Nhà thuốc Hưng Thịnh

Sử dụng thuốc bôi để điều trị bệnh Herpes môi chắc hẳn không còn xa lạ với nhiều người. Dưới đây là một số loại thuốc bôi Herpes môi được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Mời các bạn tham khảo.

Bị Herpes môi không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến người bệnh mặc cảm, tự ti rất nhiều. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra các loại thuốc bôi Herpes môi hiệu quả để sớm khắc phục tình trạng trên.

Bệnh Herpes môi nếu được điều trị đúng cách sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Triệu chứng khi mắc bệnh Herpes môi

Bệnh Herpes môi còn được gọi là mụn nước sốt (hoặc sốt vỉ), là những vết phồng rộp nhỏ thành từng đám trên môi và xung quanh miệng gây ra do virus Herpes simplex (HSV).

Khi có những triệu chứng dưới đây, có thể bạn đang mắc mụn rộp sinh dục môi:

  • Xuất hiện mụn nước nhỏ, mọc thành cụm và sưng đỏ trên da. Vị trí thường gặp là ở vùng niêm mạc môi trên hoặc môi dưới tiếp giáp với vùng da kề cận.
  • Khi các mụn nước bị vỡ làm tràn dịch ra gây ngứa ngáy và đau rát dữ dội.
  • Mỗi đợt bệnh thường kéo dài từ 1 đến 3 tuần, một năm tái phát 1 – 2 lần, thậm chí có khi lên đến 5 – 6 lần.
  • Bị sốt, đau họng.
  • Sưng hạch cổ.
  • Thường xuyên chảy nước dãi ở trẻ nhỏ.

Thuốc bôi Herpes môi nào tốt nhất hiện nay? 1 Khi bị mụn rộp sinh dục môi, cơ thể người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi

Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không?

Các biến chứng do Herpes môi có thể xảy ra nếu virus lây lan sang những bộ phận khác của cơ thể như:

  • Làm nhiễm trùng mắt và nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến giảm thị lực, viêm giác mạc và thậm chí là mù lòa.
  • Khi virus di chuyển đến hệ thần kinh trung ương, sẽ gây viêm màng não, thường gặp ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm.
  • Khiến vùng sinh dục bị loét hoặc sùi.

Các loại thuốc bôi Herpes môi hiệu quả

Herpes môi thường gây cảm giác ngứa rát, đau đớn cho bệnh nhân. Vì thế, việc dùng thuốc bôi sẽ giúp kiểm soát được cơn đau và đẩy nhanh quá trình tự làm lành tổn thương. Các loại thuốc bôi Herpes môi thường được khuyên dùng như:

Acyclovir 1%

Acyclovir là loại thuốc bôi được điều chế dưới dạng kem rất tiện khi sử dụng. Nó có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus, khắc phục các triệu chứng do bệnh gây ra. Ngoài ra, còn giúp hạn chế bệnh tái phát. Sau khi bôi thuốc, một vài người sẽ thấy hơi nóng rát ở vị trí vừa được bôi. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường cho thấy thuốc đang phát huy tác dụng rất tốt nên bạn không cần quá lo lắng.

Penciclovir

Cũng là loại kem bôi có tác dụng tương tự như Acyclovir 1% và được chỉ định với trường hợp bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên. Thuốc này nên dùng 2 lần trong ngày vào mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ. Phản ứng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc bôi mụn rộp sinh dục này là cảm giác hơi châm chích hoặc có hiện tượng da bong tróc, khô tại vị trí thoa thuốc.

Một số loại thuốc khác

Ngoài 2 loại kem bôi điển hình trên, bạn cũng có thể sử dụng Mangiferin 5% Cre.10g (Mangoherpin), Znsp Cell II, Castellani,… chúng cũng mang lại hiệu quả không hề thua kém.

Thuốc bôi Herpes môi nào tốt nhất hiện nay? 2 Nên sử dụng các loại thuốc bôi Herpes môi để điều trị bệnh

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi Herpes môi

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Nên bôi thuốc đúng liều lượng, thời gian theo chỉ định.
  • Có thể xảy ra một số hiện tượng như châm chích, bong tróc da, khô môi, thậm chí sưng đỏ,… Để khắc phục tình trạng này bạn nên giãn tuần suất sử dụng, uống thêm nhiều nước cho đến khi cơ thể thích ứng.
  • Tránh để thuốc dính vào niêm mạc hoặc âm đạo vì có thể gây kích ứng.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Khi có dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc bôi cần liên hệ với bác sĩ ngay.

Hướng dẫn phòng ngừa bệnh Herpes môi

Để đề phòng mụn rộp ở môi, bệnh nhân nên chú ý thực hiện các biện pháp như sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, thường xuyên luyện tập thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh các loại thức ăn có hàm lượng arginin cao như dừa, đậu nành, chocolate, cà rốt,…
  • Tránh để môi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu (đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều). Bạn có thể dùng son dưỡng môi và đeo khẩu trang giúp che chắn cho môi.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn tắm, ly uống nước, đồ trang sức, son môi, phấn trang điểm,… với người khác.
  • Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh giúp phòng tránh lây nhiễm Herpes môi nói riêng và các bệnh tình dục nói chung.

Thuốc bôi Herpes môi nào tốt nhất hiện nay? 3 Quan hệ tình dục an toàn là cách tốt nhất để phòng chống mụn rộp môi

  • Nên hạn chế một số hành động thân mật như ôm, hôn môi, nắm tay, tiếp xúc với các vết thương hở.
  • Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ trên hy vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức về các loại thuốc bôi Herpes môi cũng như sớm tìm ra sản phẩm phù hợp với mình.

Lan Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)