Nhà thuốc Hưng Thịnh

Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về bài thuốc này trong bài viết dưới đây của nhà thuốc Hưng Thịnh nhé!

Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu là một phương pháp giảm đau tại nhà được nhiều người áp dụng. Bởi phương pháp này không chỉ có độ an toàn cao mà còn làm chắc mạch máu, tăng tuần hoàn máu, thư giãn cơ, hỗ trợ tốt trong việc giải nén dây thần kinh và giảm đau. Tuy nhiên, để điều trị hiệu quả, người bệnh cần có kiến thức để sử dụng ngải cứu đúng cách.

Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu hiệu quả như thế nào?

Chữa bệnh đau thần kinh tọa bằng lá ngải cứu có hiệu quả không là thắc mắc chung của nhiều người. Tuy nhiên, thật khó để đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này, bởi việc chữa bệnh bằng ngải cứu có hiệu quả không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Cách sử dụng, mục đích sử dụng và cơ địa dùng thuốc của từng bệnh nhân.

Ngải cứu là một loại dược liệu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm hơi nồng. Theo y học cổ truyền, lá ngải cứu rất tốt trong việc điều hòa khí huyết, chữa nhanh các triệu chứng viêm nhiễm, đau đầu, đau bụng kinh. Ngoài ra, lá cây ngải cứu có lợi đối với bà bầu, giúp an thai, thanh lọc và giải nhiệt cơ thể rất hiệu quả. Lá cây ngải cứu còn là một bài thuốc rất tốt trong việc điều trị một số bệnh.

Theo đông y, lá ngải cứu có chứa nhiều hoạt chất có ích cho sức khỏe như: Dehydro matricaria ester, Cinelo và các chất khác. Các thành phần hoạt tính của lá ngải cứu giúp điều trị đau thần kinh tọa, làm giảm nhanh các triệu chứng đau đớn, đau nhức, sưng tấy, tê bì chân tay do bệnh gây ra bao gồm cả thoát vị đĩa đệm.

Lá ngải cứu có đặc tính chống viêm, cải thiện lưu thông máu rất tốt, vì vậy nó là một vị thuốc được đánh giá cao. Tuy nhiên, người bệnh phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng loại thuốc này để tránh những tổn thương không mong muốn.

Hướng dẫn chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu từ A tới Z hiệu quả và an toàn 1

Lá ngải cứu là một vị thuốc được đánh giá cao

Gợi ý một số mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu

Bài thuốc lá ngải cứu và mật ong

Chuẩn bị:

  • Lá ngải cứu tươi: 1 bó.

  • Mật ong nguyên chất: 10ml (tương đương 2 thìa).

  • Vài hạt muối ăn hoặc muối biển.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, người bệnh thu hái lá và ngọn ngải cứu tươi. Rửa thật sạch và ngâm trong nước muối pha loãng để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, ký sinh trùng.

  • Xay nhuyễn các loại dược liệu, cho một chút muối và 100ml nước ấm vào máy xay sinh tố.

  • Xay thật kỹ để thu được hỗn hợp nhuyễn nhằm giải phóng đầy đủ các thành phần hoạt tính có giá trị của ngải cứu.

  • Đổ hỗn hợp qua rây lọc lấy nước cốt, bỏ bã.

  • Tiếp tục trộn mật ong đã chuẩn bị với nước ép lá ngải cứu ở bước bên trên.

  • Trộn đều và uống một lần trong ngày.

  • Thực hiện cách chữa đau thần kinh tọa bằng lá ngải cứu và mật ong liên tục trong 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Hướng dẫn chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu từ A tới Z hiệu quả và an toàn 2 Thực hiện cách chữa đau thần kinh tọa bằng lá ngải cứu và mật ong 

Ngải cứu kết hợp cùng muối chữa đau thần kinh tọa

Chuẩn bị:

Cách chế biến:

  • Sau khi rửa sạch ngải cứu, vớt ra rổ để ráo hoàn toàn. Thái nhỏ thành từng miếng rồi cho vào cối giã nhuyễn.

  • Đem muối hạt cho vào chảo khô sao nóng lên sau đó ta tiếp tục cho ngải cứu vào và đảo chung trong vài phút.

  • Đổ toàn bộ hỗn hợp vào một chiếc túi vải và đậy kín miệng để giữ nhiệt lâu hơn.

  • Đặt túi lên vùng bị đau. Sau khi thuốc nguội thì chỉ cần bỏ ra sao lại rồi tiếp tục chườm. Thời gian chườm là khoảng 20 phút.

  • Đắp thuốc chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và muối 2 – 3 lần mỗi ngày thì bạn sẽ cảm thấy tình trạng đau nhức, khó chịu được cải thiện đáng kể.

Hướng dẫn chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu từ A tới Z hiệu quả và an toàn 3

Đắp thuốc chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và muối 2 – 3 lần mỗi ngày

Rượu trắng với ngải cứu trị đau thần kinh tọa

Chuẩn bị:

Cách thực hiện:

  • Rửa ngải cứu nhiều lần với nước cho sạch rồi giã nát.

  • Vắt lấy nước cốt rồi cho rượu vào, khuấy đều để các nguyên liệu hòa quyện.

  • Tiến hành đun nóng hỗn hợp ở trong nồi cách thủy.

  • Trong điều trị đau thần kinh tọa, người bệnh cần dùng bông tẩm hỗn hợp rượu thuốc rồi đắp lên vùng bị đau khi còn ấm để đạt được hiệu quả cao nhất.

  • Massage nhẹ nhàng để rượu thấm nhanh và phát huy tác dụng tối ưu.

  • Thời gian thực hiện kéo dài khoảng 20 phút 1 – 2 lần một ngày, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng trong các triệu chứng của bệnh.

Hướng dẫn chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu từ A tới Z hiệu quả và an toàn 4

Rượu trắng với ngải cứu trị đau thần kinh tọa

Công thức chữa đau thần kinh tọa bằng lá ngải cứu và giấm gạo

Chuẩn bị:

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch sau đó nghiền nát ngải cứu.

  • Trộn ngải cứu với giấm gạo và cho hỗn hợp vào chảo.

  • Đun nóng thuốc và bọc trong một miếng vải mỏng.

  • Bôi thuốc trực tiếp vào đường di chuyển của dây thần kinh.

  • Thời gian thực hiện khoảng 20 phút/ 2 lần một ngày.

Hướng dẫn chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu từ A tới Z hiệu quả và an toàn 5

Thời gian thực hiện khoảng 20 phút/ 2 lần một ngày 

Một số điều cần tránh khi chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu

  • Sử dụng ngải cứu vừa phải, theo đúng hướng dẫn và liều lượng được khuyến cáo. Nếu sử dụng quá nhiều, mất kiểm soát thì loại dược liệu này có thể gây buồn nôn, ngộ độc và nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe khác.

  • Ngải cứu không nên được sử dụng để điều trị đau thần kinh tọa nghiêm trọng, đặc biệt nếu có các biến chứng liên quan đến mất kiểm soát ruột và bàng quang.

  • Tránh sử dụng ngải cứu nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần thảo dược nào. Đối với trường hợp bị đau thần kinh tọa khi đang mang thai và cho con bú thì không nên sử dụng bài thuốc này.

  • Tránh căng thẳng, stress khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

Nhìn chung, ngải cứu có chứa nhiều thành phần và đặc tính hóa học giúp kiểm soát chứng tê và đau thần kinh tọa. Nó cũng kích thích lưu thông máu, thư giãn cơ bắp và dây thần kinh, đồng thời mang lại nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, phải dùng ngải cứu đúng cách và đúng liều lượng.

Người bệnh không nên lạm dụng trong bất kỳ trường hợp nào để tránh tác dụng phụ và gây ngộ độc. Ngoài ra, trước khi điều trị đau thần kinh tọa bằng ngải cứu, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để nhận được sự tư vấn toàn diện, giúp điều trị chính xác, đạt hiệu quả cao và giảm thiểu rủi ro.

Trong thời gian điều trị đau thần kinh tọa bằng ngải cứu, nên đến bệnh viện thăm khám định kỳ để kiểm tra kết quả điều trị. Cố gắng kiên trì, nhẫn nại sử dụng thuốc trong thời gian dài cùng với lối sống lành mạnh, chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao để bệnh nhanh chóng được chữa khỏi.

Nga Linh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)