Nhà thuốc Hưng Thịnh

Hiện nay, bệnh sán chó chủ yếu được điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc tiêm kết hợp với thuốc bôi giảm ngứa. Vậy khi nào thì biết mình bị nhiễm sán chó và nên dùng thuốc trị sán chó nào hiệu quả nhanh, an toàn? bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

Bệnh sán chó không dễ phát hiện, thậm chí không có triệu chứng nhiễm sán chó đặc trưng nên rất dễ nhầm sang các bệnh lý da liễu khác. Đó là lý do bạn không được chủ quan khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra cho cơ thể, đặc biệt là khi nhà bạn có nuôi chó, mèo, hoặc thường xuyên tiếp xúc với chúng. 

Bởi nếu không điều trị bệnh sán chó kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ cao bị viêm não, viêm màng não, viêm kết mạc, thậm chí là khiến người bệnh mất thị lực vĩnh viễn hoặc tử vong.

Triệu chứng của bệnh sán chó là gì?

Có nhiều con đường để giun sán chó có thể ký sinh vào cơ thể người. Những gia đình có nuôi chó trong nhà sẽ có nguy cơ cao nhiễm giun sán chó nếu vô tình tiếp xúc với chó nhiễm bệnh hay phân của chúng. 

Triệu chứng nhiễm sán chó là gì? Khi nào nên dùng thuốc trị sán chó? 1
Ngứa ngáy khắp cơ thể, mẩn đỏ và vết đỏ bất thường xuất hiện kèm theo ngứa.

Bên cạnh đó, khi ăn phải thực phẩm bẩn nhiễm trứng sán chó, thực phẩm không được rửa/nấu chín kỹ cũng có thể bị nhiễm sán chó mà không hề hay biết. Ngoài ra, những người thường xuyên tiếp xúc với phân chó, gia súc, heo hoặc cừu như người chăn nuôi, buôn bán gia súc, chó, mèo,… cũng dễ nhiễm bệnh sán chó hơn.

Vậy triệu chứng nhiễm sán chó là gì? Dưới đây là một số triệu chứng nhiễm sán chó bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Ngứa ngáy khắp cơ thể tại những vùng có giun sán chó ký sinh, mẩn đỏ và vết đỏ bất thường xuất hiện kèm theo ngứa, đặc biệt mức độ ngứa càng tăng vào ban đêm;

  • Giảm cân bất thường, liên tục do giun sán hút đi các chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể. Người bệnh bị mệt mỏi, choáng và suy nhược,…

  • Táo bón hay tiêu chảy không rõ nguyên nhân;

  • Trong phân xuất hiện các sợi chỉ trắng nhỏ;

  • Da và màu mắt nhợt nhạt…

Trứng giun sán chó khi vào cơ thể và phát triển thành nang sán xâm nhập vào máu kéo dài từ 5 – 6 tháng. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, số lượng giun sán chó càng nhiều trong cơ thể thì việc điều trị sẽ càng khó khăn hơn.

Khi nào nên uống thuốc trị giun sán chó?

Khi phát hiện cơ thể có một trong số các triệu chứng bị giun sán chó như đã nêu trên, bạn cần chủ động đến phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời.

Triệu chứng nhiễm sán chó là gì? Khi nào nên dùng thuốc trị sán chó? 2 Thông qua xét nghiệm sẽ biết được chính xác người bệnh có phải do bị nhiễm giun sán chó hay không.

Thông qua xét nghiệm sẽ biết được chính xác người bệnh có phải do bị nhiễm giun sán chó hay không. Nếu kết quả là đúng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị giun sán chó tùy theo mức độ và tình trạng của từng bệnh nhân.

Thuốc trị sán chó nào hiệu quả? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Như đã nói ở trên, sau khi đã có kết quả xác định chính xác một người đã bị nhiễm sán chó, tùy thuộc vào mức độ nhiễm của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc với liều lượng phù hợp. Điều quan trọng là bệnh nhân nhiễm sán chó cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không dùng đơn thuốc của người khác hay mua thuốc không theo đơn của bác sĩ.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị sán chó có chứa thành phần Niclosamide hoặc Praziquantel và chỉ định sử dụng với liều lượng phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được khuyến cáo dùng thuốc chống viêm để điều trị tình trạng viêm ở các cơ quan do ấu trùng sán gây ra (nếu có).

Thuốc Niclosamide

Niclosamide dạng viên hàm lượng 500mg có công dụng ngăn cản sự chuyển hóa năng lượng ở các phân tử mang năng lượng, ức chế sự thu nạp glucose của sán. Kết quả là sán sẽ chết, sau đó bị thải ra ngoài theo phân. Tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng mà bác sĩ sẽ kê liều dùng như sau:

  • Trẻ em 1 – 2 tuổi: Uống 1 viên; 

  • Trẻ em 2 – 6 tuổi (11 – 34 kg): Uống 2 viên; 

  • Người lớn: Uống 4 viên. 

Lưu ý, bệnh nhân nên uống thuốc bằng cách nhai và uống khi đói để phát huy hiệu quả tốt nhất của thuốc trị sán chó. Thuốc trị sán chó Niclosamide ít gây tác dụng phụ, tuy nhiên không loại trừ trường hợp người bệnh gặp cảm giác buồn nôn, nôn hay tiêu chảy, ban đỏ và ngứa,… Do đó, nếu cơ thể mẫn cảm với hoạt chất Niclosamide thì bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để được kê toa dùng thuốc khác. Đồng thời, trong thời gian dùng thuốc người bệnh cần kiêng uống rượu, bia.

Triệu chứng nhiễm sán chó là gì? Khi nào nên dùng thuốc trị sán chó? 3 Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị sán chó và chỉ định sử dụng với liều lượng phù hợp.

Thuốc Praziquantel

Thuốc trị sán chó Praziquantel viên nén 600mg có khả năng khiến sán bị mất Ca2+ nội bào, kết quả là có thể diệt được cả sán trưởng thành lẫn ấu trùng sán.

Người bệnh chỉ uống một liều duy nhất tùy thuộc vào cân nặng (25mg/kg cân nặng). Praziquantel là thuốc trị sán chó ít gây ra tác dụng phụ, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng bệnh nhân có thể bị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt buồn nôn,…

Lưu ý, phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ, người quá mẫn cảm với hoạt chất Praziquantel không được sử dụng thuốc này. Ngoài ra, với phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cần tránh không cho bé bú trong vòng 3 ngày sau khi dùng thuốc.

Như vậy, bài viết đã thông tin đến bạn các triệu chứng bị sán chó bạn có thể nhận diện bệnh cùng các loại thuốc trị sán chó thông thường sẽ được bác sĩ kê toa với liều lượng cụ thể tùy theo từng bệnh nhân. Lưu ý là khi dùng thuốc trị sán chó, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc tự mua thuốc về uống. Điều này không chỉ làm gián đoạn quá trình điều trị sán chó mà còn có thể gây ra những phản ứng phụ nguy hiểm khác.

Phúc Khang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)