Nhà thuốc Hưng Thịnh

Tiếp theo biến thể Delta, biến thể Lambda được đánh giá là đáng lo ngại khi có khả năng lây nhiễm cao, có khả năng kháng vắc xin.

Theo các chuyên gia, ngoài biến thể Delta, sẽ còn có nhiều biến thể Covid-19 xuất hiện và dần dần sẽ có một hoặc vài biến thể trong số đó học được cách khống chế các kháng thể do vắc xin tạo ra.

Chuyên gia cảnh báo biến thể lambda đã lan rộng 41 quốc gia 1Biến thể Lambda đã xuất hiện trên ít nhất 41 quốc gia.

Biến thể Covid-19 có thể xuất hiện ngày càng nhiều

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây bày tỏ lo lắng rằng bảng chữ cái Hy Lạp có thể không đủ để đặt tên cho các biến thể của virus Sars-CoV-2. Đây là một dự báo có thể sớm trở thành thực tế do sự xuất hiện ngày càng nhiều của các biến thể mới. 

Các chuyên gia nhận định, so với chủng gốc được ghi nhận tại Vũ Hán (Trung Quốc), các biến thể sau đã tiến hóa hơn nhiều. Chúng có khả năng lây lan nhanh hơn, xâm nhập tế bào tốt hơn và luồn lách khỏi tác dụng của vắc xin Covid-19.

Hãng thông tấn Reuters trích lời của bác sĩ Gregory Poland, mô tả sự xuất hiện và lây lan của biến thể Delta chính là phát súng cảnh báo tới con người. Theo chuyên gia này, sẽ ngày càng nhiều biến thể mới xuất hiện và dần dần sẽ có một hay một vài biến thể trong số đó sẽ học được cách khống chế các kháng thể do vắc xin tạo ra. Nếu điều này xảy ra, xem như cuộc chiến chống Covid-19 sẽ quay về vạch xuất phát.

Giới khoa học có sự đồng thuận nhất định về việc tiến hóa của virus Sars-CoV-2, xem đây là một phần quy luật tự nhiên. Virus bao giờ cũng biến đổi để thích nghi và đối phó hiệu quả hơn với vắc xin.

Chuyên gia cảnh báo biến thể lambda đã lan rộng 41 quốc gia 2Giới chuyên gia lo ngại biến thể mới có thể kháng được vắc xin Covid-19.

Xoay quanh việc vì sao có nhiều biến thể mới xuất hiện, giới chuyên gia có nhiều lời giải đáp khác nhau.

Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu nước Mỹ, cho rằng những người chưa tiêm chủng đang tạo điều kiện cho các biến thể mới phát triển. Theo ông, virus càng lây lan trong nhóm chưa tiêm chủng sẽ càng có nhiều cơ hội để biến đổi, có những đột biến không đáng lo ngại nhưng cũng có những đột biến nguy hiểm khi chúng tránh được hệ miễn dịch.

Theo ông Fauci, nếu biến thể Delta vẫn tiếp tục lây lan thì sẽ có một lúc nào đó, biến thể mới sẽ xuất hiện và gây nguy hiểm cho cả người chưa tiêm lẫn người đã tiêm đủ vắc xin.

Bác sĩ Gregory Poland, một chuyên gia về vắc xin tại Mỹ, cho rằng con người chỉ có thể đánh thắng đại dịch Covid-19 khi và chỉ khi có được siêu vắc xin ngăn chặn được sự lây nhiễm. Vấn đề mấu chốt hiện tại là các vắc xin đang lưu hành chỉ có khả năng ngăn chặn bệnh phát triển nặng chứ không ngăn được sự lây lan virus.

Virus vẫn có khả năng nhân lên trong mũi, ngay cả ở những người đã tiêm đủ vắc xin. Những người này sau đó có thể phát tán virus khi hắt hơi, bắn các giọt li ti vào không khí.

Một số ý kiến khác cho rằng, thay vì tạo ra siêu vắc xin, có thể kết hợp vắc xin dạng tiêm bắp và vắc xin xịt mũi ngừa Covid-19. Điều này vừa tạo kháng thể toàn thân, vừa ngăn chặn virus nhân lên ngay từ cửa ngõ chúng xâm nhập.

Chuyên gia cảnh báo biến thể lambda đã lan rộng 41 quốc gia 3Vắc xin xịt mũi được sử dụng để ngăn chặn virus nhân lên ngay từ đường mũi.

Các biến thể virus Sars-CoV-2 đáng lo ngại

Biến thể Delta, Delta Plus

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn tập trung vào Delta, biến thể có độ phủ sóng cao nhất thế giới. Biến thể Delta lần đầu được ghi nhận tại Ấn Độ và được WHO phân loại là “biến thể đáng lo ngại”.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện ra rằng, trong mũi của những người nhiễm Delta mang virus nhiều hơn 1.260 lần so với chủng gốc.

Trong một báo cáo gần đây của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ cho thấy, các ca nhiễm đột phá biến thể Delta có tải lượng virus ngang bằng với những người không được tiêm chủng.

Trong khi các biến thể trước đây mất đến 7 ngày mới phát triệu chứng thì với biến thể Delta, chỉ mất từ 2 – 3 ngày sau nhiễm là đã có triệu chứng. Theo hãng tin Reuters, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể có ít thời gian hơn để phản ứng và tăng cường phòng thủ.

Một nhánh phụ của biến thể Delta là Delta Plus còn có khả năng né tránh miễn dịch. Nhánh phụ này hiện đã xuất hiện trên 30 nước nhưng hiện WHO vẫn chưa xếp chúng vào nhóm biến thể đáng lo ngại.

Biến thể Lambda

Trong những tuần gần đây, sự lây lan nhanh chóng của biến thể Lambda đã thu hút được sự chú ý của giới chuyên gia.

Biến thể Lambda lần đầu được ghi nhận tại Peru (Nam Mỹ) và cũng là biến thể đang thống trị tại nước này, chiếm 80% số ca bệnh. Chủng virus này hiện đã lây sang ít nhất 41 quốc gia trên thế giới.

Biến thể Lambda được WHO xếp vào nhóm đáng quan tâm với các đột biến bị nghi ngờ là có khả năng phát triển bệnh nặng thêm hoặc khả năng lây nhiễm cao. 

Theo một số nghiên cứu ban đầu trong ống nghiệm, biến thể Lambda mang 2 đột biến T76I và L452Q, có khả năng làm tăng khả năng lây nhiễm so với chủng gốc SARS-CoV-2.

Biến thể Lambda còn mang 3 đột biến RSYLTPGD246-253N, 260 L452Q và F490S có thể lẩn trốn khỏi kháng thể trung hòa sau khi nhiễm và sau khi tiêm các loại vắc xin Pfizer, Moderna và Sinovac-CoronaVac.

Tuy nhiên, ngoài khu vực Nam Mỹ thì Lambda vẫn chưa chiếm số lượng lớn ca nhiễm. Biến thể Delta vẫn được đánh giá là nổi trội hơn. Theo giáo sư Eric Topol (Mỹ), tỷ lệ các ca nhiễm biến thể Lambda trên báo cáo của GISAID đã giảm xuống, một dấu hiệu cho thấy biến thể này đang suy yếu. GISAID là một cơ sở dữ liệu theo dõi các biến thể của SARS-CoV-2.

Chuyên gia cảnh báo biến thể lambda đã lan rộng 41 quốc gia 4Một nhân viên y tế đang lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

Biến thể Colombia

Biến thể Colombia được ký hiệu là B.1.621. Chúng được ghi nhận lần đầu tại Colombia vào đầu năm 2021. Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu đã xem B.1.621 là một biến thể đáng quan tâm.

Biến thể này mang một số đột biến chính, bao gồm E484K, N501Y và D614G, có liên quan đến việc tăng khả năng lây nhiễm và giảm khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch. Chúng làm dấy lên lo ngại khi vừa qua đã khiến 7 cụ già ở một viện dưỡng lão tại Bỉ tử vong, dù 7 trường hợp này đều đã tiêm vắc xin Covid-19 đầy đủ.

Giới khoa học vẫn đang phối hợp để xây dựng bức tranh chung về biến thể này và biến thể Lambda.

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)