi các em có biểu hiện sốt, phát ban, đau mắt hoặc có các biểu hiện bất thường khác về sức khoẻ thì nên cách ly ngay để kịp thời theo dõi tình trạng bệnh.

Kế hoạch phòng chống bệnh sởi trong trường mầm non hiệu quả nhất 1Để đảm bảo an toàn, nhà trường nên tăng cường giám sát ở các lớp học, các khu vui chơi, khu sinh hoạt của trẻ.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần phải thông tin thường xuyên tới gia đình về việc học sinh bị sốt cần phải được nghỉ ngơi và không nên đến trường. Để phòng bệnh hiệu quả, mọi người không nên tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Đồng thời, gia đình cũng cần phải tiêm chủng đúng lịch cho trẻ hoặc tiêm vắc-xin sởi bổ sung cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi. Bởi vì, tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ là cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất.

2. Khi có dịch sởi cần phải thực hiện các biện pháp nào?

Khi có dịch sởi, mọi người cần phải báo cáo ngay những trường hợp mắc bệnh trong vòng 24 giờ cho cơ quan y tế địa phương. Đồng thời nhanh chóng cách ly người bệnh ở phòng riêng để tiện chăm sóc và điều trị, tuyệt đối không cho bệnh nhân tiếp xúc với thai phụ chưa có miễn dịch để tránh nguy cơ lây lan.

Kế hoạch phòng chống bệnh sởi trong trường mầm non hiệu quả nhất 2Khi có dịch sởi, mọi người nên nhanh chóng cách ly người bệnh ở phòng riêng để tiện chăm sóc và điều trị.

Bên cạnh đó, trẻ em mắc bệnh không được đến trường học và người lớn không được đến các nơi làm việc trong vòng 7 ngày sau khi mắc bệnh đễ tránh lây nhiễm cho người khác. Đồng thời, những người còn lại cũng nên hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như sát khuẩn mũi, họng hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc bằng nước muối.

3. Cách điều trị và chăm sóc bệnh nhân sởi tại nhà

Để chăm sóc trẻ bị sởi ngay tại nhà cho đúng cách, gia đình nên cho bé nghỉ ngơi ở phòng riêng để tránh gió lùa. Đồng thời cho bé ăn thức ăn lỏng khi còn nóng, uống đủ nước và ăn nhiều bữa trong ngày (phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A).

Bên cạnh đó, người nhà cũng nên vệ sinh răng miệng, mũi, họng, nhỏ mắt cho bé nhiều lần trong ngày bằng dung dịch Cloramphenicol 1%, kết hợp với việc thay quần áo thường xuyên cho bé, khi quan sát thấy nhiệt độ cơ thể của bé trên 38 độ C thì nên cho bé uống thuốc hạ sốt bằng Paracetamol, liều lượng tùy theo độ tuổi.

Kế hoạch phòng chống bệnh sởi trong trường mầm non hiệu quả nhất 3Khi quan sát thấy nhiệt độ cơ thể của bé trên 38 độ C thì nên cho bé uống thuốc hạ sốt bằng Paracetamol, liều lượng tùy theo độ tuổi.

Ngoài ra, phụ huynh chỉ nên cho bé dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, gia đình cũng nên thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh, nếu ban đã bay mà bé vẫn còn sốt, li bì, vật vã, có kích thích, khó thở, ho nhiều, ăn uống kém, tiêu chảy nhiều thì cần phải lập tức đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và điều kịp thời, tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm khác.

Linh Lê

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)