Nhà thuốc Hưng Thịnh

Hội chứng hậu Covid 19 là tình trạng gây lo lắng và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh sau khi khỏi bệnh. Nhiều bệnh nhân sau khi khỏi Covid 19 rất thường gặp phải các triệu chứng Covid 19 kéo dài, trong đó có mất ngủ.

Hội chứng hậu Covid 19 với nhiều ảnh hưởng đối với hệ thống hô hấp, tim mạch, gan, cơ, thận, khớp, mề đay, phát ban, thần kinh… Thậm chí gây ra các rối loạn thần kinh như lo âu, trầm cảm, căng thẳng… Những biến chứng kể trên góp phần làm cho giấc ngủ của người mắc phải giảm chất lượng, gây ra tình trạng mất ngủ. Mất ngủ là một trong những bệnh rối loạn giấc ngủ. Điều này làm cho tinh thần người bệnh cũng trở nên sa sút, đôi khi không ổn định vì lo lắng quá mức. Vậy khi bị mất ngủ hậu Covid 19, bệnh nhân phải làm sao?

Dấu hiệu của mất ngủ hậu Covid-19

Khi sức khỏe của người bệnh trong giai đoạn hậu Covid-19 bị suy giảm sẽ có tác động nghiêm trọng đến năng suất cũng như chất lượng cuộc sống làm ảnh hưởng lớn đến công việc hàng ngày. Dưới đây là các dấu hiệu của chứng mất ngủ hậu Covid-19:

  • Bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ.
  • Bệnh nhân thường xuyên thức giấc giữa đêm, không ngủ thẳng giấc đến sáng.
  • Bệnh nhân thường thức dậy rất sớm và không ngủ lại được.

Mất ngủ hậu Covid-19, bệnh nhân phải làm sao?1 Mất ngủ là một trong những bệnh rối loạn giấc ngủ

Ảnh hưởng tới sức khỏe khi bị mất ngủ hậu Covid 19

Mất ngủ ảnh hưởng đến các hoạt động ban ngày và thường làm cho người bệnh luôn luôn trong cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày (do đêm không ngủ được) và khó tập trung… Từ đó dẫn đến các nguy cơ nguy hiểm như: Dễ bị té ngã, dễ bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động và giảm hiệu suất làm việc. Ngoài ra, việc mất ngủ kéo dài còn có thể ảnh hưởng mật thiết đến não bộ, tim mạch và toàn thân như sau:

  • Dễ dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim, các bệnh mạch vành và tăng huyết áp.
  • Các vấn đề về tâm thần như: Rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực.
  • Làm cho hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn.
  • Mất ngủ gây tăng nguy cơ béo phì và đái tháo đường.
  • Nghiêm trọng hơn, mất ngủ với phụ nữ có thai có nguy cơ sinh con nhẹ cân và sinh non.

Bị mất ngủ hậu Covid 19, bệnh nhân phải làm sao?

Mất ngủ là sự rối loạn thường gặp, đặc biệt tăng cao ở những bệnh nhân đã khỏi Covid 19. Căng thẳng, stress, lo lắng, đau buồn do sự mất mát… càng làm cho con người rơi vào trạng thái mất ngủ. Có hai cách có thể hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ: Liệu pháp nhận thức, hành vi (Cognitive Behavioral Therapy – CBT) và sử dụng thuốc điều trị mất ngủ hậu Covid 19.

Mất ngủ hậu Covid-19, bệnh nhân phải làm sao?2 Mất ngủ hậu Covid 19, bệnh nhân phải làm sao?

Liệu pháp nhận thức, hành vi

Có thể thực hiện liệu pháp nhận thức, hành vi để hỗ trợ điều trị mất ngủ do hậu Covid 19. Đây là một liệu pháp tâm lý, giúp người bệnh thay đổi nhận thức, thói quen, suy nghĩ và những hành vi liên quan đến giấc ngủ, với mục tiêu cụ thể là có một giấc ngủ khỏe mạnh. Với liệu pháp này sẽ đưa ra bao gồm các lời khuyên sau:

  • Người bệnh nên giữ phòng ngủ yên tĩnh, không quá sáng, có nhiệt độ thích hợp, nệm và gối nên chọn loại có thành phần thiên nhiên giúp thư giãn, thoải mái.
  • Có thể nghe nhạc nhẹ nhàng trước giờ ngủ.
  • Hạn chế tránh uống trà, cafe trong vòng 6 – 8 giờ trước khi đi ngủ.
  • Tránh hút thuốc lá trước giờ ngủ.
  • Tránh uống các chất kích thích, rượu bia trước giờ ngủ.
  • Nên uống ít nước trước khi ngủ, để không bị đánh thức vì chứng tiểu đêm.
  • Không nên ăn quá no hay vận động mạnh trước giờ ngủ.
  • Hạn chế xem điện thoại, tivi, máy tính bảng, laptop… trong vòng khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ.
  • Cả tuần, nên thức dậy cùng 1 thời điểm vào buổi sáng, cho dù là ngày chủ nhật. Thói quen này sẽ có tác dụng ổn định đồng hồ sinh học.
  • Tránh ngủ trưa quá nhiều (nên ngủ 20 – 30 phút là đủ). Tuyệt đối không nên ngủ bù cho dù đêm trước mất ngủ, vì khi ngủ bù nhiều vào ban ngày, đêm hôm đó người bệnh sẽ lại mất ngủ.
  • Giường chỉ dành cho việc ngủ, nếu không ngủ được khi nằm trên giường quá 20 phút, người bệnh nên ra khỏi giường. Sau đó làm các hoạt động nhẹ nhàng trong ánh sáng dịu như: Làm việc nhà nhẹ nhàng, nghe nhạc, thiền, tập yoga, tập hít thở, tập viết ra những suy nghĩ trong đầu… Sau đó, hãy quay lại giường khi cảm thấy buồn ngủ. Quá trình này có thể được lặp lại nhiều lần.

Nhìn chung, với những người có triệu chứng mất ngủ quá nặng, có thể các cách trên không giúp bạn ngủ ngay được. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân kiên trì thực hành, người bệnh sẽ sớm được khắc phục và sẽ ngủ khỏe sau này. Ngoài ra, với bệnh nhân hậu Covid-19, việc duy trì các thói quen này cũng góp phần giúp cho ổn định tâm lý, người bệnh sẽ bớt lo lắng, căng thẳng hơn.

Dùng thuốc điều trị mất ngủ hậu Covid 19

Để điều trị chứng mất ngủ hậu Covid-19, có rất nhiều loại thuốc khác nhau, mỗi loại có nhiều tác dụng khác nhau. Tuy nhiên đều có điểm chung là giúp gây buồn ngủ, giảm lo lắng, căng thẳng, stress ở người bệnh trước giờ đi ngủ. Người bệnh có thể tham khảo một số nhóm thuốc không cần kê toa như sau:

Điều trị mất ngủ từ thảo dược

Hiện nay, trên thị trường với nhiều loại có thành phần thiên nhiên như: Tim sen, cây bình vôi, lạc tiên (đọt nhãn lồng)… Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc ngủ thảo dược này nhằm trị mất ngủ hậu Covid 19. Các loại này thường ít gây ra các tác dụng phụ.

Mất ngủ hậu Covid-19, bệnh nhân phải làm sao?3 Sử dụng đọt nhãn lồng có thể hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ hậu Covid 19

Dùng Melatonin

Đây là một hormone của giấc ngủ con người. Thuốc Melatonin này thường được dùng cho bệnh nhân bị mất ngủ có kèm theo các rối loạn nhịp sinh học như: Ngủ dậy quá muộn hoặc quá sớm, lệch múi giờ… Thuốc có tác dụng tốt nếu người bệnh có thói quen ngủ quá trễ và cần điều chỉnh giờ đi ngủ sớm hơn. Lưu ý, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Đau đầu, khó chịu dạ dày… Tuy nhiên, những triệu chứng này ít xảy ra và không đáng kể. Bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Thuốc kháng Histamine

Đây là loại thuốc chống dị ứng, thường dùng nhằm để điều trị dị ứng, có tác dụng phụ là gây ngủ. Thuốc này phù hợp với các bệnh nhân mất ngủ kèm ngứa do viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như: Khô miệng và chóng mặt…

Những lưu ý khi dùng thuốc nhằm giảm triệu chứng mất ngủ hậu Covid-19

Mất ngủ hậu Covid-19 có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các thuốc an thần mạnh để trị chứng mất ngủ. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Để điều trị chứng mất ngủ hậu Covid-19 cần kết hợp điều trị với các triệu chứng hậu Covid-19 khác, do đó nếu bị mất ngủ kéo dài, không có dấu hiệu giảm, người bệnh nên liên hệ cơ quan y tế nhằm được thăm khám và điều trị sớm nhất.
  • Mỗi cá nhân, trường hợp mất ngủ do hậu Covid-19 đều có cách điều trị rất khác nhau. Do đó, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Bởi việc dùng thuốc nhưng không đúng bệnh sẽ không mang lại hiệu quả điều trị bệnh mà còn khiến cho bệnh trở nên trầm trọng, nguy hiểm hơn.
  • Tuyệt đối không nên tự ý dùng các thuốc an thần mạnh nhằm tự điều trị mất ngủ hậu Covid-19. Khi không được điều trị khoa học, thuốc có thể gây “lờn” và gây nghiện nếu không sử dụng đúng cách.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)