Nhà thuốc Hưng Thịnh

Gai cột sống là căn bệnh xương khớp có tỉ lệ người mắc bệnh khá cao ở nước ta hiện nay. Vậy làm sao để khắc phục gai cột sống hiệu quả nhất?

Để khắc phục được bệnh một cách tốt nhất thì trước hết chúng ta phải biết được nguyên nhân gây bệnh là gì. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục gai cột sống trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Nguyên nhân dẫn đến gai cột sống

Biện pháp khắc phục gai cột sống hiệu quả nhất 1Hình ảnh gai mọc trên cột sống.

Gai cột sống là tình trạng phản ứng tự nhiên thường thấy khi cơ thể bị viêm khớp cột sống. Khi đó, các khớp cột sống sẽ bị viêm, vùng xương, bao xơ và đĩa đệm dễ bị ăn mòn dẫn đến các các đầu khớp sẽ va chạm trực tiếp vào nhau khi cơ thể chuyển động. Cơ thể nhận thấy điều bất ổn sẽ tự động bồi đắp canxi vào các khu vực bị viêm nhiễm đó, vô tình tạo nên các gai xương. Chúng ta có thể hiểu ngắn gọn là khu vực xương bị viêm nhiễm do được bồi đắp canxi quá nhiều nên dẫn đến dư thừa và tạo thành các gai xương.

Cơ chế bồi đắp canxi vào vùng xương bị tổn thương còn được kích hoạt khi cơ thể gặp chấn thương và ảnh hưởng đến xương khớp. Điều này đã trở thành nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh gai cột sống. Trong trường hợp bị chấn thương ở vùng lưng thì bạn nên khám và tái khám thường để phát hiện sớm các trường hợp gai cột sống xuất hiện.

Nguyên nhân thứ ba là hiện tượng canxi lắng đọng tại gân và dây chằng của cột sống. Dấu hiệu này thường gặp ở người lớn tuổi khi xương khớp bắt đầu có hiện tượng thoái hóa. Bên cạnh đó, một số người trẻ bị lão hóa xương sớm cũng có thể bị lắng đọng canxi và tình trạng này đang dần trở nên phổ biến thời nay.

Thực tế, bệnh gai cột sống có thể khắc phục được nếu phát hiện và điều trị viêm khớp cột sống từ sớm.

Cách khắc phục gai cột sống

Biện pháp khắc phục gai cột sống hiệu quả nhất 2Gai cột sống có thể đượa khắc phục bằng nhiều cách: dùng thuốc, châm cứu,…

Có thể thấy các nguyên nhân gây ra hiện tượng gai cột sống chủ yếu là việc bồi đắp canxi dư thừa vào những vùng tổn thương hoặc việc hấp thụ canxi ở người cao tuổi không còn tốt như người trẻ nên gây ra tình trạng lắng đọng canxi tại gân và dây chằng cột sống. Vậy làm cách nào để khắc phục được hiện tượng gai cột sống này? Việc này cần thực hiện bởi hai yếu tố: điều trị và phòng ngừa.

Điều trị gai cột sống

Hiện nay, việc điều trị gai cột sống thường được các bác sĩ áp dụng nhất, bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: Bệnh nhân có thể lựa chọng điều trị bằng Đông y hoặc Tây y để điều trị tình trạng của mình. Các phương thuốc Tây y chủ yếu được kê là điều trị các triệu chứng giảm đau, kháng viêm. Trong khi đó, Đông y lại có khả năng chữa sâu từ bên trong, lành tính.
  • Vật lý trị liệu: Khí công hay xoa bóp bấm huyệt là những phương pháp được lựa chọn để hỗ trợ điều trị gai cột sống.
  • Phẫu thuật: Đây là biện pháp được áp dụng khi người bệnh có tình trạng bị nặng, gai xương mọc quá dài và nguy cơ chèn ép tủy sống và dây thần kinh cao. Phương pháp này chỉ có thể trị tạm thời vì gai xương có khả năng mọc lại.

Phòng ngừa gai cột sống

Biện pháp khắc phục gai cột sống hiệu quả nhất 3Tập thiền giúp cơ thể thư giãn là cách được áp dụng trong khắc phục gai cột sống.

Theo các chuyên gia, canxi chiếm tới 98% cấu tạo khung xương và răng, chiếm 1/6 trọng lượng mỗi người. Có thể thấy canxi là rất quan trọng nên việc thiếu canxi kéo dài sẽ dẫn tới còi xương, chậm lớn, xương bị yếu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ sau này. Mặt khác, người cao tuổi do tình trạng xương bị thoái hóa, thiếu canxi sẽ dẫn đến xương giòn, dễ bị gãy. Do đó, người bệnh khi phát hiện gai cột sống cần điều chỉnh bổ sung canxi, thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập thể dục để cải thiện tình trạng bệnh.

Đối với người chưa bị gai cột sống nhưng có nguy cơ mắc bệnh hoặc muốn phòng ngừa, hãy từ bỏ thuốc lá và các chất kích thích; đồng thời xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh với những bữa ăn khoa học và tập luyện thể dục thường xuyên là biện pháp phòng ngừa gai cột sống hiệu quả.

Ánh Trần

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)