Nhà thuốc Hưng Thịnh
Rận mu là loại côn trùng sống ký sinh ở hệ thống lông, tóc của con người. Ngoài môi trường sống lý tưởng là vùng lông mu, rận còn có thể sinh sôi ở vùng mi mắt. Vậy rận mu mi mắt có chữa được không?
Người bệnh khi có triệu chứng ngứa ngáy liên tục ở vùng mi mắt thì không nên chủ quan. Đây có thể là triệu chứng của bệnh rận mu mi mắt. Tuy nhiên nhiều người thường lầm tưởng với một số căn bệnh thông thường khác nên chậm trễ trong việc điều trị. Bài viết dưới đây, nhà thuốc Hưng Thịnh sẽ chia sẻ về những dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh rận mu mi mắt để bạn có thể chủ động phòng tránh hiệu quả.
Rận mu sống được bao lâu trên cơ thể?
Rận mu là một loại côn trùng chủ yếu sống ký sinh ở vùng lông mu rậm rạp trên cơ thể người, chuyên hút máu để sinh sản. Ngoài tên rận mu, chúng còn có các tên khác như rận cua, chấy cua, rận bẹn. Loại rận mu này có sức sống mạnh mẽ và sinh sản mạnh.
Tuổi thọ trung bình của một con rận mu là sống khoảng từ 4 đến 6 tuần. Rận mu có kích thước từ 1,3 – 2mm, chúng có màu trắng và có khả năng đổi màu giống với da người. Chân của rận mu có nhiều móng vuốt và bám chắc vào các sợi lông.
Khi rơi ra khỏi cơ thể con người, rận mu vẫn còn có thể sống từ 1 – 2 ngày
Dấu hiệu nhận biết rận mu sống trên mi mắt
Một số biểu hiện mà người bệnh nên lưu ý như:
- Những nơi có rận mu thì người vị trí đó sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu. Người bệnh thường phải ngãi mạnh hay chà sát để giảm tình trạng ngứa.
- Vùng da có rận sẽ xuất hiện nhiều nốt đỏ, có thể bị nhiễm trùng, mưng mủ. Bởi khi hút máu nước bọt của rận mu sẽ gây kích ứng cho làn da. Triệu chứng ngứa ngáy thường xuất hiện từ 1 – 2 tuần sau khi nhiễm bệnh.
- Người bệnh gặp tình trạng cơ thể bị sốt nhẹ, có thể bị sốt cao, nổi sưng hạch, nhức mỏi cơ.
- Rận mu khi ký sinh ở vùng lông, nhất là rận mu mi mắt có thể gây ra tình trạng viêm kết mạc, mụn rộp hay viêm giác mạc…
Bệnh rận mu mi mắt có lây từ người sang người không?
Rận mu thường trú ngụ ở những nơi có nhiều lông trên cơ thể như lông mi, lông mày, vùng nách, da đầu… nhưng thường gặp là tại vùng kín của cả nam và nữ. Bệnh rận mu có thể lây từ người sang người thông qua một số con đường sau:
- Tiếp xúc thân mật, quan hệ tình dục với người bị bệnh rận mu.
- Dùng chung quần áo, đồ lót, khăn tắm, chăn, màn, giường, chiếu với người mắc bệnh.
- Nếu rận mu được tìm thấy ở trẻ em thì đây chính là dấu hiệu của tình trạng xâm hại tình dục.
Rận mu lây từ người sang người thông qua nhiều con đường khác nhau
Các phương pháp điều trị bệnh rận mu mi mắt
Để điều trị rận mu mi mắt, nếu như lông mi còn có một số rận và trứng rận thì bạn có thể loại bỏ chúng bằng móng tay hoặc sử dụng pince nhỏ gắp trứng ra khỏi lông mi, hay trực tiếp cắt lông mi. Nếu cần điều trị bổ sung, người bệnh nên sử dụng cẩn thận thuốc mỡ kháng sinh và kháng viêm vào mí mắt từ 2 – 4 lần/ngày trong vòng 10 ngày. Không nên sử dụng chất dưỡng ẩm thông thường vì sẽ có thể gây kích ứng mắt.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên rửa khu vực bị nhiễm trùng và thấm khô bằng khăn mềm. Bằng cách thấm kỹ lông mi và các khu vực bị nhiễm trùng khác bằng thuốc đặc trị. Để thuốc trên mi trong thời gian được khuyến cáo theo như hướng dẫn. Sau khi hết thời gian khuyến cáo, loại bỏ thuốc theo hướng dẫn, cần cẩn thận đối với một số thuốc không kê đơn. Hiện nay, có một số thuốc kê đơn như:
- Malathion là một loạt lotion bôi ngoài da.
- Ivermectin là thuốc dạng uống.
- Lindane dạng bôi bên ngoài da.
Người bệnh khi dùng thuốc cần theo hướng dẫn của bác sĩ
Khi sử dụng các thuốc này này cần phải tham khảo ý kiến và dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi điều trị, hầu hết trứng vẫn có thể bám vào các lông mi bạn có thể loại bỏ bằng móng tay hoặc dùng nhíp.
Người bệnh nên mặc đồ lót và quần áo sạch sau khi điều trị. Để tiêu diệt được hết bất kỳ rận hoặc trứng rận còn sót lại trên quần áo, khăn tắm hoặc ga giường, bạn nên đem chúng đi giặt máy và làm khô trong 2 – 3 ngày trước khi điều trị. Sử dụng nước nóng và chu trình sấy nóng để loại bỏ rận mu. Những đồ dùng không giặt được có thể đem đi giặt khô hay cất vào túi ni lông buộc kín trong vòng 2 tuần.
Mọi người không nên quan hệ tình dục với người đang bị bệnh trước và khi đang trong quá trình điều trị bệnh. Tốt nhất là cả hai nên đi thăm khám để được chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị khi phát hiện rận mu. Đồng thời ngăn ngừa sự lây nhiễm dai dẳng cũng như cho gia đình và mọi người xung quanh bạn.
Vì vậy, khi nhận thấy bản thân có bất kỳ triệu chứng nào của rận mu hay đang nghi ngờ nhiễm rận mu mi mắt thì người bệnh nên đi đến các cơ sở y tế, phòng khám uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thùy Dung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.