Nhà thuốc Hưng Thịnh

Cổ họng bị khô và có đờm là tình trạng nhiều người mắc phải nhưng lại dễ bị xem nhẹ, bỏ qua. Thông thường tình trạng này có thể tự biến mất sau một thời gian. Mặt khác, cổ họng đau có đờm cũng là biểu hiện của một số bệnh lý hay tình trạng của cơ thể bạn. Hãy cùng Nhà Thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu bài viết dưới đây để có cách nhìn đúng hơn về tình trạng này nhé.

Vậy bệnh lý nào hay thói quen sinh hoạt nào có thể gây ra tình trạng cổ họng bị khô và có đờm? Câu trả lời ở ngay dưới đây.

Nguyên nhân làm cổ họng bị khô và có đờm là gì?

Nguyên nhân bệnh lý

Các bệnh lý sau có thể là nguyên nhân cho tình trạng cổ họng bị khô và có đờm của bạn:

Cảm lạnh: Đây là nguyên nhân thường gặp và trực tiếp làm cổ họng bị khô và có đờm. Ngoài ra khi bị cảm lạnh, có thể kèm theo các triệu chứng khác như đau rát cổ họng, sổ mũi, ho. Khi bị nghẹt mũi, bạn sẽ phải thở bằng miệng khiến cho cổ họng bị khô và đau rát hơn. Đờm có thể sinh ra do viêm họng hoặc do nước mũi chảy từ mũi xuống gây nên.

Cổ họng bị khô và có đờm, nguyên nhân do đâu? Cảm lạnh là nguyên nhân hàng đầu gây cổ họng bị khô và có đờm

Viêm mũi dị ứng: Bụi, phấn hoa, lông động vật… là những thành phần có nhiều trong không khí, nhất là vào những ngày trời hanh khô. Thông thường các thành phần này sẽ được giữ lại ở lông mũi và dịch tiết ở mũi, một lượng nhỏ sẽ tiến sâu vào trong. Khi gặp các thành phần này, hệ miễn dịch sẽ hoạt động để loại bỏ khỏi cơ thể bằng các cơ thế như ho, hắt hơi… Nhưng trong một số trường hợp khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng thái quá có thể gây các tình trạng như nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, tăng áp lực xoang. Nghẹt mũi và chảy nước mũi sẽ trực tiếp dẫn đến cổ họng bị khô và có đờm. 

Cảm cúm: Cảm cúm là bệnh do cơ thể bị virus xâm nhập, các triệu chứng của cảm cúm giống như cảm lạnh. Ngoài ra, khi bạn bị sốt thường kèm theo sốt, đau đầu và mệt mỏi. Khi cổ họng bạn có dấu hiệu bị khô và có đờm thì có thể cơ thể bạn đã bị virus cúm xâm nhập.

Trào ngược dạ dày thực quản: Đây là một bệnh lý đường tiêu hóa làm dịch vị trào ngược lên thực quản, gây tình trạng kích ứng và khiến cổ họng bị khô và có đờm, kèm theo cảm giác vướng khi nuốt. Nếu bạn thường xuyên bị ợ chua, ợ nóng và nóng rát vùng thượng vị thì khả năng cao bạn đang bị trào ngược dạ dày thực quản.

Viêm họng do viêm cầu khuẩn: Bệnh lý này do vi khuẩn gây ra, làm cho cổ họng sưng đỏ, đau. Có thể xuất hiện những bợt trắng hay mủ trên vòm họng và amidan nếu tình trạng bệnh nặng. Khi bệnh nhẹ, cơ thể chỉ có một số biểu hiện như cổ họng bị khô, rát kèm tiết chất nhầy giống như đờm.

Thở bằng miệng khi ngủ: Thói quen này có thể do tình trạng nghẹt mũi do viêm xoang mạn tính, viêm mũi mạn tính, polyp, dị hình vách ngăn mũi, hội chứng ngưng thở khi ngủ hay có khối u ở mũi. Ngoài tình trạng cổ họng bị khô và có đờm, bạn sẽ thấy hơi thở vào buổi sáng có mùi hôi, mệt mỏi do ngủ không sâu giấc.

Thói quen sinh hoạt

Các thói quen sinh hoạt không lành cũng có thể gây cổ họng bị khô và có đờm, đó là:

Không uống đủ nước: Cơ thể không cung cấp đủ nước sẽ giảm tiết nước bọt và chất nhầy trên niêm mạc họng, mũi và làm khô cổ họng. Các dấu hiệu khác của cơ thể thiếu nước như: Tiểu sậm màu, mệt mỏi, cảm thấy khát nước… Bạn nên cung cấp nước cho cơ thể phù hợp với nhu cầu bản thân sẽ cải thiện tình trạng cổ họng bị khô và có đờm đáng kể.

Sử dụng các loại thức uống gây mất nước: Chất caffeine có trong trà và cà phê sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường, nếu không uống bù lại lượng nước này sẽ dễ làm cơ thể bị thiếu nước. Bên cạnh đó, cồn có trong rượu bia không chỉ gây tăng bài tiết nước tiểu mà còn gây khô rát họng và đôi khi có đờm.

Hút thuốc lá: Cổ họng bị khô, có đờm chỉ là một trong những tác hại mà khói thuốc mang lại cho cơ thể.

Các yếu tố môi trường

Các yếu tố sau cũng có thể làm bạn bị khô họng và có đờm:

  • Không khí bị khô do máy lạnh.

  • Thời tiết hanh khô.

  • Môi trường làm việc độc hại, nhiều khói bụi và mùi hóa chất.

Cổ họng bị bị khô và có đờm, nguyên nhân do đâu? 2 Ngồi lâu trong phòng điều hòa cũng là một nguyên nhân làm cổ họng bị khô và có đờm

Khi cổ họng bị khô và có đờm cần làm gì?

Khi cổ họng bị khô và có đờm bạn có thể tham khảo các biện pháp dưới đây để giảm nhẹ triệu chứng:

Dùng thuốc để điều trị nguyên nhân

Những loại thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không kê đơn như paracetamol có tác dụng giảm đau, giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi do cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng.

Bạn có thể sử dụng các loại dung dịch vệ sinh mũi để giảm tình trạng nghẹt mũi, thở bằng miệng khi ngủ gây khô họng. Tuy nhiên bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn nếu như cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: Sốt cao, cổ họng sưng to, khó thở, hạch sưng, đờm có lẫn máu…

Cổ họng bị bị khô và có đờm, nguyên nhân do đâu? 3 Cải thiện tình trạng nghẹt mũi có thể giúp giảm khô họng và giảm đờm

Nếu trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân cho tình trạng khô họng và có đờm của bạn, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được điều trị.

Nếu cổ họng bạn bị khô và có đờm do thở bằng miệng khi ngủ, để việc điều trị đạt kết quả cao bạn cần xác định được nguyên nhân của hiện tượng thở bằng miệng khi ngủ trước. Polyp và viêm xoang sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. 

Có lối sống, sinh hoạt lành mạnh

Các thay đổi nhỏ trong lối sống dưới đây có thể giúp cải thiện các tình trạng bệnh lý của cơ thể:

  • Uống đủ nước.

  • Dùng máu tạo ẩm không khí hoặc để chậu nước trong phòng có điều hòa để bù ẩm cho không khí.

  • Súc họng bằng nước muối 2 lần 1 ngày để làm dịu cổ họng và sạch đờm.

  • Thường xuyên vệ sinh nhà của, chăn gối.

  • Hạn chế sử dụng rượu bia.

  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn.

  • Ăn uống điều độ, vận động hợp lý.

  • Làm dịu cổ họng bằng các thức uống ấm.

Nếu tình trạng cổ họng bị khô và có đờm không có dấu hiệu cải thiện sau 2 tuần hoặc có thêm những triệu chứng khác thì bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị sớm. Nhà Thuốc Hưng Thịnh chúc bạn đọc luôn có thật nhiều sức khỏe.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)