Nhà thuốc Hưng Thịnh

Mỗi khi không khí se lạnh, hanh khô của mùa đông tràn về thì có không ít người gặp tình trạng da khô, căng rát, nứt nẻ. Để chữa ngay tình trạng này, bạn không nên bỏ qua cách trị da khô nứt nẻ mùa đông sau đây.

Cảm giác làn da khô căng không chỉ khiến người bị khó chịu, thậm chí đau đớn mà còn là yếu tố gây mất thẩm mỹ, mất tự tin nghiêm trọng. Để bảo vệ làn da, bạn nên tìm cách chăm sóc da đúng, đủ.

Vì sao vào mùa đông da hay bị khô căng?

Làn da chúng ta được cấu tạo bởi 3 lớp lần lượt là biểu bì, hạ bì và cuối cùng là lớp mô nằm sâu nhất dưới da. Trên bề mặt lớp biểu bì có các nhũ tương có khả năng tiết ra mồ hôi để điều hòa nhiệt độ cơ thể cũng như chất nhờn để giữ ẩm da.

Chính môi trường này trên bề mặt da đã tạo nên “hệ sinh thái” trên da có tính axit nhẹ. Da cũng có khả năng sản sinh collagen tự nhiên dưới lớp hạ bì để giúp da luôn có sự săn chắc nhất định, cải thiện độ đàn hồi tự nhiên, chống lão hóa, làm căng mịn da. Ngoài ra, dưới da còn có những liên kết đặc biệt với công dụng giữ nước, giữ ẩm cho da luôn căng bóng, mềm mại.

Bỏ túi ngay cách trị da khô nứt nẻ vào mùa đông 1

Da khô căng vào mùa đông là tình trạng không mấy dễ chịu

Vì giữa các lớp da luôn có một lớp chất gọi là chất keo để kết dính, liên kết các tế bào với nhau. Nếu như lớp keo này bị khô, bong tróc do mất nước thì các lớp da cũng rời rạc và bong thành những vảy như da chết, bề mặt da nứt nẻ.

Nguyên nhân khiến cho chất keo mất sự kết dính là:

  • Thời tiết: Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt ảnh hưởng không nhỏ để lớp chất keo trên bề mặt da. Không khí hanh khô vào mùa đông chính là nguyên nhân khiến da chưa kịp thích ứng, chưa sản sinh nhờn và độ ẩm để giữ ẩm kịp thời nên khiến những tế bào da rời rạc, bong tróc.
  • Ánh nắng mặt trời: Đây là kẻ thù số 1 của làn da, khiến da lão hóa nhanh hơn rất nhiều. Tia UV làm khô, bỏng da, khiến da bong tróc, nứt nẻ nên bạn cần bảo vệ da, sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài nhé.
  • Tẩy rửa quá đà: Các hoạt chất tạo bọt, chất bảo quản,… có trong sản phẩm tẩy rửa có độ axit cao nên bào mòn lớp ẩm trên bề mặt da, làm da khô hơn, dễ nứt nẻ, khô căng.
  • Sử dụng nước nóng để tắm rửa: Nước nóng đem lại cảm giác thoải mái nhưng lại làm da khô đi, độ ẩm bốc hơi nhanh hơn, khiến da bạn khô nứt nẻ vào mùa đông đấy.

Cách trị da khô nứt nẻ vào mùa đông hiệu quả lâu dài

Để có cách trị da khô nứt nẻ vào mùa đông lâu dài, dứt điểm cần kiên trì và thường xuyên thực hiện những điều sau đây:

Dưỡng ẩm sâu cho da

Đây là cách cơ bản nhất để trị da khô nứt nẻ vào mùa đông, hiệu quả lâu dài mà lại còn rất tốt cho da nữa đấy. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm cho da mặt và cơ thể, bạn nên chọn theo nhu cầu cũng như hoạt chất mà da kích ứng (nếu có).

Ngoài ra, nếu da bạn là da khô thì nên chọn những sản phẩm cấp ẩm sâu vì da khô rất dễ nứt nẻ vào mùa đông, nếu không đủ ẩm sẽ bong tróc, nứt nẻ nghiêm trọng. Cách trị da khô nứt nẻ vào mùa đông cho da dầu cần đảm bảo loại kem dưỡng có độ mỏng nhẹ, không gây bí da và vẫn giữ ẩm tốt.

Bỏ túi ngay cách trị da khô nứt nẻ vào mùa đông 2

Dưỡng ẩm là cách trị da khô nứt nẻ vào mùa đông hiệu quả

Bạn cũng nên ưu tiên các sản phẩm dưỡng ẩm nguồn gốc thiên nhiên, an toàn, gần gũi và lành tính cho làn da nhé. Uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh cũng là cách dưỡng ẩm từ sâu bên trong đấy.

Hạn chế thói quen làm khô da

Có thể bạn không để ý một số thói quen tưởng chừng bình thường của mình lại khiến làn da bị khô căng, nứt nẻ đau rát đấy. Kiểm soát những thói quen không tốt này cũng là cách trị da khô nứt nẻ vào mùa đông hiệu quả.

  • Không nên tắm quá lâu dưới nước nóng khiến lớp màng ẩm trên da bị rửa trôi.
  • Không tắm với nước có nhiệt độ quá cao, nên điều chỉnh nhiệt độ vừa phải, vừa đủ ấm thôi sẽ giúp da bớt khô hơn đấy.
  • Hạn chế mặc trang phục có chất vải thô cứng làm da càng thêm nhạy cảm.
  • Nên chọn sản phẩm làm sạch da an toàn, không chứa cồn hay những chất làm khô da, tốt nhất là những sản phẩm có độ pH gần với da nhất.
  • Không tẩy tế bào chết quá nhiều lần vào mùa đông làm da tăng độ kích ứng, càng thêm nhạy cảm hơn với thời tiết.
  • Thoa kem chống nắng mỗi khi ra ngoài để bảo vệ làn da.

Đắp mặt nạ tăng cường ẩm cho da

Một cách trị da khô nứt nẻ vào mùa đông nữa mà bạn không nên bỏ qua là đắp mặt nạ thiên nhiên dưỡng ẩm da, cung cấp chất dinh dưỡng, tăng độ đàn hồi cho làn da thêm săn chắc, mềm mại.

Mặt nạ sữa tươi: Cấp ẩm, dưỡng ẩm sâu, tăng cường tăng sinh collagen cho da luôn ẩm mượt mỗi khi đắp xong. Bạn dùng 3 thìa sữa tươi không đường hòa cùng với 1 thìa bột yến mạch hoạt bột gạo rồi đắp lên da đã làm sạch từ 15 – 20 phút là đón nhận làn da mướt mịn hơn rất nhiều rồi đấy.

Mặt nạ mật ong: Mật ong là “siêu phẩm” dưỡng ẩm, rất thích hợp để dưỡng da vào mùa đông đấy. Nàng chỉ cần dùng mật ong trộn đều với tinh bột nghệ và đắp trên da từ 15 – 20 phút là vừa dưỡng ẩm da, vừa dưỡng da trắng mịn, điều trị mụn cơ thể hiệu quả, nàng nên thử ngay nhé.

Bỏ túi ngay cách trị da khô nứt nẻ vào mùa đông 3

Mặt nạ mật ong nghệ trị dứt điểm khô da

Mặt nạ dưỡng ẩm từ nha đam: Một cách trị da khô nứt nẻ vào mùa đông nữa mà chị em nên thử ngay tại nhà là mặt nạ nha đam. Xay nhuyễn nha đam tươi cùng với 1 viên vitamin E sẽ dưỡng ẩm sâu cho làn da, tăng cường độ đàn hồi và làm da săn chắc hơn. Bạn nhớ đắp thường xuyên để duy trì hiệu quả lâu dài nhé.

Mặt nạ cà chua: Cà chua không chỉ dưỡng ẩm, làm trắng sáng da mà còn giúp cho làn da luôn được căng mọng, tươi tắn. Mỗi tuần 2 – 3 lần, bạn dùng cà chua nghiền nhuyễn trộn với ít sữa chua không đường để làm mặt nạ sẽ giúp da sáng bật tone, hạn chế da khô nứt nẻ vào mùa đông hiệu quả lắm đấy.

Các cách trị da khô nứt nẻ vào mùa đông vừa được chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng da thiếu ẩm trầm trọng mỗi khi không khí khô hanh về. Ngoài những cách trên, bạn cũng đừng quên chú ý đến chế độ ăn uống của mình nhé. 

Hồng Nhung 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)