Nhà thuốc Hưng Thịnh

Hạ đường huyết rất nguy hiểm và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vậy hạ đường huyết dấu hiệu là gì?

Hạ đường huyết là khi lượng đường trong máu giảm quá thấp (< 70 mg/dL). Bệnh thường thấy ở người bị tiểu đường, có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.

Bệnh nhân càng lớn tuổi và có tiền sử bệnh tim mạch thì biến chứng này sẽ làm bệnh cảnh thêm phức tạp, có thể làm tăng tỷ lệ tử vong.

Hạ đường huyết dấu hiệu là gì? 1Hạ đường huyết rất nguy hiểm.

Nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết

  • Dùng insulin quá liều: thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường.
  • Lùi giờ ăn hoặc giảm khẩu phần ăn.
  • Làm việc quá sức.
  • Uống quá nhiều rượu sẽ ngăn cản quá trình tái tạo đường, làm lẫn lộn các triệu chứng nhận biết đường huyết.
  • Do dùng thuốc quá liều hoặc do thuốc tác dụng độc với gan, hoặc gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.
  • Các yếu tố dễ dẫn đến hạ đường huyết: bệnh gan và bệnh thận, cao tuổi, ăn kiêng quá khắt khe, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Các mức độ hạ đường huyết

  • Nhẹ: bệnh nhân trong tình trạng tỉnh táo, run tay, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực.
  • Trung bình: có biểu hiện về mặt thần kinh như lơ mơ, giảm độ tập trung, lú lẫn.
  • Nặng: có biểu hiện nặng về tình trạng thần kinh như hôn mê, mất ý thức, co giật.

Các dấu hiệu của hạ đường huyết

Hạ đường huyết dấu hiệu là gì? 2Dấu hiệu của hạ đường huyết.

Hạ đường huyết dấu hiệu là gì? Bạn cần chú ý các dấu hiệu dưới đây nhé.

Biểu hiện chung: Bệnh nhân đột ngột thấy mệt mỏi không lý giải được nguyên nhân, có cảm giác đau đầu, chóng mặt, lo âu, cảm thấy chân tay yếu ớt, nặng nề.

Dấu hiệu về mặt thần kinh thực vật: Da tái xanh, ra mồ hôi nhiều ở khu vực lòng bàn tay, nách, trán, tay run, trống ngực đánh liên hồi, hồi hộp, lo âu, không giữ được bình tĩnh, hốt hoảng.

Dấu hiệu về tim mạch: Cảm thấy nặng ở vùng tim, nhịp tim đập nhanh, có những cơn đau thắt ngực, tăng huyết áp tâm thu.

Dấu hiệu về mặt tiêu hóa: Nóng rát vùng dạ dày, cảm thấy người đói cồn cào.

Dấu hiệu về thần kinh: Hoa mắt, nhìn mờ, nặng sẽ có thể sẽ co giật, rối loạn cảm giác, tổn thương thần kinh.

Dấu hiệu về tâm thần: Đây cũng là một trong những hạ đường huyết dấu hiệu nặng. Bệnh nhân có thể bị kích động, ảo giác, cười nói vô cớ, rối loạn nhân cách. 

Hôn mê hạ đường huyết: Đây là tình trạng nặng của hạ đường huyết, có thể sẽ xuất hiện đột ngột nhưng thường ít khi gặp, xuất hiện sau các triệu chứng đã báo trước mà không được kịp thời điều trị. Khi hôn mê thường im lặng, hôn mê sâu, có biểu hiện khu trú thần kinh.

Một số biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết cho người bệnh

Để phòng ngừa bệnh hạ đường huyết hiệu quả, các bạn tuyệt đối tránh nhịn đói hay để bản thân mình bị đói quá lâu, tránh để bản thân làm việc quá mức mà lại nhịn ăn. Bữa sáng là rất quan trọng, nhất định không nên bỏ bữa sáng, đặc biệt là đối với những người có thể lực yếu, người già, người có bệnh mãn tính, trẻ em.

Đối với người bệnh bị tiểu đường nên tránh dùng insulin bừa bãi, cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra bệnh nhân cũng nên có chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý. Nên mang theo những đồ ăn có thể bổ sung đường ngay như kẹo ngọt, sữa để sử dụng ngay khi cảm thấy hạ đường huyết.

Hạn chế tối đa việc uống rượu. Và vấn đề quan trọng nhất ở người tiểu đường là luôn phải kiểm soát lượng đường trong máu chặt chẽ, tránh để xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

Hạ đường huyết dấu hiệu là gì? 3Hạ đường huyết cần điều trị kịp thời tránh để lại biến chứng đáng tiếc.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, hạ đường huyết dấu hiệu. Hy vọng đã giúp bạn có những thông tin hữu ích để chăm sóc sức khỏe thật tốt.

Nguyễn Hồng

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)