Nhà thuốc Hưng Thịnh

Ăn tiết canh là thói quen của nhiều người nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh, nguy hiểm nhất là bệnh liên cầu lợn, thậm chí có thể tử vong. Vậy ăn tiết canh không đảm bảo vệ sinh sẽ có những tác hại gì? Ăn tiết canh uống bia có sao không?

Vào đầu năm mới, tiết canh là món ăn rất được nhiều người ưa chuộng. Nhiều người cho rằng ăn tiết canh dịp đầu xuân sẽ mang lại những điều may mắn. Tuy nhiên, món ăn này có thể vô cùng nguy hiểm trong trường hợp chế biến không hợp vệ sinh. Vậy những tác hại nguy hiểm đó là gì?

Tác hại của tiết canh không hợp vệ sinh

Nguy cơ nhiễm khuẩn

Tiết canh về bản chất là máu sống, vì vậy hoàn toàn không thể tiêu diệt được vi khuẩn và ký sinh trùng trong máu động vật. Tiết canh mang nhiều mầm bệnh nếu động vật nhiễm bệnh. Ví dụ nếu ăn tiết canh heo đang mắc bệnh thì nguồn máu sẽ chứa vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Người ăn tiết canh từ động vật này có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, giun sán, viêm não mô cầu, bệnh rối loạn tiêu hoá, trường hợp nặng có thể tử vong. 

Đồng thời, nguy cơ nhiễm độc từ tiết canh rất cao khi cắt tiết động vật có máu đen và máu đỏ mà làm không thể phân biệt được. Máu đen là chất thải độc của động vật không tốt cho sức khỏe.

Ăn tiết canh uống bia có sao không? Lưu ý khi ăn để đảm bảo an toàn 1 Tiết canh về bản chất là máu sống vì vậy tiềm ẩn vi khuẩn và ký sinh trùng trong máu động vật gây bệnh

Tiết canh không mát và không chữa được bệnh

Nhiều người cho rằng ăn tiết canh giúp thanh nhiệt và có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. Không có cơ sở nào để khẳng định món tiết canh có công dụng thanh nhiệt hay chữa bệnh.

Khi ăn tiết canh cảm thấy mát vì tiết canh là máu và thịt để đông nguội nên ăn có cảm giác mát trong miệng. Máu động vật khi nấu chín cũng có giá trị dinh dưỡng và giúp cung cấp hàm lượng sắt cho cơ thể nhưng ăn tiết canh bên cạnh nhiễm khuẩn, lượng hồng cầu bên trong không dễ tiêu hóa trong cơ thể nên gây bệnh. Tuy nhiên, không phải ăn tiết canh sẽ mắc bệnh ngay mà thường có thời gian ủ bệnh. Vì vậy tốt hơn hết bạn phải bỏ thói quen ăn tiết canh sống.

Não nhiễm giun sán 

Mọi loại ký sinh trùng, vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể, đầu tiên sẽ đi vào máu rồi đến các bộ phận khác. Trong khi đó, cấu trúc của não rất yếu do đó sán và ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập và tồn tại ở bên trong.

Việc ăn tiết canh nhiễm giun sán là do động vật có nhiễm sán. Thông thường gia cầm, động vật được nuôi tại nhà máy thường ít bị nhiễm giun sán so với động vật được nuôi tại nhà trong tự nhiên. Vì chúng ăn các loại cám đã qua chế biến thay vì ăn cỏ trên đất cát hoặc rau có chứa ấu trùng giun. Tất nhiên những loại vật nuôi nông nghiệp thì có nguy cơ nhiễm các hóa chất khác. 

Theo chuyên gia, các bệnh truyền nhiễm khuẩn của lợn, gà bệnh không chỉ dễ lây qua đường tiêu hóa, ăn uống mà còn lây qua đường tiếp xúc. Những người chăm sóc, giết mổ động vật bị nhiễm bệnh có thể bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh qua vết thương, vết xước trên da. Do đó, những người giết mổ, phân phối hoặc chế biến thịt lợn, gia cầm cần phải đeo găng tay để đảm bảo an toàn.

Tiết canh ăn với gì mới đúng?

Tiết canh là món ăn có tính mát, dễ gây đau bụng, lạnh bụng nên gia vị kết hợp với món ăn này nhất định phải chọn loại có tính nóng để trung hoà lại. Bạn có thể ăn các rau với tiết canh như ngò tây, húng quế, tía tô,… Ngoài ra, để sát trùng, bạn vắt thêm ít cốt chanh vào tiết canh, rắc chút tiêu bột lên trên, thêm miếng ớt, nếu cẩn thận thì thêm một ít tỏi khô đảm bảo không bị đau bụng sau khi ăn và hương vị ngon hơn nhiều.

Ăn tiết canh uống bia có sao không?

Ăn tiết canh không nên uống bia, vì bia và tiết canh đều có tính lạnh nên ăn uống chung vừa dễ bị đau bụng vừa không tôn được hương vị của nhau. Khi ăn tiết canh nên uống kèm ít rượu có vị cay nồng giúp ấm bụng, vừa tôn thêm hương vị ngon của món ăn.

Ăn tiết canh uống bia có sao không? Lưu ý khi ăn để đảm bảo an toàn 2 Ăn tiết canh uống bia có sao không? Ăn tiết canh không nên uống bia, vì bia và tiết canh đều có tính lạnh dễ gây đau bụng

Các trường hợp không nên ăn tiết canh

Mặc dù tiết canh ăn đúng cách sẽ có nhất định công dụng đối với sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn, vì vậy bạn cần hết sức lưu ý: 

  • Người có tiền sử bệnh tim mạch: Người bị bệnh tim mạch không nên ăn tiết canh vì làm tăng hàm lượng cholesterol cao trong máu nên không thích hợp cho những người mắc bệnh tim mạch.
  • Triệu chứng đông máu: Những người đang trong quá trình điều trị chống đông máu không nên ăn.
  • Vấn đề về đường tiêu hóa: Người bị xuất huyết tiêu hóa cũng đi ngoài ra phân đen, nếu ăn tiết canh cũng khiến đi phân có màu. Điều này ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán và khám bệnh.
  • Người bị xơ gan: Người khỏe mạnh ăn tiết canh có thể giúp bảo vệ gan nhưng nếu người bệnh xơ gan tiêu thụ quá nhiều có thể tạo ra quá nhiều protein, khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn. 

Cách phòng tránh ăn tiết canh lợn gây bệnh

Để ăn tiết canh tránh bị nhiễm sán lợn hay giun xoắn cần lưu ý như sau:

  • Chế biến tiết canh cẩn thận, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Hạn chế ăn tiết canh hoặc các món ăn chưa được nấu chín.
  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng với nước sạch trước và sau khi tiếp xúc với thịt tươi sống của động vật. 
  • Khi tiếp xúc với động vật, gia cầm nên đeo găng tay, đồ bảo hộ để phòng dịch bệnh từ động vật.
  • Không mua bán, giết mổ động vật có bệnh. Tiêu hủy động vật, gia cầm bệnh và chết theo quy định. 
  • Không ăn hoặc chế biến thịt động vật, gia cầm có dấu hiệu hư hỏng hoặc nhiễm bệnh.
  • Nếu có biểu hiện bất thường sau khi ăn thịt động vật, gia cầm như sốt cao, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa,… thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Ăn tiết canh uống bia có sao không? Lưu ý khi ăn để đảm bảo an toàn 3 Để ăn tiết canh tránh bị nhiễm sán lợn hay giun xoắn cần lưu ý chế biến vệ sinh thực phẩm

Với những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn thấy được những tác hại của việc ăn tiết canh chế biến không kỹ càng cũng như ăn tiết canh uống bia có sao không. Nếu muốn ăn tiết canh phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn vừa phải để không gây hại cho sức khỏe.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)