Nhà thuốc Hưng Thịnh

Viêm dạ dày ruột kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Một chế độ ăn uống khoa học sẽ cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh. Vậy viêm dạ dày ruột nên ăn gì?

Viêm dạ dày ruột dù hay viêm dạ dày ruột cấp tính cũng đều mang theo những vị khách “không mời mà tới” như những cơn đau dữ dội, tình trạng tiêu chảy kèm nôn ói liên tục. Đối với bệnh nhân mắc căn bệnh này, một thực đơn khoa học rất quan trọng vì có thể giảm triệu chứng khó chịu. Theo dõi bài viết để nắm rõ người bị viêm dạ dày ruột nên ăn gì là tốt nhất.

Viêm dạ dày ruột là gì?

Viêm dạ dày ruột còn được gọi bằng tên gọi khác là cúm dạ dày. Đây là một bệnh đường tiêu hóa do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra. Ở những nước nhiệt đới và có dân số cao như nước ta, căn bệnh này rất phổ biến. Căn bệnh này đi kèm những triệu chứng điển hình như đau quặn thắt bụng, tiêu chảy, nôn ói. 

Viêm dạ dày ruột nên ăn gì và kiêng gì Bệnh nhân viêm dạ dày ruột luôn cảm thấy khó chịu

Điều đáng nói là hiện nay không có thuốc đặc trị cho bệnh viêm dạ dày ruột. Các bác sĩ sẽ chủ yếu giúp bệnh nhân điều trị triệu chứng bằng các loại thuốc hạ sốt, thuốc chống nôn. Với mọi bệnh nhân dù mắc bất cứ căn bệnh nào, chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng. Dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng từ đó giúp bệnh nhân nhanh phục hồi. Tuy nhiên, bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột lại gặp khó khăn trong ăn uống và tiêu hóa thức ăn.

Vậy viêm dạ dày ruột nên ăn gì để nhanh phục hồi và hạn chế những triệu chứng khó chịu của bệnh? Nếu bạn vẫn chưa có lời giải cho riêng mình, dưới đây là những gợi ý dành cho bạn!

Viêm dạ dày ruột nên ăn gì?

Đồ ăn mềm hoặc loãng

Để giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa, bệnh nhân bị bệnh viêm dạ dày ruột nên sử dụng đồ ăn nấu loãng hoặc mềm. Các món canh hầm, súp loãng là lựa chọn tốt nhất. Đây là những món ăn đủ dưỡng chất lại dễ tiêu. Ngoài ra, người bị viêm dạ dày ruột bị “miệng nôn chôn tháo” nên mất nước rất nhiều. Món cháo hay súp loãng có thể bổ sung nước và năng lượng cùng lúc giúp người bệnh đỡ mệt. 

Viêm dạ dày ruột nên ăn gì Nhiều bệnh nhân chưa biết viêm dạ dày ruột nên ăn gì tốt cho tiêu hóa

Chế độ ăn BRAT (Bananas, Rice, Applesauce and Toast)

Chế độ ăn BRAT gồm chuối, cơm, sốt táo và bánh mì là một chế độ ăn thường được áp dụng cho những người bị rối loạn dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa. Đây đều là những thực phẩm có tác dụng cầm tiêu chảy, giúp làm đông phân. Chế độ ăn này cũng cung cấp tinh bột và kali, giúp bù đắp năng lượng và điện giải bị mất do nôn ói và tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu áp dụng chế độ ăn này bệnh nhân cần có sự tư vấn của bác sĩ để tránh thiếu hụt dinh dưỡng. 

Các loại thịt ít chất béo

Chưa biết viêm dạ dày ruột nên ăn gì bạn có thể tham khảo các loại thịt ít chất béo. Món ăn nhiều chất béo khiến họ khó tiêu. Các loại thịt ít chất béo cung cấp đầy đủ protein để cơ thể nhanh phục hồi. Bị cúm dạ dày có thể tham khảo các loại thịt phù hợp như: Thịt gà không có da, thịt bò nạc, thịt heo nạc không mỡ không da. Các loại thịt này nên được chế biến thành các món súp, cháo, canh, kho thay vì món chiên, xào để hạn chế tối đa chất béo. 

Các loại trái cây tươi ngon

Trong các loại trái cây chứa đến 80% – 90% là nước. Vì vậy, ngoài uống nước, người bị viêm dạ dày ruột có thể tăng cường ăn trái cây để bù nước. Ngoài nước, trái cây còn cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, phong phú giúp cơ thể nhanh phục hồi. Một số loại trái cây tốt cho bệnh nhân viêm dạ dày ruột như: Dưa hấu, bưởi, dưa lưới, dâu tây, đào, dưa gang,…

Người bị viêm dạ dày ruột nên ăn gì? Trái cây là nguồn cung cấp nước và vitamin phong phú

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột bằng sữa chua

Trong đường ruột có một hệ vi sinh gồm lợi khuẩn và hại khuẩn. Một đường ruột khỏe mạnh có đến 85% là lợi khuẩn, 15% là hại khuẩn. Khi tỷ lệ này thay đổi dẫn đến mất cân bằng vi sinh đường ruột dẫn đến tiêu chảy. Người bệnh viêm dạ dày ruột bị mất cân bằng vi sinh đường ruột nên bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn hoặc uống các loại sữa chua. Tốt nhất cho họ là các loại sữa chua không đường với chủng men sống. Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa. 

Sử dụng gừng 

Chưa biết viêm dạ dày ruột nên ăn gì bạn có thể sử dụng gừng. Gừng có nhiều dược tính giúp giảm buồn nôn hiệu quả. Gừng còn có tính kháng viêm, sát khuẩn tự nhiên giúp tiêu diệt phần nào vi khuẩn gây bệnh. Bệnh nhân viêm dạ dày ruột có thể dùng gừng tươi hoặc bột gừng để pha nước uống hoặc thêm vào các món ăn.

Uống nhiều nước

Các triệu chứng tiêu chảy hoặc nôn ói nhiều khiến cơ thể người bệnh bị mất nước trầm trọng. Vì vậy, việc tăng cường uống nước là vô cùng cần thiết giúp cơ thể không rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống thêm nước dừa (bù điện giải rất tốt), nước ổi ép, nước dưa hấu… Với nước ép, bạn nên dùng nước ép từ trái cây tươi thay vì các loại nước ép chế biến sẵn đóng lon, đóng hộp. Sản phẩm chế biến sẵn thường ít dinh dưỡng nhưng lại có nhiều đường và chất bảo quản, không tốt cho hệ tiêu hóa. 

bị viêm dạ dày ruột nên ăn gì tốt cho sức khoẻ Bổ sung nước kịp thời khi bị tiêu chảy nhiều

Viêm dạ dày ruột nên kiêng gì?

Ngoài viêm dạ dày ruột nên ăn gì, người bệnh nên biết cả những thực phẩm nên tránh. Những thực phẩm có thể khiến các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này gia tăng như: 

  • Thực phẩm chứa nhiều cafein bởi chúng có thể kích thích tiêu hóa, khiến tình trạng tiêu chảy thêm nặng nề hơn. 
  • Đồ ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ khó tiêu, gây áp lực cho hệ tiêu hóa vốn đang không khỏe mạnh.
  • Thực phẩm cay nóng khó tiêu và có thể làm tăng triệu chứng khó chịu trong dạ dày.
  • Đồ ăn và thức uống nhiều đường sẽ khiến tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng.
  • Các loại sữa có thành phần lactose có thể khiến tiêu chảy nặng hơn. Nếu muốn uống sữa để bổ sung dinh dưỡng, bạn nên lựa chọn dòng sữa “free lactose”.

Hy vọng, với những thông tin trên đây bạn đã biết viêm dạ dày ruột nên ăn gì. Nguyên tắc ăn uống chung dành cho bệnh nhân viêm dạ dày ruột là ăn chín uống sôi, ăn đồ ăn mềm và loãng, nên chia nhỏ bữa ăn và không nên ăn quá no vào một bữa. Lựa chọn đúng loại thực phẩm phù hợp chắc chắn sẽ giúp bệnh nhân giảm triệu chứng khó chịu và nhanh lành bệnh. 

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)