Nhà thuốc Hưng Thịnh

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý tương đối phổ biến, gây nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt bệnh nhân. Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, nhiều người cũng quan tâm, tìm hiểu đến các cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu tại nhà với mong muốn nhanh chóng cải thiện và thoát khỏi tình trạng này.

Viêm đường tiết niệu là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập niệu đạo gây viêm nhiễm với các triệu chứng như đau bụng dưới, tiểu rắt, tiểu buốt. Ai cũng có thể gặp phải tình trạng này nhưng theo thống kê phụ nữ là nhóm đối tượng dễ gặp viêm nhiễm niệu đạo hơn nam giới.

Một số cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà nhờ cây mã đề

Mã đề từ lâu đã trở thành bài thuốc Đông y chữa viêm đường tiết niệu được nhiều người Việt tin tưởng áp dụng. Thảo dược này có vị ngọt, tính mát không chứa độc tố nên rất thích hợp dùng cho người bệnh bị tiểu rắt, tiểu buốt, đau đớn vùng bụng dưới thường xuyên và ngứa ngáy niệu đạo do viêm nhiễm.

Chuẩn bị: 20g cây mã đề tươi, 20g cây đồng tiền lông, 5g rễ cây cỏ tranh.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu đã được chuẩn bị, để vài phút cho ráo nước rồi cho vào nồi, thêm nước đun sôi.
  • Người bệnh viêm đường tiết niệu chỉ dùng phần nước thuốc, bỏ bã. Bài thuốc nên dùng đều đặn hàng ngày, sau một tuần bạn có thể cảm nhận được các dấu hiệu chuyển biến tích cực.

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng cây mã đề

Cây mã đề được đánh giá cao trong trị viêm đường tiết niệu 

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu tại nhà với nha đam

Không chỉ xuất hiện trong các công thức chữa trị mụn nhọt, làm đẹp, nha đam còn là bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu đơn giản mà hiệu quả. Thành phần nha đam chứa một hàm lượng lớn các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn (salicylic acid, bradykinin…) hỗ trợ cải thiện nhanh chóng những triệu chứng khó chịu do viêm nhiễm đường tiết niệu gây ra.

Chuẩn bị: Một nhánh nha đam (nên chọn loại lớn, thịt dày).

Cách thực hiện: 

  • Nha đam gọt bỏ đi phần vỏ cứng bên ngoài, lọc lấy phần thịt, rửa sạch nhựa và ngâm nước muối loãng.
  • Xay phần thịt nha đam đã chuẩn bị lấy nước cốt uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 ly là tốt nhất.

Lưu ý: Không nên sử dụng nha đam ở người bị nhuận tràng để tránh gây tổn thương cho gan.

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng nha đam

Nha đam chứa các hoạt chất chống viêm tốt cho bệnh nhân viêm đường tiết niệu

Chữa viêm đường tiết niệu an toàn bằng ngải cứu

Theo Đông y, ngải cứu là một vị dược liệu tính ôn, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh bàng quang, tiết niệu. Người bệnh viêm đường tiết niệu dùng ngải cứu có thể loại bỏ triệu chứng đau rát và vi khuẩn gây bệnh nhanh chóng.

Chuẩn bị: 45g ngải cứu, 15g rễ cỏ tranh, 15g cỏ seo gà, 10g mật ong.

Cách thực hiện: 

  • Trộn đều ngải cứu, cỏ seo gà và cỏ tranh rồi cho vào nồi đun sôi với 500ml nước trong 15 – 20 phút.
  • Chắt lấy nước để nguội bớt sau đó hòa cùng mật ong, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Dùng rễ cây bồ công anh chữa viêm đường tiết niệu 

Đây cũng là một trong những bài thuốc Đông y chữa viêm đường tiết niệu bằng được nhiều người bệnh áp dụng. Bồ công anh là dược liệu có tính lạnh, vị đắng với công dụng chính là, loại bỏ viêm nhiễm, tiêu trừ độc tố và tiêu sưng. Nhờ đó, nhanh chóng triệt tiêu các nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu ở nữ giới lẫn nam giới.

Chuẩn bị: 20g rễ cây bồ công anh sấy khô.

Cách thực hiện:

  • Rễ cây bồ công anh sau khi rửa qua bằng nước lạnh thì cho vào nồi, thêm 500ml nước và đun sôi.
  • Chắt lấy phần nước thuốc, để nguội bớt rồi uống trực tiếp. Người bệnh viêm đường tiết niệu nên sử dụng bài thuốc này mỗi ngày, có thể thay thế cho nước uống.

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng rễ cây bồ công anh

Rễ cây bồ công anh giúp tiêu trừ độc tố cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu

Lá trầu không giúp cải thiện triệu chứng viêm đường tiết niệu

Lá trầu không chứa nhiều chất kháng viêm, kháng khuẩn và khử mùi hôi cho vùng kín hiệu quả. Do đó, chúng trở thành khắc tinh của nhiều bệnh lý phụ khoa trong đó có viêm đường tiết niệu. Sử dụng trầu không thường xuyên giúp sát khuẩn vị trí bị viêm, loại bỏ vi khuẩn trong đường tiết niệu, giúp niêm mạc phục hồi nhanh chóng.

Chuẩn bị: 15 lá trầu không tươi.

Cách thực hiện: 

  • Lá trầu không rửa sạch rồi vò nát, cho vào nồi cùng một bát nước lớn đụn sôi.
  • Dùng phần nước chắt được xông vùng kín cho đến khi nguội bớt rồi rửa niệu đạo (có thể cho thêm một ít muối trắng để tăng hiệu quả sát khuẩn).

Lưu ý: Khi rửa vùng kín cần nhẹ nhàng, không cọ xát để tránh gây tổn thương nặng hơn.

Lưu ý khi áp dụng các mẹo chữa viêm đường tiết niệu tại nhà

Khi áp dụng các mẹo điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà, người bệnh cần lưu ý các điểm sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, có thể sát khuẩn bằng nước muối pha loãng. Không lạm dụng dung dịch vệ sinh có hóa chất vì có thể gây tổn thương vùng kín.
  • Nên mặc đồ rộng, thoải mái, chất cotton mềm.
  • Lựa chọn nguyên liệu sạch, sơ chế đúng cách để loại bỏ hết chất bẩn trước khi thực hiện các mẹo chữa viêm đường tiết niệu tại nhà.
  • Không tự ý kết hợp các loại dược liệu khác nhau để uống hay vệ sinh vùng kín.
  • Các phương pháp này cần áp dụng liên tục trong 5 – 7 ngày mới phát huy hiệu quả. Do đó, người bệnh cần kiên trì, trong thời gian ngắn cần tránh thay đổi liên tục các cách điều trị.
  • Cần kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ kích ứng viêm nhiễm trong thời gian điều trị viêm đường tiết niệu.
  • Người bệnh viêm đường tiết niệu nên tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.
  • Với trường hợp bệnh nặng bạn cần sử dụng thêm một số phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu khác.

Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà

Cần chú ý khi chữa viêm đường tiếu niệu tại nhà tránh để bệnh nặng thêm

Các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà chúng tôi gợi ý trên đây đều rất dễ thực, không mắt nhiều chi phí nhưng lại giúp bạn nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên áp dụng khi tình trạng viêm nhiễm nhẹ, chưa xuất hiện đau buốt liên tục hay đi tiểu ra máu. Với các trường hợp chuyển biến xấu, triệu chứng nặng để tránh những biến chứng, rủi ro có thể xảy ra, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám sớm.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)