Nhà thuốc Hưng Thịnh

Đằng sau những nụ cười tưởng chừng như vui tươi ấy, đôi khi lại ẩn dấu một chứng bệnh mà ít ai biết đó là “Hội chứng trầm cảm cười”. Trầm cảm cười là bệnh lý ít gặp, đặc trưng bởi tình trạng che giấu nội tâm. Người bệnh giấu đi cảm xúc chân thật của bản thân và dựng lên thái độ sống vui vẻ lạc quan khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Hãy cùng nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu trầm cảm cười là gì và các nguyên nhân trầm cảm cười nhé!

Hội chứng trầm cảm cười là biểu hiện của rối loạn cảm xúc. Người bệnh che giấu nội tâm giằng xé, những mâu thuẫn và bi quan về tương lai đằng sau nụ cười, thái độ sống vui vẻ lạc quan, hạnh phúc. Vậy nguyên nhân trầm cảm cười là gì? Người mắc trầm cảm cười có biểu hiện như nào?

Trầm cảm cười là gì?

Hội chứng trầm cảm cười (Smiling Depression) là một loại rối loạn cảm xúc thường gặp ở những người bị rối loạn trầm cảm kéo dài, còn được gọi là trầm cảm không điển hình. Trầm cảm thường đặc trưng bởi sự chán nản quá mức, buồn bã, mất hoặc giảm hứng thú với những hoạt động xung quanh và luôn nhìn nhận mọi việc bằng cái nhìn bi quan.

Tuy nhiên ở người mắc trầm cảm cười họ sống bằng cách giấu đi những biểu hiện của trầm cảm ở bên trong, bày ra bên ngoài những vui tươi, hạnh phúc, làm cho mọi người xung quanh nghĩ rằng họ có cuộc sống hoàn hảo và vui vẻ, hài lòng với thực tại.

So với những trầm cảm thông thường, trầm cảm cười gây ra những hệ lụy nặng nề hơn đến người bệnh do những người xung quanh thường không nhận ra được sự khác lạ đằng sau vẻ hạnh phúc bên ngoài của họ, thậm chí một số người còn có xu hướng ngưỡng mộ cuộc sống hoàn hảo, tâm lý lạc quan vui tươi của người bệnh.

Trầm cảm cười khá phổ biến nhưng nó không được công nhận là một tình trạng của rối loạn tâm thần (DSM-5). Biểu hiện của bệnh lý này thường được chẩn đoán là rối loạn trầm cảm với những triệu chứng không điển hình. Hội chứng trầm cảm cười gây ra ảnh hưởng lớn đến người bệnh như việc học, nghề nghiệp, các mối quan hệ với xung quanh, thậm chí còn có tỷ lệ tự sát cao.

Trầm cảm cười là gì? Các nguyên nhân trầm cảm cười mà bạn nên biết 1 Hội chứng trầm cảm cười là gì?

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm cười

Trầm cảm cười là một nhánh của trầm cảm vì thế nó có đầy đủ những triệu chứng của trầm cảm như chán nản, buồn bã, mặc cảm, lòng tự trọng thấp, luôn thấy tội lỗi, bi quan… Người bệnh nhận thức rõ về những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nên đã cố gắng che dấu thông qua cảm xúc tích cực và nụ cười.

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính có gần 265 triệu người trên thế giới bị mắc bệnh trầm cảm. Những người mắc trầm cảm cười thường khó phát hiện hơn, đặc biệt phải quan sát kỹ thông qua những dấu hiệu, biểu hiện thường ngày, những thay đổi trong thói quen, thậm chí đột nhiên mất hứng thú với những thứ họ từng thích.

Một số dấu hiệu của người bệnh mắc chứng trầm cảm cười như:

  • Chán nản, buồn bã: Biểu hiện này thường kéo dài và không rõ nguyên nhân.

  • Bi quan, tuyệt vọng: Sự tội lỗi, tự trách, dằn vặt, cảm giác tuyệt vọng mất niềm tin luôn quanh quẩn trong tâm trí họ.

  • Giảm năng lượng, luôn cảm thấy mệt mỏi: Những bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm đều cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên bệnh nhân mắc trầm cảm cười luôn tỏ ra bản thân năng động, nhiệt huyết. Điều này làm họ bị rơi vào tình trạng suy nhược và mệt mỏi trầm trọng.

  • Thói quen ăn uống thay đổi: Trầm cảm cười làm thay đổi khẩu vị, thói quen ăn uống của bệnh nhân. Người bệnh thường chán ăn, ăn ít do khẩu vị giảm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nhân ăn nhiều quá mức và thay đổi thói quen ăn uống một cách đột ngột. Điều này làm cân nặng  của họ thay đổi thất thường.

  • Rối loạn giấc ngủ: Tương tự như thói quen ăn uống, người bệnh trầm cảm cười ngủ nhiều hơn bình thường hoặc đôi khi giấc ngủ chập chờn, khó vào giấc, mất ngủ. Hoặc có lúc họ không dám ngủ do sợ sẽ bị trừng phạt với những tội lỗi mình gây ra.

  • Không còn hứng thú với các hoạt động: Người bệnh cảm thấy không còn hứng thú với những hoạt động ở xung quanh, ngay cả khi đó là điều bản thân từng thích. Tuy nhiên, ở trước mặt người khác họ lại tỏ ra bản thân rất hứng thú và luôn tràn đầy năng lượng.

Trầm cảm cười là gì? Các nguyên nhân trầm cảm cười mà bạn nên biết 2 Mất ngủ thường xuyên là dấu hiệu của trầm cảm cười

Người mắc trầm cảm cười luôn nhận rõ tình trạng về bản thân nên thường cố che dấu cảm xúc của mình và thường tỏ ra với bên ngoài một số biểu hiện như:

  • Thường xuyên vui vẻ, tươi cười, sống lạc quan.

  • Thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể, nhiệt huyết.

  • Nhìn từ bên ngoài người bệnh có cuộc sống hoàn hảo và họ luôn tỏ ra lạc quan khiến mọi người xung quanh lầm tưởng điều đó là thật.

Nguyên nhân trầm cảm cười là gì?

Ở những căn bệnh trầm cảm, người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác và còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, một nguyên nhân chính được xác định là do sự thiếu hụt các chất dẫn truyền trên não bộ (chất serotonin). Ngoài ra còn nguyên nhân khác như yếu tố di truyền tâm lý xã hội, môi trường sống, gene…

Nguyên nhân thông thường

Trầm cảm cười có nguyên nhân tương tự như các rối loạn trầm cảm khác, một số nguyên nhân thường gặp gồm:

  • Do chấn thương thực thể ở não bộ (chấn thương não, viêm não, u não…).

  • Sang chấn tâm lý.

  • Não có dấu hiệu bất thường.

  • Di truyền: Tiền sử gia đình có người bị rối loạn sắc thái hoặc trầm cảm.

  • Lạm dụng chất gây nghiện.

  • Tính cách tự ti, nhạy cảm, sống khép kín, độc lập, hướng nội…

  • Sự rối loạn của các chất nội sinh trong não bộ.

  • Do tác dụng phụ của thuốc.

  • Do sự thay đổi hoạt động của một số loại hormone.

Trầm cảm cười là gì? Các nguyên nhân trầm cảm cười mà bạn nên biết 3 Tự ti, sống khép kín, hướng nội là nguyên nhân trầm cảm cười

Nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm cười

Các yếu tố thông thường trên có thể gây ra chứng rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên, sự thay về đổi cảm xúc và suy nghĩ thật bị bệnh nhân che dấu, người mắc trầm cảm cười thường cố gắng che đậy chúng thông qua vỏ bọc vui vẻ và hạnh phúc. Nguyên nhân khiến người mắc trầm cảm cười che đậy cảm xúc của mình là do:

Lo lắng bản thân tạo gánh nặng cho người khác

Người mắc chứng trầm cảm luôn tự ti, mặc cảm về bản thân và luôn cảm thấy mình đã phạm rất nhiều sai trái tội lỗi. Vì vậy, khi tự nhận thức được bản thân có các biểu hiện của bệnh trầm cảm, bệnh nhân thường cố che đậy chúng thay vì chia sẻ với người thân do họ lo sợ bản thân sẽ tạo gánh nặng cho gia đình.

Nguyên nhân này thường gặp ở những người bệnh có đời sống thấp, thường xuyên gặp phải tình trạng thiếu thốn về tài chính, phải làm mẹ đơn thân hoặc gia đình có người bị bệnh nặng…

Trầm cảm cười là gì? Các nguyên nhân trầm cảm cười mà bạn nên biết 4 Ở những bà mẹ đơn thân có tỷ lệ mắc trầm cảm cười cao

Tâm lý xấu hổ và sợ bị kỳ thị

Thực tế, các vấn đề về sức khỏe tâm thần không được quan tâm nhiều như các bệnh về thể chất. Thậm chí ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ, rối loạn tâm thần bị cho là do tính cách và bị soi xét, kỳ thị.

Do sợ ánh mắt của người khác cùng với tâm lý lo lắng bị kỳ thị, không ít bệnh nhân đã nỗ lực che đậy cảm xúc của bản thân bằng vỏ bọc hoàn hảo, lâu dần hình thành chứng trầm cảm cười.

Trường hợp này gặp ở những người sống trong hoàn cảnh dân trí thấp, thiếu hiểu biết hoặc người có địa vị quá cao trong xã hội, lo sợ bị những người xung quanh bàn tán tình trạng bệnh tình của bản thân.

Người bệnh chịu sự kỳ vọng lớn từ gia đình

Gia đình kỳ vọng lớn vào bản thân khiến bệnh nhân cố che giấu sự chán nản, buồn bã và tuyệt vọng. Bệnh nhân luôn tỏ ra lạc quan, vui vẻ và nỗ lực làm việc để tạo ra những thành tựu làm người thân vui lòng. Xét từ góc độ bên ngoài, bản thân người bệnh có một cuộc sống hoàn hảo, luôn nhận được những lời tán dương của mọi người xung quanh. Tuy nhiên, nội tâm họ luôn đầy sự giằng xé và nỗi buồn bã tột độ.

Trầm cảm cười là gì? Các nguyên nhân trầm cảm cười mà bạn nên biết 5 Sự kỳ vọng quá mức là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cười

Bệnh nhân có tính cách cầu toàn

Yếu tố được cho là làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng trầm cảm cười là tính cách cầu toàn. Người có tính cách này luôn theo đuổi sự hoàn hảo về mọi mặt như ngoại hình, sức khỏe, năng lực và các mối quan hệ. Người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường không chấp nhận bản thân có khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần, vậy nên họ luôn nỗ lực che đậy bằng nụ cười giả tạo, luôn năng động nhiệt huyết, sống tích cực.

Trầm cảm cười là gì? Các nguyên nhân trầm cảm cười mà bạn nên biết 6 Người có tính cầu toàn có xu hướng bị mắc trầm cảm cười

Người bệnh thường không chấp nhận bản thân bị trầm cảm

Phản ứng chung của rất nhiều bệnh nhân trầm cảm là không tin rằng bản thân bị bệnh. Do đó, một số người thường phủ nhận và bao biện rằng bản thân chỉ buồn chán trong một thời gian ngắn do phải đối mặt với tổn thương về tâm lý. Họ cho rằng tình trạng này của bản thân sẽ nhanh chóng được cải thiện nếu tâm trạng lạc quan, vui vẻ trở lại.

Đứng trước những suy nghĩ như vậy, bệnh nhân từ chối mọi can thiệp và lời khuyên của bác sĩ, cố gắng tỏ ra vui vẻ, lạc quan với mong muốn đẩy lùi các cảm xúc tiêu cực của bản thân. Bệnh nhân luôn tự lừa dối nhận thức của bản thân và cho rằng mình không gặp bất kỳ vấn đề gì về tâm thần. Tình trạng này thường xảy ra ở người có tính cách ngang bướng và cứng nhắc.

Bệnh nhân lo sợ bị lợi dụng

Những người mắc trầm cảm thường là do trải qua những sự kiện sang chấn tâm lý trong quá khứ. Do đó, họ luôn cảm thấy rằng sẽ bị lợi dụng bởi những người xung quanh, nên đã lựa chọn che dấu cảm xúc thông qua nụ cười, sự lạc quan thay vì bộ lộ cảm xúc và suy chân thật trước người khác.

Lo sợ đánh mất công việc và các mối quan hệ

Sự lo lắng quá độ là nguyên nhân của trầm cảm. Khi người bệnh mắc trầm cảm thường sợ mất việc và các mối quan hệ nên họ giấu đi căn bệnh trầm cảm của bản thân, từ đó trầm cảm thông thường biến thành hội chứng trầm cảm cười.

Người bệnh có quan niệm méo mó về hạnh phúc

Hạnh phúc là mục đích của sự sống. Tuy nhiên, một số thành phần có quan niệm không thực tế về hạnh phúc. Xuất phát từ những quan niệm méo mó, thay vì chọn một cuộc sống thật sự vui vẻ và hạnh phúc, không ít người lựa chọn che đậy những khiếm khuyết của mình bao gồm cả bệnh tật.

Khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu trầm cảm, người bệnh thường có xu hướng gạt bỏ và tự nỗ lực xây dựng bề ngoài hào nhoáng khiến nhiều người tỏ ra ngưỡng mộ trước cuộc sống hoàn hảo, tính cách lạc quan của họ.

Trầm cảm không đáng sợ, chính sự gạt bỏ và trốn tránh của người bệnh khiến nó bị biến chất, hình thành trầm cảm cười. Trầm cảm cười xây dựng cho họ vẻ bề ngoài hạnh phúc, sự lạc quan, vui tươi… nhưng người bệnh vẫn phải sống trong sự giằng xé, bị quan từ sâu trong nội tâm. Cuộc sống như vậy càng dễ khiến người bệnh mệt mỏi và lâm vào tình trạng sa sút về sức khỏe cũng như tâm thần.

Trên đây là những thông tin về chứng trầm cảm cười và nguyên nhân trầm cảm cười mà nhà thuốc Hưng Thịnh chia sẻ cho bạn. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)