Nhà thuốc Hưng Thịnh

Nhiều chị em có thắc mắc rằng đa nang buồng trứng có nên uống mầm đậu nành hay không? Một số người mắc đa nang buồng trứng vẫn còn e ngại, không dám sử dụng mầm đậu nành. Vậy mối liên quan giữa mầm đậu nành và bệnh đa nang buồng trứng là như thế nào?

Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, phụ nữ bị đa nang buồng trứng (PCOS) có thể cải thiện khả năng chuyển hóa chất và hạn chế các bệnh về tim mạch khi sử dụng mầm đậu nành thường xuyên. Hãy cùng Nhà Thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu thêm thông tin về  loại thực phẩm này nhé!

Dinh dưỡng trong mầm đậu nành

Mầm đậu nành là thực phẩm thực vật rất giàu protein và chứa rất nhiều acid amin thiết yếu cho cơ thể. Nó cũng giàu chất béo thực vật, chất xơ và một số vitamin, khoáng chất có lợi. Mầm đậu nành từ xưa đã có mặt trong chế độ ăn uống thường ngày của người Á Đông. Tỷ lệ sản phẩm có chứa thực phẩm này ở Mỹ cũng đã tăng trong thời gian gần đây.

Ngoài hàm lượng vitamin và khoáng chất, đậu nành là một nguồn tự nhiên cung cấp polyphenol, là một chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các tổn thương tế bào, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Đặc biệt, mầm đậu nành rất giàu isoflavone – một loại polyphenol thường được gọi là phytoestrogen – chúng có khả năng kết nối và kích thích các thụ thể estrogen. Đây là một trong những lý do khiến mầm đậu nành là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Thông thường, 1 gam đậu nành chứa khoảng 3 – 4mg isoflavone.

Những thực phẩm làm từ mầm đậu nành

Các thực phẩm làm từ mầm đậu nành có lẽ không quá xa lạ đối với người Việt chúng ta. Tuy nhiên mỗi dạng thực phẩm sẽ có những tác động khác nhau tới cơ thể. Nhà Thuốc Hưng Thịnh xin phép liệt kê một số loại thực phẩm như sau:

Đa nang buồng trứng có nên uống mầm đậu nành? 1 Đậu phụ là thực phẩm quen thuộc đối với người Việt Nam

  • Đậu phụ: Một món ăn rất quen thuộc trong bữa cơm của người Việt, được làm từ mầm đậu nành, nước và một số chất khác để tạo khối.
  • Natto: Là một thực phẩm lên men từ mầm đậu nành. Nó cũng chứa một lượng đáng kể vitamin K2, rất quan trọng cho sức khỏe tim mạch và xương.
  • Tempeh: Một món ăn của Indonesia, rất giàu protein và được làm từ mầm đậu nành lên men.

  • Edamame.

  • Nước tương đậu nành.

  • Sữa đậu nành hay pho mát.

  • Bột protein đậu nành.

  • Các sản phẩm thay thế thịt, chẳng hạn như thịt chay.

  • Dầu đậu nành nấu ăn.

Đa nang buồng trứng có nên uống mầm đậu nành? 2 Thực phẩm chay làm từ mầm đậu nành

Lợi ích của sử dụng mầm đậu nành

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mầm đậu nành và các thực phẩm làm từ mầm đậu nành có nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch: Một nghiên cứu lâm sàng cho thấy, sử dụng từ 14 – 50g protein đậu nành hàng ngày làm giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần trong máu – là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và các bệnh về tim.

  • Giảm các triệu chứng ở thời kỳ mãn kinh: Do sự tương đồng về mặt hóa học, phytoestrogen có trong đậu nành giúp hỗ trợ phần nào sự thiếu hụt estrogen trong thời kỳ mãn kinh, khiến cho cơn bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh được kiểm soát tốt hơn.

  • Cải thiện sức khỏe xương.

  • Tăng tỷ lệ thụ tinh và mang thai.

  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư vú.

  • Tăng cường trí nhớ và thị lực.

Đa nang buồng trứng có nên uống mầm đậu nành không?

Nhiều chị em lo lắng về việc đa nang buồng trứng có nên uống mầm đậu nành hay không? Trái ngược với nhiều bài báo trên internet, mầm đậu nành không chỉ an toàn cho chị em bị PCOS, nó còn mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Chúng làm giảm các triệu chứng của PCOS và các ảnh hưởng phụ do căn bệnh này gây ra như:

  • Tiểu đường không phụ thuộc insulin.

  • Tình trạng testosterone cao – nguyên nhân gây nên rối loạn phát triển lông tóc, mụn trứng cá hay ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh.

  • Các bệnh về tim mạch.

Đa nang buồng trứng có nên uống mầm đậu nành? 3 Đa nang buồng trứng có nên uống mầm đậu nành hay không?

Mầm đậu nành rất giàu chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp. Người bị PCOS thường sẽ xảy ra tình trạng kháng insulin, vậy nên việc chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là rất quan trọng, vì nó làm giảm lượng hormone nam được tạo ra do tăng insulin. Sử dụng mầm đậu nành cũng khiến lượng đường máu tăng với tốc độ ổn định thay vì tăng nhanh, là hiệu ứng tốt với người bị bệnh tiểu đường loại 2.

Phụ nữ bị PCOS thường có xu hướng tăng cân, đặc biệt là gây tăng mỡ ở vùng bụng. Điều này một phần do tình trạng kháng insulin và lượng hormone testosterone tăng cao gây ra. Mầm đậu nành có chứa ít chất béo, vậy nên việc sử dụng loại thực phẩm này là lựa chọn tuyệt vời để thay thế cho các sản phẩm từ động vật.

Các thử nghiệm lâm sàng cũng chỉ ra, việc sử dụng thường xuyên mầm đậu nành ở những người bị PCOS giúp cải thiện các chỉ số cholesterol, là tác nhân gây ra các bệnh về tim mạch hay huyết áp.

Nên dùng bao nhiêu mầm đậu nành?

Nhìn chung, khoảng 30 – 50mg isoflavone đậu nành mỗi ngày là đủ để mang lại lợi ích sức khỏe cho người bị PCOS. Hàm lượng isoflavone có trong một số loại thực phẩm như sau:

  • Một ly nước mầm đậu nành 250ml có từ 15 – 60mg isoflavone.

  • Một miếng đậu phụ 115g có từ 13 – 43mg isoflavone.

  • Một hộp sữa chua đậu nành có khoảng 26mg isoflavone.

  • Một muỗng cà phê nước tương đậu nành có từ 0,4 – 2,2mg isoflavone.

  • Một miếng tempah 110g có khoảng 43mg isoflavone.

  • Hai lát bánh mì đậu nành có từ 7 – 15mg isoflavone.

Tuy nhiên bạn nên kiểm tra lại các thành phần có trong sản phẩm từ mầm đậu nành. Một số sản phẩm như nước tương có chứa nhiều muối, hay một số loại kem đậu nành có chứa nhiều đường, và việc sử dụng nhiều những thực phẩm như vậy có thể gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể.

Cách tăng lượng mầm đậu nành trong chế độ ăn

Nhà Thuốc Hưng Thịnh xin đưa ra một số cách giúp bạn tăng mầm đậu nành trong chế độ ăn của bạn:

  • Chọn thực phẩm đậu nành nguyên chất như sữa đậu nành, bánh mì đậu nành và đậu phụ.

  • Sử dụng đậu phụ hay natto để thay thế các món ăn từ thịt trong bữa chính.
  • Sử dụng nước tương đậu nành để tạo hương vị mới lạ cho bữa ăn.

  • Sử dụng dầu đậu nành thay cho các loại dầu động vật.

  • Thưởng thức sữa đậu nành thay cho các thức uống ngọt có ga.

  • Dùng bơ mầm đậu nành thay cho bơ động vật hay bơ đậu phộng.

  • Đảm bảo các sản phẩm chứa cả protein đậu nành chứ không chỉ bổ sung mỗi isoflavone.

  • Không lạm dụng việc sử dụng lượng lớn mầm đậu nành để thay thế cho thịt.

Vậy là bạn đọc đã cùng Nhà Thuốc Hưng Thịnh giải đáp được thắc mắc: “Đa nang buồng trứng có nên uống mầm đậu nành không?”. Nhà Thuốc Hưng Thịnh rất vui khi được cùng bạn đọc đồng hành trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của bạn và gia đình!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)