Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bạn được chẩn đoán bị gãy xương chày? Bạn chưa nắm nhiều thông tin về tình trạng này? Nếu vậy, bạn không nên bỏ qua bài viết sau đây để tìm hiểu sâu hơn về gãy xương chày nhé.

Xương chày là một trong 2 xương có kích thước lớn, đóng vai trò quan trọng đối với chức năng chính của xương chân. Khi bị gãy xương chày, gãy xương chày kín, bệnh nhân cần đến bệnh viện để thực hiện sơ cứu, kiểm tra và điều trị sớm, hạn chế biến chứng nguy hiểm. 

Gãy xương chày là gì? 

Chắc hẳn đã nhiều người nghe đến cụm từ gãy xương chày nhưng chưa hiểu hết gãy xương chày là gì. Xương chày là một xương lớn ở chân, có nhiệm vụ quan trọng trong việc giữ thăng bằng, hỗ trợ đi lại, chạy, nhảy và một số hoạt động ở chân khác.

Xương chày tuy lớn và cứng nhưng hoàn toàn có thể gãy hoặc nứt, vỡ do chịu tác động mạnh, trực tiếp với lực lớn. Gãy xương chày là một trong những tình trạng gãy xương thường gặp nhất trong cơ thể người. 

Gãy xương chày Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 1

Hình ảnh gãy xương chày – Xương lớn ở chân

Chấn thương, gãy đầu trên xương chày không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà còn là công việc, sinh hoạt hàng ngày. Nhiều câu hỏi được đặc ra xoay quanh hiện tượng gãy xương chày, mời bạn hãy cùng tìm hiểu thêm với những thông tin dưới đây. 

Triệu chứng bị gãy xương chày

Người bị gãy xương chày kín hoặc hở hầu hết đều có triệu chứng tương tự nhau, phổ biến nhất là: 

  • Cảm thấy đau nhức dữ dội, khó chịu ở phần cẳng chân hoặc dưới cẳng chân.
  • Gặp khó khăn khi cố gắng cử động chân, gây đau đớn, khó di chuyển, đi lại bình thường.
  • Có thể có cảm giác tê nhức, ngứa râm ran ở chân.
  • Chân bị thương gần như không có khả năng chịu lực như thông thường.
  • Cẳng chân ngay sau khi gặp tai nạn có thể biến dạng ở vùng cẳng chân, đầu gối, ống chân hoặc mắt cá chân, trường hợp này thường gặp ở người bị gãy đầu trên xương chày hơn.
  • Xương nhô, đâm ra ngoài vết thương gây tổn thương mô mềm, rách da, chảy máu, triệu chứng này gặp ở gãy xương chày hở.
  • Đầu gối khó di chuyển, khó cử động hoặc uốn cong như mọi ngày, khi cử động cảm thấm đau đớn ở cẳng chân.
  • Vùng bị thương có dấu hiệu bị sưng tấy, có các vết bầm tím xuất hiện bất thường quanh vùng bị đau, thường gặp ở người bị gãy xương chày kín. 

Khi xương chày bị gãy, một phần chức năng của xương mác – xương lớn còn lại ở cẳng chân, cũng chịu những ảnh hưởng nhất định, có thể là cảm giác đau đớn, khó chịu. Khi nhận thấy những triệu chứng nêu trên, bạn cần đến bệnh viện sớm nhất để được thăm khám, xét nghiệm, kiểm tra kịp thời, giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn. 

Nguyên nhân gây ra gãy xương chày 

Xương chày là xương lớn và có độ cứng cao, tuy nhiên điều này không loại trừ khả năng gãy xương chày có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biết giới tính, tuổi tác. 

Theo nhiều khảo sát cho thấy người bị gãy xương chày tỷ lệ cao hơn cả rơi vào trẻ em hoặc người già, khi xương chưa hoàn thiện về cấu tạo hoặc đã bước vào giai đoạn lão hóa. Những nguyên nhân chính gây gãy xương chày phổ biến nhất là: 

  • Va chạm mạnh vào cẳng chân, có thể là do tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt.
  • Té ngã mạnh hoặc từ độ cao tương đối lớn xuống gây va đập mạnh, đột ngột lên vùng xương chày, dẫn đến gãy xương chày. Trường hợp này thường gặp ở người cao tuổi, dễ vấp ngã và xương cũng đã giòn hơn, lão hóa, kém chắc khỏe hơn trước.
  • Người bệnh gặp chấn thương thể thao, nhất là những bộ môn có cường độ vận động cao, khả năng té ngã, va đập thường xuyên xảy ra như bóng đá, bóng rổ, trượt tuyết,…
  • Tình trạng sức khỏe, độ chắc khỏe của xương cũng là nguyên nhân làm tăng khả năng bị gãy xương chày hơn, điển hình như loãng xương, bệnh tiểu đường, chứng viêm xương khớp,…

Gãy xương chày Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 2

Người cao tuổi dễ té ngã, tăng nguy cơ bị gãy xương chày

Chẩn đoán gãy xương chày

Gãy trục xương chày, gãy xương chày kín, hay gãy đầu xương chày đều được chẩn đoán, xác định sau khi thực hiện kiểm tra, xét nghiệm và khám lâm sàng của bác sĩ. Ngoài khám về xương chày, bác sĩ cũng có thể hỏi bạn về tiền sử bệnh án, loại thuốc đang sử dụng, thuốc hoặc thành phần thuốc bị dị ứng,… người bệnh cần nói rõ để bác sĩ điều trị nắm được thông tin nhé. 

Quy trình khám, chẩn đoán gãy xương chày bao gồm: 

  • Chẩn đoán thông qua các dị dạng, biến dạng có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • Da bị rách, chảy máu.
  • Xương chày gãy nhô ra ngoài hoặc đâm thủng da.
  • Sưng tấy ở vị trí vết thương.
  • Bầm tím bất thường theo các mảng lớn.
  • Cảm giác của bệnh nhân như đau đớn, tê nhức.
  • Khả năng chịu lực và vận động cũng phản ánh tình trạng gãy xương chày. 

Sau khi khám lâm sàng với những dấu hiệu trên, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp X-quang để thấy rõ tình trạng xương chân hơn. Nếu phương pháp X-quang không đạt hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân còn cần làm thêm chụp CT để thấy rõ xương bị thương, tình trạng gãy xương chày như thế nào, có mảnh vụn và tổn thương mô mềm không,… Việc chẩn đoán chính xác sẽ hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn rất nhiều. 

Gãy xương chày Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 3

Chân có vết bầm tím bất thường là dấu hiệu cho thấy xương chày bị gãy

Điều trị gãy xương chày như thế nào? 

Dựa trên những yếu tố nhất định sau đây mà bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị gãy xương chày tốt nhất: 

  • Mức độ tổn thương của xương chày cùng với mức độ chấn thương mô mềm xung quanh vết thương.
  • Nguyên nhân dẫn đến gãy xương chày.
  • Tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh án của bệnh nhân.
  • Mong muốn của bệnh nhân khi điều trị gãy xương chày.
  • Biến chứng kèm theo (nếu có). 

Về cách điều trị gãy xương chày có 2 cách, gồm có điều trị nội khoa và điều trị phẫu thuật, cụ thể như: 

Điều trị nội khoa: Bao gồm có bó bột để hạn chế chức năng của cơ chân gây ảnh hưởng đến việc phục hồi, kê thuốc giảm đau cho bệnh nhân sau khi bó bột, tập luyện vật lý trị liệu sau khi xương liền, tự tập đi tại nhà với nạng. 

Điều trị phẫu thuật: Trong một vài trường hợp nhất định, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật để cố định xương tại chỗ bằng cách sử dụng ốc vít cố định, thanh nẹp,… cố định bên ngoài khi kết nối những ốc vít đã bắt cùng với đinh chốt vùng gãy xương chày là một thanh kim loại bên ngoài để cố định chắc chắn hơn. 

Gãy xương chày không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, tuy nhiên, bệnh nhân cần thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, phòng tránh để lại những di chứng không mong muốn đến chức năng đi lại. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu gãy xương, không nên chần chừ mà đến bệnh viện ngay bạn nhé. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)