Nhà thuốc Hưng Thịnh

Suy dinh dưỡng marasmus là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng rất thường gặp ở trẻ em do cơ thể kém ăn, thiếu chất dinh dưỡng và năng lượng.

 

Suy dinh dưỡng marasmus nghiêm trọng ở trẻ em mà các mẹ cần biết 1Suy dinh dưỡng marasmus khiến cơ thể teo đét.

Suy dinh dưỡng marasmus là gì?

Suy dinh dưỡng marasmus hay còn gọi là suy dinh dưỡng thể teo đét, người bị suy dinh dưỡng thể này có cân nặng nhỏ hơn so với trẻ bình thường đến 60% cân nặng. Đây được xem là một trong những thể suy dinh dưỡng nặng phổ biến dẫn đến tình trạng gầy đét thường gặp ở trẻ em. Biểu hiện của chứng suy dinh dưỡng marasmus đó là cơ thể trẻ gầy ốm, thấp còi, hốc hác, da bọc xương, mông teo, bụng chướng, tứ chi khẳng khiu, vẻ mặt già nua do phần lớp mỡ dưới các vùng da ở má, bụng, tay chân đều bị mất đi.

Những nguyên nhân thường gặp gây nên chứng suy dinh dưỡng marasmus ở trẻ đó là khi trẻ còn nhỏ nhưng lại hoàn toàn không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ mà phải sớm uống bột loãng, sữa bò hay nước cháo loãng thay sữa mẹ. Chính vì điều đó mà trẻ bị thiếu hụt trầm trọng những dưỡng chất quan trọng như vitamin A, B1, B12, K, D, protein, glucid… Hoặc tình trạng trẻ được bú sữa mẹ nhưng bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, các mẹ không bổ sung vào thực đơn cho trẻ ăn thêm các loại trái cây, rau xanh, đạm, chất béo… khiến cơ thể trẻ bị thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất trầm trọng, cơ thể không có năng lượng dự trữ, ngày càng gầy trơ, hốc hác.

 

Suy dinh dưỡng marasmus nghiêm trọng ở trẻ em mà các mẹ cần biết 2Suy dinh dưỡng marasmus đó là cơ thể trẻ gầy ốm, hốc hác, kém ăn.

Ngoài ra có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác như do cơ thể trẻ vốn đang mắc bệnh tiêu chảy, sở, bị sốt cao mà phải ăn kiêng vì vậy khiến cho cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng nên ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, dẫn đến hậu quả tinh thần mệt mỏi, kém ăn, lâu ngày thành suy dinh dưỡng marasmus. Các cơ quan chức năng cũng bị suy giảm theo, nhưng vẫn nhẹ hơn một thể suy dinh dưỡng thể nặng khác là thể phù.

Khi cơ thể thiếu hụt đạm, vitamin A, B1, B12, K… khiến tim bị đe dọa, gan có thể sẽ bị phình to hoặc như bình thường, niêm mạc ở đường ruột bị tổn thương, chức năng tiêu hóa bị rối loạn, tinh thần mệt mỏi, kém vận động, chán ăn, đi phân lỏng, tanh sống… nhưng theo lâm sàng vẫn biến chứng nhẹ hơn thể phù rất nhiều.

Giải pháp khắc phục suy dinh dưỡng marasmus

Các bậc cha mẹ nên thường xuyên quan tâm, theo dõi và chăm sóc trẻ em nhiều hơn để bé có môi trường phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa suy dinh dưỡng marasmus có thể xảy ra. Các mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn thích hợp, tuân thủ 4 quy tắc lựa chọn dinh dưỡng hàng ngày để giúp trẻ phòng tránh và phục hồi suy dinh dưỡng marasmus một cách nhanh chóng.

Tăng cường cho trẻ ăn bổ sung đa dạng các món ăn bổ dưỡng để kịp thời cung cấp đầy đủ dưỡng chất cũng như lựa chọn món ăn hợp khẩu vị, kích thích bé ăn ngon miệng để không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Các mẹ có thể thường xuyên dẫn bé đến các trung tâm y tế khám bệnh định kỳ để bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ. Điều đặc biệt quan trọng là mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tiêu chuẩn khoa học và độ tuổi để cung cấp dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày cho trẻ.

Suy dinh dưỡng marasmus nghiêm trọng ở trẻ em mà các mẹ cần biết 3Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với tiêu chuẩn khoa học và độ tuổi để cung cấp dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày cho trẻ.

Suy dinh dưỡng marasmus là căn bệnh không thể chủ quan. Hãy cố gắng xây dựng khẩu phần ăn dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh, không mắc bệnh suy dinh dưỡng marasmus.

Thủy Nguyễn

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)