Nhà thuốc Hưng Thịnh

Các bố mẹ có con sinh non thường lo lắng về sức khỏe của bé khác với trẻ bình thường. Họ còn e ngại và thắc mắc rằng: Trẻ sinh non khi nào đi tiêm phòng? Tiêm phòng là điều rất quan trọng giúp trẻ sinh non giảm nguy cơ mắc bệnh. Để tìm lời giải đáp cho vấn đề này, hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mặc dù trẻ sinh non có thể phát triển chậm hơn nhưng việc tiêm phòng cho bé nên được thực hiện đúng thời điểm. Tiêm phòng cho trẻ thiếu tháng giúp tăng kháng thể làm giảm khả năng mắc các bệnh nghiêm trọng. Vậy trẻ sinh non khi nào đi tiêm phòng?

Trẻ sinh non khi nào đi tiêm phòng? 1 Trẻ sinh non khi nào đi tiêm phòng?

Tại sao trẻ sinh non nên tiêm phòng?

So với trẻ sinh đủ tháng, trẻ sinh non kháng thể nhận được từ mẹ qua nhau thai sẽ ít hơn. Trẻ thiếu tháng không chỉ ít kháng thể hơn, mà các kháng thể còn hoạt động chậm hơn, trẻ phải dựa vào hệ thống miễn dịch của chính mình sớm hơn. Vì vậy, việc tiêm phòng cho trẻ sinh non là rất quan trọng để giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Trẻ sinh non khi nào đi tiêm phòng? 2 Tiêm phòng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ sinh non

Hơn nữa, thành tựu của vắc xin có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực sức khỏe, nó giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý có thể ảnh hưởng đến trẻ em. Dưới đây là vai trò của tiêm phòng cho trẻ sinh non vì:

  • Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh: Trẻ sinh non thường có cân nặng thấp hơn bình thường và sức đề kháng kém nên sẽ dễ các loại bệnh chẳng hạn như cảm cúm, bệnh phế cầu khuẩn. Tuy nhiên, tiêm phòng sẽ giúp bảo vệ trẻ, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đến mức thấp nhất.

  • Vắc xin tác dụng tốt ở trẻ sinh non: Mặc dù hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện, song theo các nghiên cứu cho thấy hầu hết các vắc xin đều hoạt động rất tốt kể cả với trẻ sinh non. Có thể thêm một số liều vắc xin giúp tăng cường, bảo vệ sức khỏe lâu dài đối với các em bé được sinh ra sớm hoặc cần sử dụng lồng ấp.

  • Tiêm phòng rất an toàn: Nếu bố mẹ cho trẻ đi tiêm phòng kịp thời, bé sẽ giảm nguy cơ gặp các tác dụng phụ của vắc xin so với trẻ sinh đủ tháng. Mặt khác, một số em bé vẫn còn trong lồng ấp được chích ngừa lần đầu tiên sau khi ra đời khoảng 2 tháng có khả năng xuất hiện tình trạng ngừng thở khi ngủ. Vì vậy, trẻ cần được theo dõi thường xuyên để tránh các tình huống tệ hơn có thể xảy ra. Mặc dù vậy, bạn không nên e ngại và cân nhắc tiêm phòng cho bé.

Trẻ sinh non khi nào đi tiêm phòng?

Theo quy định, trẻ em nên được tiêm phòng đúng theo niên đại, nghĩa là theo độ tuổi được tính từ ngày sinh. Trẻ sinh non có khả năng đáp ứng tốt với vắc xin tạo ra kháng thể cho các bệnh mà bé đã được chủng ngừa. Có những khuyến cáo đặc biệt cho trẻ sinh non khi nào đi tiêm phòng vắc-xin chống viêm gan B. Ngoài ra, đối với trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh, nên chủng ngừa virus RSV, Rotavirus.

Viêm gan B

Vắc xin tiêm phòng viêm gan B được tiêm ngay sau khi sinh. Ở trẻ sinh non và nặng dưới 2kg, vắc – xin kém hiệu quả hơn, do đó nên trì hoãn việc tiêm chủng cho đến khi trẻ được cân nặng 2kg hoặc được một tháng tuổi.

Trẻ sinh non khi nào đi tiêm phòng? 3 Vắc xin tiêm phòng viêm gan B được tiêm ngay sau khi sinh

Việc chích ngừa viêm gan B gồm 3 giai đoạn và liều đầu tiên thường được tiêm ngay sau khi sinh và sẽ chia thành 2 trường hợp:

  • Người mẹ bị nhiễm viêm gan B

Trong trường hợp người mẹ mang virus viêm gan B thì cần tiêm phòng cho trẻ sinh non ngay sau khi sinh để ngăn ngừa việc lây truyền. Tuy nhiên, vắc xin này không hoạt động tốt ở trẻ sơ sinh cân nặng nhỏ hơn 2kg. Vì vậy, bác sĩ có thể đợi cho đến khi bé đạt cân nặng 2kg hoặc 1 tháng tuổi.

Ngoài ra, Bộ Y tế Anh Quốc cũng đưa vào sử dụng vắc xin thụ động (kháng thể đặc hiệu chống lại virus – HBIG) cùng với vắc xin chống viêm gan B (HBV). Vắc xin chống viêm gan B (HBV) thực hiện ngay sau khi sinh sẽ không được tính vào chu kỳ tiêm phòng mà nên bắt đầu với chuỗi 3 lần tiêm khi bé đạt được trọng lượng quy định.

  • Người mẹ không bị nhiễm viêm gan B

Trong tình huống này, trẻ sinh non nên được tiêm chủng lần đầu tiên ngay trước khi xuất viện hoặc khi bé đạt được trọng lượng, thời gian quy định tùy thuộc vào điều kiện.

Trẻ sinh non khi trước 1 tháng tuổi hoặc đạt 2kg về trọng lượng có thể bắt đầu với chuỗi tiêm gồm 3 mũi khi chuẩn bị xuất viện miễn là sức khỏe của bé phát triển tốt cũng như cân nặng tăng đều.

Vắc xin thụ động RSV

Nguyên nhân phổ biến gây bệnh đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh là do siêu vi khuẩn RSV (virus hợp bào hô hấp). Nếu trẻ sinh non mắc các bệnh về tim và phổi nghiêm trọng, nguy cơ bị bệnh nặng cũng như các biến chứng phát triển nhanh hơn là do virus này gây ra.

Vắc xin ra đời nhằm giúp bảo vệ trẻ sinh non khỏi nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách cung cấp các kháng thể mà cơ thể trẻ chưa thể tạo ra. Ngoài ra, nếu bạn tiêm vắc xin thụ động cho bé mà không thúc đẩy hệ miễn dịch chủ động tạo ra các kháng thể thì nên tiêm các mũi nhắc lại khi đến thời kỳ virus có nguy cơ lan rộng.

Rotavirus

Rotavirus lây khi tiếp xúc với tay hoặc các bề mặt và vật thể bị nhiễm virus Rota. Ngoài ra, virus này cũng có thể lây qua đường hô hấp, lây ngoài cộng đồng hoặc lây chéo trong bệnh viện. Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ sinh non là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.

Việc uống rotavirus nên được thực hiện theo đúng lộ trình. Đối với những bé khỏe mạnh thì liều đầu tiên phải được thực hiện từ 6 – 14 tuần tuổi. Còn đối với trẻ sinh non khỏe mạnh từ 32 tuần tuổi trở lên thì nên được tiêm ngừa kịp thời, những bé sinh non trước thời điểm này có thể không được tiêm phòng đúng độ tuổi.

Trẻ sinh non khi nào không nên đi tiêm phòng?

Tiêm phòng giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ sinh non. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bé không nên tiêm phòng nếu gặp phải một trong các vấn đề sau:

  • Các biểu hiện dị ứng thuốc nghiêm trọng với những liều tiêm phòng trước đó.

  • Sốc phản vệ với kháng sinh (thuốc) trong vắc xin.

  • Nếu hệ miễn dịch của bé bị ức chế, trẻ sinh non có thể không nên tiêm phòng.

Trẻ sinh non khi nào đi tiêm phòng? 4 Không nên cho trẻ sinh non đi tiêm nếu trẻ bị dị ứng thuốc

Dù tiêm phòng rất an toàn nhưng vẫn có một số tác dụng phụ sẽ xuất hiện như:

  • Đỏ da.

  • Đau nhẹ.

  • Sưng tấy nhẹ.

Nếu bé có biểu hiện sốt nhẹ, bạn nên làm mát người cho trẻ bằng cách:

  • Giúp bé bổ sung nhiều nước và ăn cháo lỏng.

  • Giảm nhiệt độ cơ thể, không quấn nhiều chăn hay quần áo lên người bé.

Trẻ sinh non thường có cân nặng thấp và sức đề kháng kém hơn bình thường. Điều này cũng khiến cho các ông bố, bà mẹ đau đầu chẳng hạn như trẻ sinh non khi nào đi tiêm phòng. Qua bài viết trên, nhà thuốc Hưng Thịnh mong rằng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.

Ánh Vũ 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)