Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trễ kinh (hay chậm kinh) là biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ, là hiện tượng khi đến kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Trễ kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau ví dụ như có thai, vấn đề sinh lý, nghiêm trọng hơn là mắc phải các bệnh lý phụ khoa. Bởi vậy, chị em cần biết chính xác nguyên nhân gây trễ kinh, cũng như trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường để không phải quá lo lắng.

Khi nắm được chu kỳ kinh nguyệt của bản thân, chúng ta sẽ có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe của cơ thể. Để biết được chi tiết hơn về vấn đề trên, mời bạn đọc cùng Nhà Thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu và trả lời cho câu hỏi trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường nhé!

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là những thay đổi sinh lí diễn ra liên tục và lặp lại trong cơ thể phụ nữ dưới sự điều hành của hệ hormone sinh dục và thật sự vô cùng cần thiết cho sự sinh sản. Kinh nguyệt diễn ra từ lúc bắt đầu dậy thì đến cuối tuổi sinh sản. Đây là một hiện tượng vô cùng bình ở nữ giới.

Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? 1 Một chu kỳ kinh nguyệt ổn định sẽ quay lại trong 28 – 30 ngày

  • Một chu kỳ kinh nguyệt ổn định sẽ quay lại trong 28 – 30 ngày. Một số trường hợp ít hơn khoảng 21 ngày hoặc có thể nhiều hơn từ 30 – 35 ngày.

  • Chu kỳ sẽ kéo dài trong 3 – 5 ngày hoặc 2 – 7 ngày. Tuy nhiên, có một số người có độ dài chu kỳ từ 7 – 10 ngày nhưng lượng máu rất ít thì cũng không có vấn đề gì nghiêm trọng.

Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt là thay đổi bình thường và lặp đi lặp lại mỗi tháng. Thông thường, chu kỳ kinh diễn ra trong khoảng 28 – 32 ngày hoặc có thể chậm hơn 1, 2 ngày và điều này vẫn có thể coi là bình thường. Nếu diễn ra quá 35 ngày vẫn chưa có kinh nguyệt thì gọi là trễ kinh.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng, trễ kinh là một trong những nguyên nhân gây ra vô sinh ở nữ giới. Vì vậy, chị em nữ giới tuyệt đối không được chủ quan. Cần phải thăm khám sớm để được hỗ trợ, tránh để cho tình trạng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? 2 Trễ kinh là một trong những nguyên nhân gây ra vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới

Đối với những bạn nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nếu gặp phải tình trạng trễ kinh so với ngày hành kinh thông thường dưới 5 ngày thì vẫn có thể coi là bình thường. Bạn không cần quá lo lắng, sau lần hành kinh này nếu những chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo đều diễn ra bình thường thì không có gì đáng kể.

Nhưng nếu tình trạng trễ kinh kéo dài hơn 5 ngày thì bạn cần phải đặc biệt lưu ý. Có thể bạn đã gặp phải một số vấn đề về sức khỏe hoặc các bệnh lý phụ khoa. Để xác định chính xác nguyên nhân trễ kinh là do đâu, bạn cần tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ tìm ra nguyên nhân và chữa trị sớm.

Nguyên nhân trễ kinh

Các nguyên nhân gây ra tình trạng trễ kinh thường gặp phải như:

  • Có thai: Chậm kinh và trước đó bạn quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai thì đây chính là một dấu hiệu để nhận biết sớm nhất việc có thai. Để chính xác hơn, bạn có thể dùng que thử để xác định việc có thai.

  • Nạo phá thai và tác dụng phụ của một số loại thuốc tránh thai: Việc bạn từng nạo phá thai, cũng như tác dụng phụ của một số loại thuốc an thần, thuốc tránh thai… cũng dễ làm cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị ảnh hưởng dẫn đến việc chậm trễ kinh nguyệt.

  • Vận động quá mức: Những phụ nữ bị mất kinh phần lớn là những vũ công ba lê, người hay luyện tập thể hình, vận động viên chạy marathon và những vận động viên thể thao chuyên nghiệp khác.

  • Căng thẳng, stress: Vùng dưới đồi là vị trí liên quan tới quá trình tạo ra estrogen trong kỳ kinh nguyệt và nó bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hormone như adrenaline và cortisol – những hormone do tình trạng stress, căng thẳng gây ra. Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, stress, áp lực, tâm trạng buồn phiền kéo dài thì tình trạng kinh nguyệt của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng và có thể trễ kinh kéo dài.

  • Rối loạn tiết tố: Có thể nói, nếu nội tiết cân bằng thì kinh nguyệt chắc chắn sẽ đều đặn. Khi có bất thường nào đó khiến tuyến yên, vùng dưới đồi và buồng trứng hoạt động sai lệch, hệ nội tiết tố của bạn sẽ mất cân bằng khiến kinh nguyệt bị chậm.

  • Bệnh lý phụ khoa: Mắc phải một số bệnh lý phụ khoa như đa nang buồng trứng, viêm âm đạo, u xơ tử cung cũng có thể khiến kinh nguyệt bị trễ.

  • Thay đổi lịch làm việc và thói quen sinh hoạt: Việc thay đổi lịch làm việc, thói quen sinh hoạt một cách đột ngột sẽ làm cho nhịp sinh học bị phá vỡ. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến hiện tượng trễ kinh.

  • Chế độ ăn uống thiếu chất: Nếu ăn uống không đầy đủ, thiếu chất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nội tiết trong cơ thể, tiêu biểu là nội tiết tố. Qua đó làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến kinh nguyệt không đều, trễ kinh.

Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? 3 Căng thẳng, stress kéo dài có thể gây ra tình trạng trễ kinh

Cách khắc phục trễ kinh

Để khắc phục tình trạng trễ kinh cần phải xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng trễ kinh. Tùy vào từng mức độ, từng trường hợp cụ thể mà sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp.

  • Chú ý thay đổi lối sống, sinh hoạt phù hợp và lành mạnh. Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm tốt vào thực đơn ăn uống hàng ngày.

  • Cân bằng giữa công việc, thời gian nghỉ ngơi, tạo tâm lý thoải mái cho bản thân, luôn khiến bản thân vui vẻ để giúp nội tiết trong cơ thể mau chóng ổn định. Điều này sẽ giúp cho kinh nguyệt nhanh trở về trạng thái cân bằng.

  • Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý điều chỉnh thói quen tập luyện thể dục thể thao. Các bạn nên chọn cho mình những bài tập phù hợp, không nên quá sức sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? 4 Duy trì lối sống lành mạnh có thể khắc phục tình trạng trễ kinh

Trên đây là những chia sẻ của Nhà Thuốc Hưng Thịnh về nguyên nhân, cách khắc phục trễ kinh cũng như câu trả lời cho câu hỏi trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thêm kiến thức để chăm sóc và bảo vệ thật tốt sức khỏe của mình!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)