Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bệnh đau mắt đỏ tuy là bệnh cấp tính, dễ lây, nhưng bệnh lành tính và không để lại di chứng nặng nề. Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị điều trị bệnh. Do đó, mọi người cần phải biết cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ. Trong bài viết dưới đây, Hưng Thịnh sẽ cùng bạn tìm hiểu các biện pháp phòng đau mắt đỏ hiệu quả.

Biện pháp phòng đau mắt đỏ hiệu quả mà ai cũng phải biết 1Cần làm gì để phòng đau mắt đỏ hiệu quả?

Nguyên nhân dẫn đến đau mắt đỏ

Virus Adenovirus hay vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu,… là nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ. Bệnh thường xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 9 trở đi. Đau mắt đỏ có thể bùng phát thành dịch khi thời tiết nắng mưa thất thường làm cho độ ẩm không khí cao lên, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra, môi trường bị ô nhiễm, sử dụng chung nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ dùng cá nhân,… cũng là nguyên nhân dẫn đến đau mắt đỏ.

Những triệu chứng thường gặp ở bệnh đau mắt đỏ

Các dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ thông thường sẽ là một bên mắt bị đỏ, sau đó lây sang mắt còn lại. Mắt sưng đỏ, có cảm giác bị cộm mắt, rát mắt,… Buổi sáng khi ngủ dậy, người bệnh thường khó mở mắt do có quá nhiều ghèn dính vào mi mắt. Phần xung quanh mi mắt sưng nề, mắt có mọng. Thậm chí, khi bị nặng, người bệnh sẽ có thể kèm thêm các triệu chứng như mệt mỏi, đau họng, sốt nhẹ, có hạch sau tai,…

Đau mắt đỏ lây như thế nào?

Đau mắt đỏ có thể lây qua các con đường như tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, dính phải nước bọt, tiếp xúc với nước mắt của người bệnh.

Biện pháp phòng đau mắt đỏ hiệu quả mà ai cũng phải biết 2Khi người bệnh ho, virus đau mắt đỏ sẽ phát tán trong không khí, người lành bệnh hít phải không khí chứa virus đau mắt đỏ sẽ bị nhiễm bệnh.

Đau mắt đỏ rất dễ lây, nên ở những nơi đông người, khi đứng gần người lành bệnh cũng có thể bị lây ở cự ly gần. Hoặc thói quen dùng tay dụi mắt, sờ mũi, cho tay vào miệng, sử dụng chung nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh cũng là con đường dễ lây đau mắt đỏ.

Biện pháp phòng đau mắt đỏ

Để có thể phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả, bạn cần phải chủ động tự bảo vệ bản thân và gia đình. Dưới đây là các biện pháp phòng đau mắt đỏ mà Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần tuân thủ và thực hiện tốt.

Khi không có dịch:

  • Phải giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn.
  • Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, chăn gối, chậu rửa mặt.
  • Hạn chế đi bơi để tránh bị nhiễm mầm bệnh.
  • Từ bỏ thói quen dùng tay dụi mắt, bỏ tay vào miệng.

Khi đang có dịch đau mắt đỏ:

Biện pháp phòng đau mắt đỏ hiệu quả mà ai cũng phải biết 3Sử dụng thuốc nhỏ mắt để phòng đau mắt đỏ cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp ở trên, bạn cần lưu thêm các biện pháp sau:

  • Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý (có nồng độ 0,9%) mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không dùng chung thuốc nhỏ mắt hay sử dụng chung bất cứ đồ vật gì với người bị đau mắt đỏ.
  • Hạn chế tiếp xúc với người đau mắt đỏ.
  • Không nên đi đến những nơi đông người hay đi bơi khi đang có dịch đau mắt đỏ.
  • Nên đeo khẩu trang khi nói chuyện với người bị đau mắt đỏ.

Đau mắt đỏ là bệnh cấp tính, triệu chứng xuất hiện rầm rộ, đặc biệt rất dễ lây. Hy vọng với lượng thông tin mà Hưng Thịnh đã cung cấp sẽ giúp bạn có các biện pháp phòng đau mắt đỏ hiệu quả nhất.

Ánh Trần

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)