Nhà thuốc Hưng Thịnh

Dầu dừa không phải là sản phẩm quá xa lạ đối với nhiều chị em. Nhưng bạn có biết dầu dừa còn phát huy hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nữa đấy.

Dầu dừa là sản phẩm có nhiều ứng dụng thân thiện với con người ở lĩnh vực làm đẹp, sức khoẻ. Nói riêng về lĩnh vực sức khoẻ, dầu dừa cho tác dụng trị giãn tĩnh mạch hiệu quả. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Dầu dừa có trị giãn tĩnh mạch được như lời đồn? Cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Bệnh giãn tĩnh mạch gây ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy các van tĩnh mạch gây ảnh hưởng đến lượng máu trở về tim từ hai chi dưới, lâu dần máu ứ đọng lại các tĩnh mạch chi dưới dẫn đến những thay đổi về huyết động học và biến đổi cấu trúc mô xung quanh.

Giải đáp thắc mắc: Dầu dừa có trị giãn tĩnh mạch không?  1

Bệnh suy giãn tĩnh mạch khiến người bệnh bị tê bì, nhức mỏi

Triệu chứng lúc đầu có thể không được nhận biết hoặc chỉ cảm giác tê nhẹ ở hai chân. Giai đoạn nặng hơn có thể thấy tê bì, nhức mỏi, cảm giác như bị kiến bò, phù hai chân, hay bị chuột rút, nhìn thấy các tĩnh mạch nông dưới da giãn lớn ngoằn ngoèo. Nếu không được điều trị có thể có các biến đổi về da do máu ứ đọng ở tĩnh mạch gây nên các biểu hiện như chàm, viêm loét, chảy máu hoặc huyết khối các tĩnh mạch nông – sâu hai chi dưới.

Các giai đoạn của tĩnh mạch: 

  • Cấp 1: Giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu (gân xanh dưới da như mạng nhện).
  • Cấp 2: Giãn tĩnh mạch lớn > 3mm.
  • Cấp 3: Phù nề.
  • Cấp 4: Quá trình biến đổi cấu trúc da và mô dưới da (chàm).
  • Cấp 5: Loét một số vùng da có thể lành.
  • Cấp 6: Loét một số vùng da không lành.

Sau khi biết thế nào là bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng như các dấu hiệu của bệnh thì điều bạn cần quan tâm chính là cách nào hỗ trợ giảm triệu chứng, giúp bạn vận động dễ dàng. Một trong số những cách chữa trị an toàn, tiết kiệm chi phí được nhiều người truyền tai nhau là sử dụng dầu dừa để chữa giãn tĩnh mạch.

Dầu dừa có trị giãn tĩnh mạch?

Để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch, vật lý trị liệu là điều không thể thiếu. Song song với đó là thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể kết hợp xoa bóp phần chân bị suy giảm tĩnh mạch bằng dầu dừa. Cách làm này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, nhờ đó cải thiện bệnh một cách rõ rệt. 

Giải đáp thắc mắc: Dầu dừa có trị giãn tĩnh mạch không?  2

Dầu dừa có trị giãn tĩnh mạch không?

Cách trị bệnh giãn tĩnh mạch tại nhà với dầu dừa

Sử dụng dầu dừa massage quanh khu vực bị giãn tĩnh mạch thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Sau mỗi động tác massage, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

  • Bước 1: Cho dầu dừa, vitamin E, một ít tỏi trộn với nhau và làm ấm trong lò vi sóng từ 10 – 20 giây. Nếu không có lò vi sóng, bạn có thể đun cách thuỷ cho đến khi được hỗn hợp âm ấm là đạt.
  • Bước 2: Đổ dầu ra hai lòng bàn tay, xoa đều và tiến hành massage vào những vùng bị suy giãn tĩnh mạch.

Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản dầu dừa

Để đảm bảo chất lượng dầu dừa và giữ nguyên hiệu quả sử dụng, hãy lưu ý một vài điểm sau:

  • Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản dầu dừa là từ 18 – 25 độ C. Đối với dầu dừa dạng rắn thì nhiệt độ thích hợp là từ 1 – 8 độ C.
  • Vì dầu dừa rất dễ bị oxy hoá, không nên để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc ở những nơi có nhiệt độ cao.
  • Chỉ nên bảo quản dầu dừa trong 2 năm kể từ ngày sản xuất.
  • Nên đựng dầu dừa bằng các chai lọ tối màu để hạn chế tiếp xúc ánh nắng trực tiếp.

Giải đáp thắc mắc: Dầu dừa có trị giãn tĩnh mạch không? 3

Những lưu ý cần nắm khi bảo quản dầu dừa

Dầu dừa có trị giãn tĩnh mạch không? Đối với bệnh nhân mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch, dầu dừa như một vị cứu tinh giúp cải thiện tình trạng bệnh lý hiệu quả. Nhờ đó mà quá trình lưu thông máu dần được cải thiện. Hãy nhớ áp dụng cách này thường xuyên và định kỳ để thấy được kết quả rõ rệt. Cùng theo dõi các bài viết khác của Nhà thuốc Hưng Thịnh để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích về sức khoẻ nhé. 

Mỹ Duyên

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)