Nhà thuốc Hưng Thịnh

Giai đoạn 6 tháng tuổi là mốc thời gian quan trọng trong sự phát triển của bé về thể chất và tinh thần. Bé sẽ có nhiều biến chuyển rõ rệt qua từng ngày về các kỹ năng như vận động, giao tiếp và tương tác với thế giới xung quanh bé. Vậy trẻ 6 tháng biết làm gì? Điều cha mẹ cần biết giai đoạn 6 tháng tuổi là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu về chủ đề trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ bước sang tháng thứ 6 sẽ thể hiện nhiều thay đổi rõ rệt về mọi mặt của bé, điều đó hẳn làm nhiều bậc cha mẹ không khỏi bỡ ngỡ. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé. Vì vậy, cha mẹ cần chuẩn bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết giúp con phát triển khỏe mạnh trên hành trình khôn lớn. Vậy trẻ 6 tháng biết làm gì? Cha mẹ cần lưu ý những gì khi trẻ bước vào giai đoạn này?

Trẻ 6 tháng biết làm gì?

Mốc 6 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng với sự phát triển của bé. Lúc này, những thay đổi hành vi của bé sẽ thật sự rõ rệt.

Vận động thân mình linh hoạt

Khi nằm sấp, bé có thể đưa chân lên cao và lật ở mọi hướng. Đồng thời, bé có thể sử dụng bàn tay và đầu gối để chống thân mình, đung đưa ra phía trước hoặc sau. Bé cũng có thể áp sát bụng xuống mặt sàng, sử dụng tay và chân để bò về các hướng. Ngoài ra, bé có thể gập người ở tư thế sấp tạo thành tư thế nửa ngồi.

Khi đỡ tay bé ngồi dậy, bé có thể giữ thăng bằng bằng hông và lưng thẳng, đầu ngẩng và tự do hoạt động. Khi ngồi trên ghế, bé có thể giữ thăng bằng tốt và cầm đồ chơi. Nếu bị ngã, bé có thể từ từ tự ngồi dậy, tuy nhiên, thân người vẫn cần gập về phía trước và dùng hai tay chống đỡ thân mình.

Sử dụng bàn tay tốt

Khi trẻ bước sang giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể dùng ngón tay để làm nhiều động tác linh hoạt hơn. Bé có thể sử dụng ngón tay để cầm nắm đồ chơi, thức ăn và đung đưa qua lại. Bé có thể vươn người và lấy đồ ở gần mình. Khi cho ăn, bé có thể vừa uống vừa vươn tay cầm bình sữa. Ngoài ra, khi bị che mặt, trẻ sẽ tự dùng tay gạt ra.

Trẻ 6 tháng biết làm gì? Điều cha mẹ cần biết giai đoạn 6 tháng tuổi 1 Trẻ 6 tháng biết làm gì? Trẻ sử dụng bàn tay tốt

Tương tác với thế giới xung quanh

Mốc 6 tháng tuổi giúp bé hoàn thiện hơn về khả năng tương tác với bố mẹ, người thân và môi trường xung quanh bé. Khi người lớn lấy đồ chơi mà bé đang chơi hoặc lấy sữa khi bé muốn uống tiếp, bé có thể trườn người và vươn tay lấy, nhìn theo đồ chơi của mình. Nếu đồ chơi bị rơi xuống đất, bé sẽ vươn tay, cúi đầu xuống để tìm lấy.

Trò chơi xếp hình sẽ thể hiện rõ sự phát triển tương tác của bé. Khi đặt trước mặt bé ba khối đồ chơi xếp hình khác nhau, bé sẽ cầm lấy khối xếp hình đầu tiên mà mình muốn. Sau đó, bé sẽ vươn tay để lấy khối xếp hình thứ hai. Đồng thời, bé sẽ nhìn theo khối đồ chơi thứ ba mà bé để ý.

Hoàn thiện ngôn ngữ và giao tiếp

Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu phát âm những chữ đơn như ô, a, i… Với nhiều mức độ to, nhỏ và độ cao thấp khác nhau theo mỗi lần trẻ tập nói. Khi nói, bé cũng hoạt động tay nhiều hơn và phấn khích hơn. Đặc biệt, bé sẽ phản ứng thích thú với giọng nói của mẹ và người thân quen và chủ động giao lưu với người khác.

Bé cũng sẽ phản ứng không thích đối với người lạ. Qua ngữ điệu, người lớn đã có thể nhận ra cảm xúc của bé như nũng nịu, buồn hay vui vẻ. Khi có người gọi tên mình, bé có thể nhận biết và quay người lại. Khi người khác làm hành động bé không thích, bé sẽ dùng tay đẩy ra và biểu lộ sự không đồng ý và khó chịu.

Trẻ 6 tháng biết làm gì? Điều cha mẹ cần biết giai đoạn 6 tháng tuổi 2 Bé 6 tháng tuổi hoàn thiện khả năng phát âm

Điều cha mẹ cần lưu ý trong giai đoạn 6 tháng tuổi

Mỗi trẻ đều đi trên con đường phát triển riêng với tốc độ khác nhau. Tuy nhiên, có những mốc thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển mà ba mẹ cần chú ý.

Vận động thể chất ở trẻ 6 tháng tuổi

Trẻ bước qua mốc 6 tháng tuổi cũng là lúc có những thay đổi nhất định về mặt sinh lý và tinh thần. Nếu trẻ còn những dấu hiệu sau thì ba mẹ cần tìm tới sự tư vấn từ bác sĩ, bao gồm:

  • Phản xạ cổ tonic: Đây là phản xạ khi trẻ được đặt ở tư thế nằm ngửa rồi xoay đầu bé về một bên. Khi đó, tay và chân cùng hướng với bên đầu sẽ duỗi thẳng. Ở bên kia, tay và chân ngược hướng với đầu sẽ cong cong như thể trẻ đang cầm thanh kiếm.

  • Một số hành động trẻ không làm được: Trẻ vẫn cần người trợ giúp để ngồi dậy, trẻ không thể tự lật người, trẻ chỉ có thể vươn một tay còn tay kia thì nắm chặt.

  • Trẻ không đáp ứng, tương tác với người thân và môi trường xung quanh.

  • Trẻ không phát ra âm thanh gì.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ

Theo như khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bé nên bắt đầu ăn dặm ở thời điểm 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24. Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa đường ruột của trẻ đã phát triển gần hoàn thiện, có thể hấp thu thức ăn phức tạp hơn sữa mẹ. Đồng thời, bế vẫn duy trì bé sữa mẹ hoặc uống sữa công thức để bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào. Ngoài ra, bé có thể bắt đầu ăn các loại bột ngũ cốc 1 – 2 lần/ngày để bổ sung vitamin và khoáng chất.

Bé 6 tháng tuổi chưa cần bổ sung trái cây. Nếu ba mẹ muốn, có thể cho trẻ uống không quá 120 – 180ml/ngày. Nếu bé không thích, ba mẹ có thể pha loãng nước trái cây với nước. Tuy nhiên, chỉ nên cho bé uống nước trái cây làm tại nhà, tránh mua nước trái cây chế biến sẵn ngoài hàng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho hệ đường ruột của bé.

Trẻ 6 tháng biết làm gì? Điều cha mẹ cần biết giai đoạn 6 tháng tuổi 3 Ở 6 tháng tuổi, bé nên bắt đầu ăn dặm

Trên đây là bài viết của nhà thuốc Hưng Thịnh về câu hỏi “Trẻ 6 tháng biết làm gì”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này.

6 tháng tuổi là cột mốc quan trọng trên chặng đường khôn lớn của trẻ. Lúc này, trẻ bắt đầu học và phát triển kỹ năng về mọi mặt. Qua sự tương tác với người thân và môi trường xung quanh, trẻ sẽ học cách vận động thân thể và bàn tay, trẻ sẽ hoàn thiện hơn kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ. Đồng thời, bé sẽ tương tác và biểu lộ cảm xúc nhiều hơn với mọi người xung quanh. Trong giai đoạn này, ba mẹ cần chú ý tới bé để phát hiện điểm bất thường nếu có, từ đó nhận sự tư vấn từ bác sĩ và chuyên gia.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)